Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Vì sao thuế xe điện của Mỹ khó ngăn được ô tô Trung Quốc

Thái Sơn: Thứ bảy 27/07/2024, 09:12 (GMT+7)

Để bảo vệ ngành công nghiệp ô tô trong nước, chính phủ Mỹ mới đây áp dụng chính sách thuế lên tới 100% đối với xe điện Trung Quốc. Tuy nhiên theo các chuyên gia, hàng rào thuế quan này chỉ có thể làm chậm chứ khó ngăn được ‘cơn bão’ ô tô giá rẻ tới từ quốc gia tỷ dân.

Khoảng 40 năm trước ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc hầu như không tồn tại. Nhưng ngày nay, quốc gia này có năng lực sản xuất số lượng xe đủ dùng cho… một nửa thế giới.

Ông Michael Dunne, Giám đốc điều hành công ty tư vấn ô tô Dunne Insights cho biết: “Tôi thường gọi đùa họ là Godzilla vĩ đại. Thế giới chưa bao giờ chứng kiến một ngành công nghiệp ô tô có quy mô lớn đến như vậy”.

Theo các chuyên gia, Mỹ khó có thể ngăn cơn bão ô tô giá rẻ tới từ Trung Quốc - Ảnh minh họa AFP/Getty Images

Theo các chuyên gia, Mỹ khó có thể ngăn cơn bão ô tô giá rẻ tới từ Trung Quốc - Ảnh minh họa AFP/Getty Images

Theo thống kê, Trung Quốc có khả năng sản xuất số lượng ô tô lên tới 40 triệu chiếc mỗi năm, cao gấp 4 lần nước Mỹ, trong đó nhu cầu nội địa khoảng 25 triệu chiếc và 15 triệu dành cho xuất khẩu. Hiện Trung Quốc bán ô tô tới hơn 100 quốc gia và là một trong những nhà xuất khẩu xe lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, điều trớ trêu là tại Mỹ, một thị trường cực giàu tiềm năng, chưa có thương hiệu ô tô Trung Quốc nào thâm nhập thành công.

Được biết, năm 2023, người Mỹ mua hơn 100.000 ô tô do Trung Quốc sản xuất và gần 30.000 xe trong quý I năm 2024, nhưng không chiếc nào mang thương hiệu ô tô Trung Quốc. Dù các hãng như Buick, Lincoln của Mỹ hay Volvo của Thụy Điển đều đang sản xuất ô tô ở Trung Quốc và bán tại thị trường Mỹ.

Ông Michael Dunne nhận định: “Chúng ta đều biết, ô tô Trung Quốc đang có mặt ở hầu hết các thị trường toàn cầu ngoại trừ Mỹ và Canada. Do dư thừa năng lực sản xuất trong nước và thị trường nội địa đang diễn ra cuộc chiến khốc liệt về giá, nên bản thân các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc rất có động lực để thoát ra ngoài, đẩy sản phẩm của họ sang châu Âu và các nước khác trên thế giới”.

Việc các thương hiệu ô tô Trung Quốc vắng bóng tại Mỹ được cho là do Mỹ áp mức thuế quá cao. Dưới thời cựu Tổng thống Donal Trump, Mỹ áp dụng chính sách thuế lên tới 25% đối với ô tô  Trung Quốc. Cuối tháng 5 vừa qua, Chính quyền của Tổng thống Joe Biden quyết định tăng gấp 4 lần mức thuế này lên 100% đối với các loại xe điện Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tăng thuế lên mức cao ngất ngưởng chỉ là chính sách bảo hộ ngắn hạn, có thể trì hoãn, làm chậm sự thâm nhập của xe điện Trung Quốc chứ không thể ngăn cản hoàn toàn các nhà sản xuất nước này kinh doanh xe điện tại Mỹ.

Ông Michael WayLand, Chuyên gia giao thông từ đài CNBC cho rằng, đây là điều không thể tránh khỏi và vấn đề chỉ còn là thời gian: “Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ thâm nhập được thị trường Mỹ. Họ sẽ làm được điều đó bất kể chính phủ Mỹ có áp đặt mức thuế cao đến thế nào”.

Không những vậy, nhiều ý kiến cho rằng, mức thuế cao của Mỹ còn gây tác dụng ngược cho chính các nhà sản xuất ô tô nước này như General Motors hay Ford đang có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.

Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy các công ty Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa doanh nghiệp của mình, nhằm tìm cách phá vỡ quy tắc thương mại bằng hình thức đầu tư ra nước ngoài.

Ông Bill  Russo, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty tư vấn đầu tư Automobileity cho biết: “Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang xây dựng nhà máy ở khắp nơi trên thế giới như Mexico, Trung Đông, châu Âu hay châu Phi. Họ cũng đang nỗ lực khử carbon trong chuỗi cung ứng của mình”

Theo ông Russo, một thực tế khác mà các công ty Mỹ cần đối mặt là chất lượng của ô tô Trung Quốc những năm gần đây được cải thiện ngày càng tích cực: “Trung Quốc đã cực kỳ thành công trong việc phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên phần mềm và dịch vụ. Những doanh nghiệp trẻ nước này đang có kiến thức nền tảng rất tốt về thị trường và ứng dụng công nghệ”.

Xe điện trên đường tới châu Âu từ cảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - Ảnh Bloomberg

Xe điện trên đường tới châu Âu từ cảng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - Ảnh Bloomberg

Chia sẻ quan điểm trên ông Sam Fiorani, phó chủ tịch công ty nghiên cứu giải pháp AutoForecast chia sẻ: “Cách đây 15 năm các mẫu ô tô Trung Quốc hầu như không có tính cạnh tranh. Người dùng có thể dễ dàng nhận thấy chúng gặp vấn đề về chất lượng khi ngồi bên trong hay lái thử nghiệm. Nhưng hiện nay các mẫu xe Trung Quốc đã có chất lượng cao hơn rất nhiều”

Có thể thấy, chính phủ Mỹ đã nhận ra bài học đắt giá từ châu Âu, nơi ô tô Trung Quốc đang tràn ngập và chiếm lĩnh thị trường từ các loại xe hybrid đến thuần điện.

Tuy nhiên, việc thị trường Mỹ đang thiếu nghiêm trọng các loại ô tô giá bình dân khiến cho nỗ lực áp thuế của chính phủ có nguy cơ ‘sụp đổ’ trước sức hấp dẫn tới từ các loại xe điện giá rẻ Trung Quốc. 

Một giải pháp đang được các chuyên gia đề xuất đó là thay vì lập hàng rào, Mỹ có thể chào đón doanh nghiệp Trung Quốc nhưng cần dựa trên nguyên tắc cùng có lợi. Ông Michael Dunne, Giám đốc điều hành công ty tư vấn ô tô Dunne Insights nêu quan điểm: “Chúng ta có thể lấy chính cách làm của Trung Quốc cách đây hơn 30 năm. Đó là hoan nghênh họ vào thị trường Mỹ nhưng muốn bán hàng thì phải xây dựng nhà máy ở Mỹ. Và khi sản xuất họ phải thành lập liên doanh với một doanh nghiệp Mỹ, đồng thời để công ty này sở hữu một nửa số cổ phần. Ngoài ra họ cũng phải xuất khẩu xe ra các thị trường khác từ chính nước Mỹ”. 

Tại Việt Nam, mới đây, hãng ô tô điện Trung Quốc BYD vừa chính thức gia nhập thị trường với ba mẫu xe điện Dolphin, Atto 3 và Seal.

Trước đó, tập đoàn Geleximco và Thương hiệu xe Omoda & Jaecoo  của Trung Quốc đã ký hợp đồng liên doanh và hợp tác xây dựng nhà máy ô tô ở Thái Bình với công suất 200.000 xe mỗi năm.

Được biết, giai đoạn đầu tiên dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1/2026. Trong quá trình xây dựng nhà máy, Omoda & Jaecoo sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam bằng hình thức nhập khẩu xe nguyên chiếc, dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2024.  

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Hơn 1,7 triệu học sinh dự lễ khai giảng năm học mới

TP.HCM: Hơn 1,7 triệu học sinh dự lễ khai giảng năm học mới

Hôm nay (5/9), hơn 1,7 triệu học sinh tại TP.HCM từ bậc mầm non đến THPT đã đồng loạt đến trường, tham gia lễ khai giảng năm học mới 2024-2025, năm nay toàn thành phố tăng hơn 24.000 học sinh so với năm học trước.

Hiện tượng bạo hành như ở Mái ấm Hoa Hồng không phải là hiếm gặp?

Hiện tượng bạo hành như ở Mái ấm Hoa Hồng không phải là hiếm gặp?

Ngay trong ngày bảo mẫu Võ Thị Mỹ Linh bạo hành bé hơn 6 tháng tuổi bị tuyên án tù chung thân thì cũng là lúc hình ảnh ngược đãi, bạo hành trẻ từ Mái ấm Hoa Hồng trên đường Tô Ký, quận 12 tiếp tục được phơi bày, khiến dư luận càng thêm phẫn nộ, bức xúc.

Xúc động Lễ Khai giảng 'hát Quốc ca bằng tay'

Xúc động Lễ Khai giảng "hát Quốc ca bằng tay"

Quốc ca vang lên. Khối các học sinh bình thường bắt đầu cất tiếng hát. Nửa còn lại, những học sinh đặc biệt của trường cũng ngước mắt nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay và "hát" Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu.

5 lời nhắn đổi 1 cuốn sách cho trẻ em vùng cao

5 lời nhắn đổi 1 cuốn sách cho trẻ em vùng cao

Với trẻ em vùng cao, sách vở là con đường tuyệt diệu để các em khám phá tri thức và thế giới xung quanh.

Vành đai 2 trên cao và Đại lộ Thăng Long: Gọi là đường gì cho chuẩn?

Vành đai 2 trên cao và Đại lộ Thăng Long: Gọi là đường gì cho chuẩn?

Như VOV Giao thông đã thông tin, lâu nay, dư luận vẫn băn khoăn tên gọi, cấp đường của Đại lộ Thăng Long, Đường Vành đai 3 trên cao, Vành đai 2 trên cao, có được coi là cao tốc, hay đường đô thị?

Tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?”

Tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” mùa tựu trường?”

8 tháng đầu năm 2024, khu vực phía Nam ghi nhận hơn 2000 ca sốt phát ban nghi sởi. Trong đó, có hơn 800 ca dương tính với vi rút sởi và có 3 ca tử vong. Riêng tại TP.HCM, ghi nhận hơn 500 ca mắc, chiếm hơn 1/2 toàn khu vực.

Rạch Giá (Kiên Giang): Rác thải ngổn ngang bờ biển, công viên

Rạch Giá (Kiên Giang): Rác thải ngổn ngang bờ biển, công viên

Theo phản ánh của người dân, dọc hành lang bờ biển thành phố Rạch Giá, đoạn công viên bờ hồ Phú Cường đang trong tình trạng rác thải ngổn ngang, gây ô nhiễm và đặc biệt mất mỹ quan khi khu vực này là đô thị lấn biển với những tòa nhà sang trọng.