Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Gỡ 'điểm nghẽn' hạ tầng cho vận tải đường sắt liên vận

Phóng viên - 19/01/2022 | 16:02 (GTM + 7)

Ngành đường sắt cần có những cơ chế và giải pháp để có thể khắc phục những “điểm nghẽn” về hạ tầng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tổ chức thành công đoàn tàu container đầu tiên từ Việt Nam sang Bỉ hồi tháng 7/2021 có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành đường sắt, khi tiếp tục mở ra những tuyến mới trong chuỗi vận tải liên vận quốc tế sang các nước châu Âu.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp và giới chuyên gia, để nâng cao năng lực vận tải liên vận, ngành đường sắt cần có những cơ chế và giải pháp để có thể khắc phục những “điểm nghẽn” về hạ tầng.

Ngành đường sắt mở chuỗi vận tải liên vận quốc tế sang các nước châu Âu. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Ngành đường sắt mở chuỗi vận tải liên vận quốc tế sang các nước châu Âu. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Tiềm năng lớn trên tuyến vận tải đường sắt Á - Âu

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), tuyến đường sắt liên vận quốc tế Á - Âu kéo dài từ các ga đầu mối hàng hóa tại Hà Nội đến Lào Cai và tiếp tục nối dài qua Trung Quốc, Kazakhstan để sang Nga, Belarus và châu Âu. Đây có thể coi là một trong những tuyến giao thông cạnh tranh với vận tải đường biển để phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu giữa châu Á - châu Âu.

Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR nhìn nhận, với phương thức vận tải container tiên tiến, thời gian đi bằng đường sắt chỉ từ 18-20 ngày, trong khi đi bằng đường biển sẽ mất khoảng 40-45 ngày. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn của vận tải đường sắt, nhất là với các mặt hàng cần điều kiện bảo quản tốt, thời gian đưa hàng nhanh.

“Qua làm việc với các doanh nghiệp hàng hóa và logistics, hiện nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch chuyển đến 50% lượng hàng từ đường biển sang đường sắt hoặc mở rộng thị trường khai thác”, ông Vũ Anh Minh thông tin.

Còn theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tình trạng cước vận tải biển tăng cao và thiếu container rỗng đi đường biển thời gian gần đây càng khiến vận tải đường sắt có thêm lợi thế cạnh tranh. Do vậy, nhu cầu của tuyến đường sắt liên vận Á - Âu sẽ không chỉ dừng lại ở 15 đoàn tàu mỗi tuần như hiện nay.

TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia đường sắt cho hay, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, vận tải đường biển quốc tế đang đối mặt với thời kỳ khó khăn thì vận tải đường sắt đang là phương tiện vận chuyển đáng tin cậy để đưa hàng hóa từ Việt Nam sang châu Âu. Đường sắt có ưu thế bởi hệ thống kết nối với đường sắt liên vận quốc tế hiệu quả, các đoàn tàu đi đến ga đích đúng giờ, chi phí vận tải phù hợp, ít tác động đến môi trường.

Ông Trần Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt – Ratraco (thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) thông tin, hiện Ratraco đang khai thác trung bình 3 chuyến/tuần đi châu Âu. Trong năm 2022, dự kiến sẽ nâng tần suất lên 4 – 5 chuyến/tuần, thậm chí nếu có điều kiện sẽ thực hiện mỗi ngày 1 chuyến với nhiều điểm đến khác nhau tại châu Âu như Pháp, Italy…; đồng thời, phối hợp cùng các đối tác tổ chức khai thác các nguồn hàng từ châu Âu về lại Việt Nam.

Bên cạnh các chuyến tàu nguyên đoàn chuyên container, Ratraco đã bắt đầu đưa ra các sản phẩm tổ chức chạy tàu gom thẳng tới châu Âu nhưng không nguyên đoàn (dưới 23 container/chuyến). Tàu sẽ xuất phát từ ga Yên Viên – Việt Nam tùy theo đích đến ở châu Âu, các đoàn tàu container này sẽ được nối vào các đoàn tàu khác nhau tại các ga lập tàu Trung – Âu đi đến các điểm đích theo yêu cầu của khách hàng như Nga, Ba Lan, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Anh.

Ông Mai Lê Lợi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần VIMC Logistics cho biết, sẵn sàng hợp tác với ngành đường sắt để tạo thêm các tuyến vận tải mới, các sản phẩm vận tải liên vận quốc tế mới cung cấp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước thêm giải pháp vận tải tối ưu.

Theo ông Mai Lê Lợi, tiềm năng của tuyến vận tải đường sắt liên vận Á - Âu được đánh giá còn rất lớn, bởi kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu sau khi có Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu đến nay vẫn còn rất khiêm tốn.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng, vướng mắc của đường sắt hiện nay là hạ tầng kho bãi, bốc xếp chủ yếu là quy mô nhỏ, manh mún, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các khu ga hàng, kho bãi không đúng tiêu chuẩn, thiếu đồng bộ là những điểm nghẽn về hạ tầng, kìm hãm việc mở rộng thị trường.

Vận tải hàng hóa đường sắt đã hỗ trợ về doanh thu cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Vận tải hàng hóa đường sắt đã hỗ trợ về doanh thu cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Tập trung đầu tư cho hạ tầng

Theo ông Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng giám đốc VNR, hệ thống cơ sở hạ tầng đường sắt Việt Nam hiện tại đang xuống cấp nghiêm trọng; năng lực vận tải thông qua thấp do các hạn chế về nhà ga, bãi hàng, tải trọng cầu đường; không kết nối được với các loại hình phương tiện vận tải khác, đặc biệt là các cảng biển. Bên cạnh đó, cần có các chính sách đầu tư và đẩy mạnh việc kết nối đồng bộ hệ thống kỹ thuật đường sắt quốc tế.

Hiện tại, đường sắt Việt Nam kết nối với đường sắt Trung Quốc và thông qua Trung Quốc để vận chuyển đi các nước thứ 3. Ngoài ra, theo Hiệp định liên Chính phủ về mạng lưới đường sắt Xuyên Á mà Việt Nam tham gia năm 2006, hiện tại, đường sắt Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng để kết nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 – 2023, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt, đường sắt Việt Nam có kết nối với đường sắt Trung Quốc qua hai tuyến Đồng Đăng – Bằng Tường và Lào Cai – Sơn Yêu/Hà Khẩu Bắc. Hiện tại, mới chỉ có tuyến Đồng Đăng – Bằng Tường là kết nối thẳng còn tuyến Lào Cai – Sơn Yêu/Hà Khẩu Bắc chưa tổ chức được việc vận chuyển hàng hóa đi châu Âu vì khác nhau về khổ đường sắt cũng như còn một số hạn chế giới hạn về kỹ thuật.

Để giải quyết vấn đề này, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đơn vị đã đề xuất ưu tiên bố trí vốn cho dự án đấu nối chung khổ đường giữa hai ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc để tạo thuận lợi lập tàu liên vận quốc tế quá cảnh Trung Quốc đi châu Âu.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhận định, việc nâng cấp hạ tầng sẽ là yếu tố quyết định để đẩy mạnh hoạt động vận chuyển đường sắt, đặc biệt là tuyến vận tải liên vận Á – Âu. Với một số ga trọng điểm, có thể gom hàng, ví dụ đối với phía Nam là ga Sóng Thần, phía Bắc là ga Yên Viên hoặc Đông Anh…

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện năng lực vận tải liên vận quốc tế của ngành đường sắt khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, nếu được đồng bộ hóa khổ đường sắt tiêu chuẩn – khổ 1.435 mm (hiện nay đường sắt Việt Nam vẫn là đường sắt khổ 1.000 mm) thì sẽ tăng gấp đôi. Tuy số lượng chưa thể bằng đường bộ nhưng đường sắt vận tải khối lượng lớn và an toàn.

Để làm được vấn đề này, hệ thống logistics của ngành đường sắt phải phát triển đường kết nối, các trung tâm logistics... từ đó giải quyết vấn đề san hàng, chuyển tải một cách tối ưu./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //