Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự thảo trên tay: Giảm ai, ai giảm?

Phóng viên - 03/11/2020 | 8:38 (GTM + 7)

Sau 3 năm thực hiện Nghị định 108/2014, việc tinh giản biên chế chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, tổng biên chế cả nước không những không giảm mà có chiều hướng tăng. Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108 do Bộ Nội vụ soạn thảo được ch

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sửa đổi quy định về tinh giản biên chế, về hưu trước tuổi

Về mặt kết cấu, dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 108 về tinh giản biên chế gồm 3 điều, với các nội dung quy định về việc mở rộng đối tượng áp dụng, hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành.

Cụ thể, tại khoản 1, Điều 1, dự thảo Nghị định tăng từ 7 đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế lên thành 13 đối tượng, trong đó có cả những người là cán bộ, công chức được cử tham gia quản lý hoặc đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.

Chính sách về hưu trước tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 1 dự thảo Nghị định. Theo đó, lao động tối thiểu 57 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên sẽ được áp dụng chính sách về hưu trước tuổi.

Về chính sách thôi việc ngay, khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị định quy định, những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu 53 với nữ và 55 với nam và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi có thể áp dụng chính sách thôi việc ngay. Người bị thôi việc ngay được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng, được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác. Chẳng hạn, ông Nguyễn Văn A, 50 tuổi, có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội, khi bị thôi việc ngay, ông A sẽ được hưởng 15 tháng tiền lương hiện hưởng.

Dự thảo Nghị định đã được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố và ý kiến nhân dân. Hiện dự thảo đã được trình Chính phủ ban hành sau khi đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Đề xuất nhiều chính sách mới trong tinh giản biên chế

Liên quan đến những điểm nổi bật của dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108 về chính sách tinh giản biên chế, và những tác động xã hội nếu được thông qua, Bộ Nội vụ -  đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng dự thảo đã có văn bản trả lời VOVGT về một số nội dung liên quan.

Theo đó, dự thảo Nghị định có một số nội dung đáng chú ý sau: Về lý do đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 108, Bộ Nội vụ cho rằng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức năm 2019 và Bộ luật Lao động năm 2019 có một số quy định mới, do vậy cần sửa đổi Nghị định 108 cho phù hợp. Mặt khác, Bộ luật Lao động cũng điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, nên các chính sách khác về tinh giản biên chế cũng phải điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật.

Về đối tượng tinh giản biên chế: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 không còn quy định xếp loại chất lượng cán bộ, công chức theo mức hoàn thành nhiệm vụ, nhưng còn hạn chế về năng lực. Do vậy, dự thảo sửa đổi Nghị định lần này cũng cần điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với chính sách tinh giản biên chế, Dự thảo Nghị định sửa đổi độ tuổi, chính sách về hưu trước tuổi và tuổi tính trợ cấp hưởng chính sách về hưu trước tuổi; tuổi thực hiện chính sách thôi việc ngay; tuổi không thực hiện chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách.

Dự thảo Nghị định cũng sửa đổi hiệu lực thi hành của Nghị định số 108 đến hết năm 2030, tức là kéo dài thêm 10 năm so với Nghị định 108.

Sau 3 năm thực hiện Nghị định 108/2014 về tinh giản biên chế, việc tinh giản biên chế chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Ảnh: Người lao động

Liệu có còn tình trạng "siết chỗ nọ, phình chỗ kia”?

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108 nếu được ban hành có làm thay đổi kết quả tinh giản biên chế vốn “siết chỗ nọ, phình chỗ kia”? Phóng viên chương trình đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân, công đoàn về nội dung này.

PV: Thưa ông, lâu nay chúng ta thực hiện khá quyết liệt về việc tinh giản biên chế. Tuy nhiên, kết quả thực tế thì số lượng biên chế không những giảm mà lại tăng, đánh giá của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS.TS. Vũ Quang Thọ: Cách đây 5 năm ồn ào chuyện là tinh giản biên chế, chúng ta dự định tinh giảm thì có chỗ này, chỗ kia lại phình ra. Vì thế chúng ta chưa làm được. Có rậm rịch chỗ này, chỗ kia, có xem xét lại, thậm chí có một số bộ, ngành cũng đã tự nguyện tinh giản bộ máy quản lý của mình, nhưng chúng ta vẫn chưa làm được hoặc là làm chưa có kết quả lớn, đem lại hiệu lực to cho quản lý nhà nước. Vì thế, cho nên nhân dân vẫn chờ đợi, trong đó có tôi cũng đang chờ đợi việc này.

PV: Ông có cho rằng một phần nguyên nhân xuất phát từ các tiêu chí để tinh giản biên chế đặt ra tại Nghị định 108 chưa sát với thực tế?

PGS.TS. Vũ Quang Thọ: Có những vấn đề như thế, nhưng cái lớn nhất, tổng thể đó là chúng ta mới chỉ đánh động, lung lay một vấn đề mà chúng ta cho là quá lớn của quốc dân này, mà chúng ta lại không có những biện pháp quyết liệt. Tôi đã hình dung biện pháp quyết liệt để làm về tinh giản biên chế này, nó như chúng ta cầm con dao cắt vào tay, nó chảy máu ra là chúng ta thấy xót. Và chúng ta phải làm thì chúng ta mới đưa được ra biện pháp, không làm không được.

PV: Vậy theo ông dự thảo Nghị định sửa đổi một số điều của Nghị định 108 đặt ra lần này có thể giải quyết được những vướng mắc mà ông vừa nêu?

PGS.TS. Vũ Quang Thọ: Khi xem xét về quá trình đưa vào tổ chức thực hiện, tôi vẫn chưa thấy những biện pháp có tính quyết liệt, đòi hỏi những tổ chức chính trị phải có trách nhiệm là người đầu tiên, gương mẫu thực hiện trước. Tôi chưa thấy cái như thế này. Cho nên, điều này làm cho lòng tin của tôi vào đây chưa được toàn diện.

Tôi nghĩ rằng việc tinh giản bộ máy quản lý này phải là một cuộc vận động mạnh, đây là cuộc cách mạng của toàn hệ thống chúng ta, trong đó từng cán bộ, đảng viên sẽ là những người đầu tiên phải làm trước để gương mẫu. Sau đó mới đến các sở, ban, ngành, cơ quan cấp dưới.

Từ trước tới nay, chúng ta hô hào làm từ dưới lên, cái đó đúng, nhưng mới chỉ là một phần thôi, mà bây giờ cái quan trọng để giảm biên chế phải làm từ trên xuống, cấp cao phải chứng minh với cấp dưới rằng chính chúng tôi đã làm và làm quyết liệt, đã giảm được ngần này, bao nhiêu phần trăm này thì cấp thấp hơn sẽ thấy rằng cấp trên đã làm như thế mà mình không làm không được. Đấy là cái mà tôi cho là mấu chốt của biện pháp để tổ chức thực hiện.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông

Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, muốn tăng lương thì chúng ta phải tinh giản biên chế. Ảnh: Lao động

Các quy định mới nếu được thông qua sẽ tác động như thế nào đến kết quả tinh giản biên chế vốn ì ạch lâu nay? Phóng viên VOVGT phỏng vấn ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Bộ Nội vụ đang soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 108 về chính sách tinh giản biên chế. Ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo Nghị định này? 

Trước hết, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, muốn tăng lương thì chúng ta phải tinh giản biên chế. Còn nếu bộ máy cồng kềnh, biên chế vẫn còn rất lớn, khó nói đến chuyện nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Vì thế, cho nên tinh giản biên chế là một nhu cầu cấp thiết mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế lại dường như khó khăn.

PV: Việc tinh giản biên chế lâu nay chưa đạt được kết quả như mong muốn, theo ông phải chăng do Nghị định 108 trước đây chưa đặt ra được những giải pháp một cách mạnh mẽ?

Có nhiều nguyên nhân, nhưng tôi thấy nguyên nhân quan trọng đó là giảm ai và ai giảm. Giảm ai thì mình phải gắn với việc phân loại cán bộ, công chức. Phân loại để mình biết người đó có hoàn thành nhiệm vụ hay không để tinh giản. Thứ hai là Nghị định 108 trước đây cũng chưa thật sự thông thoáng, chưa thật sự tạo điều kiện về mặt chính sách cho những người được tinh giản biên chế. Nếu chúng ta có chính sách cởi mở hơn, thông thoáng hơn và đem lại quyền lợi cho người được tinh giản, hoặc có những chính sách để cho họ có thể tiếp tục công việc được mà họ không bị ảnh hưởng đến thu nhập thì tôi thấy Nghị định bổ sung một số điều của Nghị định 108 rất cần thiết, cấp thiết.

PV: Với những quy định đặt ra tại dự thảo sửa đổi Nghị định 108 lần này, ông có kỳ vọng vào việc tinh giản biên chế nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn?

Tôi tin như thế, nó có thể là một cú huých, tạo điều kiện cho người ta yên tâm, thậm chí người ta có thể tự nguyện để về trước thời hạn, nó thuận lợi cho cả người lao động và cả người sử dụng lao động.

PV: Theo ông, nếu dự thảo nghị định này được ban hành khi nó sẽ tác động như thế nào đến kết quả tinh giản biên chế cũng như tác động xã hội?

Tác động tốt biên chế thì được tinh giản, kéo theo là sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nếu làm quyết liệt không chỉ trong 1-2 bộ trong phạm vi cả nước, đến tất cả các tỉnh thành, huyện, xã, phường thì sẽ tinh giản được rất nhiều.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông

Sau 3 năm thực hiện Nghị định 108/2014 về tinh giản biên chế, việc tinh giản biên chế chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, tổng biên chế cả nước không những không giảm mà có chiều hướng tăng. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, nếu hết năm 2015, cả nước có 3,56 triệu biên chế thì đến ngày 1/2/2017 tăng lên hơn 3,57 triệu người (tăng hơn 10 nghìn biên chế).

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108 do Bộ Nội vụ soạn thảo, đang trình Chính phủ được cho là sẽ giúp khắc phục các bất cập đó.

Bạn có góp ý gì cho Dự thảo Nghị định này? Mời bạn chia sẻ qua hotline 02437.91919 hoặc qua fanpage VOV giao thông hoặc qua trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Tưởng tỉa cành, ai ngờ... cắt trụi

Trái ngược với vẻ xanh mát, rợp bóng cây, rực rỡ sắc hoa bằng lăng, hoa phượng ở một số con đường, tuyến phố của Hà Nội, tại một số ngõ rộng trên phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) những hàng cây lâu năm bị cắt trụi, chỉ còn lại thân chính và đến nay mới chỉ nẩy lưa thưa một số mầm cây.

// //