Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng quên trữ ngọt khi hạn mặn gia tăng

Phóng viên - 27/12/2021 | 8:09 (GTM + 7)

Nhắc đến khu vực ĐBSCL nói riêng cũng như các tỉnh thành Nam Bộ nói chung, thời tiết trong năm được phân chia rõ rệt thành mùa khô và mùa mưa. Những năm gần đây, dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác, tình trạng xâm nhập mặn trong mùa kh

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Một chiếc xe đang bơm nước để chở nước đi bán ở Bến Tre. Ảnh: Báo Lao động

Quay ngược trở về mốc thời gian cách đây khoảng 5 năm, mùa khô năm 2015-2016 với tình trạng xâm nhập mặn nặng nề, kéo dài nhiều tháng liền đã khiến cho cuộc sống người dân miền Tây bị xáo trộn.

Những ao mương cạn nước, sủi phèn, những mảnh ruộng đất khô cằn nứt nẻ. Rồi đến mùa khô năm 2019-2020, tình hình cũng không khả quan hơn… Theo các báo cáo, đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương vùng ĐBSCL, mùa khô năm 2019-2020, tổng diện tích cây ăn trái trong vùng ĐBSCL có khả năng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn khoảng 130.000ha, chiếm tỷ lệ 39,1% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng.

Thời điểm đó, nước ngọt sinh hoạt còn thiếu, bà con cũng không biết lấy đâu ra nước mà tưới cho cây, ngoại trừ giải pháp mua nước ngọt với giá cho một mét khối là hơn cả trăm ngàn đồng, thậm chí chạm mốc 200.000 đồng/khối đối với những nơi khó vận chuyển.

'Gia đình có 4ha đất, đợt hạn mặn, gia đình bị ảnh hưởng hết 2ha, chết khoảng 60 – 70%'.

'Mặn thì tưới không được, nếu tưới vô thì sẽ bị rụng lá. Mình không tưới thì chết cây, bị héo. Tưới không được nước mặn thì phải mua nước ngọt, mua thì tốn tiền nhiều'.

Từ thực tế đó, việc trữ nước cho mùa khô trở thành yêu cầu cấp thiết của các địa phương ĐBSCL, đặc biệt là những tỉnh giáp biển. Với tinh thần chịu khó, người dân miền Tây luôn biết cách thích nghi với tình hình.

Có bà con kể vui rằng: mùa lũ thì người dân “chủ động sống chung với lũ”, tới mùa hạn mặn thì người dân cũng sẽ biết cách để “chủ động sống chung với hạn mặn”.

Ông Ngô Văn Mười - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre chia sẻ về sự chuẩn bị của người dân địa phương trong việc trữ nước ngọt cho mùa khô: Rút kinh nghiệm, bà con sản xuất cây giống đều chuẩn bị chủ động nguồn nước, dù ít dù nhiều, vừa là giếng vừa là đắp đập vừa trự bằng tất cả phương tiện để chuẩn bị cho mùa mặn.

Nổi tiếng với nghề trồng cây ăn trái, hoa kiểng cũng như nhiều hoạt động canh tác nông nghiệp khác, trong khi vị trí địa lý có 3 huyện giáp biển nên người dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiểu rõ tầm quan trọng của việc dự trữ nước ngọt, vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ tưới tiêu, sản xuất. Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm nay không quá gay gắt như các năm trước.

Tuy nhiên, theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến nay, phần lớn nông dân tỉnh Bến Tre đã chủ động được nguồn nước bằng cách thực hiện nhiều giải pháp ứng phó với hạn mặn.

Đánh giá về công tác trữ nước phục vụ sản xuất của người dân, ông Huỳnh Quang Đức - Phó giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: 'Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng một số vùng cây ăn trái như Chợ Lách, Châu Thành thì địa phương và người dân đã có những biện pháp rất cụ thể và mạnh mẽ trong việc tích trữ nước. Đây là 1 tín hiệu rất tốt.

Hoặc là những vùng ven biển như Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại, chúng tôi cũng nhận thấy rằng người dân hiện nay người ta cũng vừa kết hợp biện pháp trữ nước từ các công trình trữ nước của Nhà nước và đồng thời người ta cũng rất chú ý tới việc trữ nước của từng hộ gia đình. Chúng tôi cho rằng, đây là những yếu tốt rất tích cực trong việc phòng chống hạn mặn trong thời gian tới'.

Đắp đập, xây hồ chứa, làm hồ trải bạt, cân đối hệ thống mương dẫn nước trong các vườn cây ăn trái,… là những giải pháp mà mỗi gia đình có thể cân nhắc thực hiện để đảm bảo nguồn nước ngọt qua giai đoạn mùa khô.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mùa khô năm 2021, ÐBSCL được chủ động điều tra, khảo sát thăm dò, tìm kiếm và tổ chức khai thác hợp lý nguồn nước để cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.

Về lâu về dài, chắc chắn sẽ cần đến những giải pháp mang tính vĩ mô từ các cơ quan chức năng để người dân yên tâm hơn khi mùa khô đến.

Riêng với mùa khô năm nay, nếu cùng chung tay, chủ động có phương án phù hợp để trữ nước ngọt thì câu chuyện nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất chắc hẳn sẽ đỡ là áp lực cho mỗi gia đình, xóm ấp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //