Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Du lịch đường thủy: Đã khai thác hết lợi thế tiềm năng?

Trọng Điển - Mai Ngọc - 30/12/2022 | 11:21 (GTM + 7)

TP.HCM có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển, bao gồm 101 tuyến, tổng chiều dài 913 km. Từ tài nguyên phong phú và đa dạng đó, đã hình thành các loại hình vận tải khách, kết hợp du lịch đường thủy. Tiềm năng là vậy, nhưng chưa khai thác được hết lợi thế sẵn có để phát triển...

Với lợi thế 04 tuyến sông chính là Sài Gòn, Đồng Nai, Lòng Tàu và Soài Rạp chảy qua tạo ra mạng lưới đường thủy liên kết nối với các tỉnh lân cận: Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và đặc biệt là ĐBSCL, TP.HCM vừa có thể khai thác giao thông vận tải đường thủy vừa có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch đường thủy nội địa còn khá mới mẻ này.

Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dòng kênh nổi tiếng của TP.HCM, có chiều dài 8,7km chảy qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận, quận 3, Bình Thạnh, quận 1 rồi đổ ra sông Sài Gòn. Tuyến du lịch nội đô trên dòng kênh này nằm trong nhóm các sản phẩm du lịch tầm ngắn được kỳ vọng sẽ thu hút du khách đến với TP.HCM, đặc biệt là khách quốc tế.

Sau 7 năm xoay sở với nhiều khó khăn và gần như không có lãi, ông Phan Xuân Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thuyền Nhiêu Lộc cho biết tour “Lãng mạn tiễn hoàng hôn”, “Vọng nguyệt” và “Du ngoạn Sử xanh” lần đầu tiên đã có tần suất khai thác lên đến 12 chuyến/ngày, trung bình mỗi chuyến 40 hành khách.

"Chúng tôi chính thức khai thác từ năm 2016, từ ngày mở cửa đến giờ, người Việt xuống đông, người nước ngoài cũng vậy, đi từ 3-4 tiếng đồng hồ. Đó là thế mạnh của đất Sài Gòn – Nam bộ này để thu hút khách, và tạo điều kiện cho du khách có thể lưu lại thành phố", ông Phan Xuân Anh nói.

Trong vòng 5 năm qua, lượng khách sử dụng sản phẩm du lịch đường thuỷ so với tổng lượng khách đến du lịch đến TP.HCM kể cả quốc tế lẫn nội địa đều chiếm tỷ lệ rất thấp, các sản phẩm dịch vụ đường thuỷ thiếu sự đa dạng (Ảnh: Thanh Niên)

Trong vòng 5 năm qua, lượng khách sử dụng sản phẩm du lịch đường thuỷ so với tổng lượng khách đến du lịch đến TP.HCM kể cả quốc tế lẫn nội địa đều chiếm tỷ lệ rất thấp, các sản phẩm dịch vụ đường thuỷ thiếu sự đa dạng (Ảnh: Thanh Niên)

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trưởng Phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên Du lịch, Sở Du lịch TP.HCM, đến nay, TP đã đưa vào khai thác 3 nhóm tuyến du lịch gồm Nhóm tuyến du lịch tầm ngắn (dưới 10 km); nhóm tuyến du lịch đường thuỷ tầm trung (từ 10-60km) và nhóm tuyến du lịch đường thuỷ tầm xa (lớn hơn 60km).

Tuy nhiên, trong vòng 5 năm qua, lượng khách sử dụng sản phẩm du lịch đường thuỷ so với tổng lượng khách đến du lịch đến TP.HCM kể cả quốc tế lẫn nội địa đều chiếm tỷ lệ rất thấp, các sản phẩm dịch vụ đường thuỷ thiếu sự đa dạng.

"Chưa có dịch vụ vui chơi giải trí trên mặt nước, như chèo thuyền, lướt ván và các dịch vụ khác, ngoại trừ các trung tâm thể thao, ví dụ như dịch vụ chèo sub trên sông rất được ưa chuộng, tuy nhiên hiện nay việc khai thác các sản phẩm nay cũng như các điều kiện của các doanh nghiệp khai thác để đảm an toàn về các quy định, quy chuẩn vẫn chưa nhiều", bà Nguyễn Thị Thanh Thảo cho biết.

Đồng quan điểm, PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT - Đại học Việt Đức phân tích, sông Sài Gòn uốn khúc qua trung tâm TP, đi qua nhiều địa điểm có tiềm năng khai thác dọc hai bên bờ sông cho mục đích giải trí, du lịch, khuyến khích vận động thể thao nhưng việc cải tạo cảnh quan để làm cho bờ sông trở nên hấp dẫn vẫn cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù chưa được chú trọng.

Theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn: "Phát triển vận tải hành khách đường thủy kết hợp du lịch là cái thứ mà chúng ta có thể ưu tiên luôn. Bởi vì du khách đến TP.HCM thì họ muốn có những cái trải nghiệm mới. Vậy thì mà đi tàu mà chỉ để đóng gió thôi thì họ chỉ đi một đoạn, họ chán là chán.

Nhưng mà nếu mà đi tàu đường thủy mà dọc con sông họ đến những cái điểm vui chơi, những cái di tích lịch sử, những cái làng nghề, những cái công trình kiến trúc rồi vào các cái, các làng ven sông hoặc là chợ nổi ven sông để mà thưởng thức những nét văn hóa, những đặc sắc văn hóa của Việt Nam thì nó mới mang tính hấp dẫn.

Có rất nhiều đền, chùa rồi các cái khách sạn mà mặt đối diện ra sông rất nhiều các cái điểm vui chơi giải trí thì cái đó ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chúng ta có tiềm năng nhưng mà chúng ta chưa chưa làm".

Là một trong những đơn vị đầu tư lớn trong ngành giao thông vận tải đường thuỷ, Công ty Công nghệ Xanh DP đã vận hành 9 tuyến giao thông vận tải từ đất liền ra đảo.

Tuy nhiên, ông Trần Song Hải, Giám đốc Công ty này cho rằng hiện có một số khó khăn trong việc phát triển giao thông vận tải đường thuỷ kết hợp với phát triển du lịch, ví dụ như tuyến nội đô có nhưng đoạn sông kênh rạch còn bị ô nhiễm bởi rác thải ảnh hưởng đến tổ chức chương trình du lịch trên sông như đoạn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ chảy qua các quận nội thành;

Khoảng cách từ trung tâm TP đến các điểm tham quan du lịch đi Củ Chi khá xa; tĩnh không của cầu đường sắt Bình Lợi còn thấp, một số cống chống ngập khi thiết kế chưa tính tới nhu cầu phát triển du lịch nên hạn chế sự lưu thông của tàu thuyền vào sâu trong luồng lạch đến các điểm du lịch.

Ngoài ra việc quá ít bến bãi, theo ông Trần Song Hải, cũng là một vấn đề thách thức: "Nếu như chúng ta có thể có giải pháp về bến bãi, về một mô hình tàu hợp lý thì chắc chắn chúng ta sẽ phát triển. Tôi không dám nói đến những điều xa xôi hơn. TP của chúng ta nằm trong top 10 TP du lịch nổi tiếng trong khu vực cho nên phải đi đầu tiên hết, từ cầu cảng, sân bay thì khách sẽ đến lâu hơn; bến tàu cũng phải làm thật văn minh, hiện đại thì mới có thể đưa đón khách được".

TP.HCM phấn đấu đến năm 2030 du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Thành phố (Ảnh: Thanh Niên)

TP.HCM phấn đấu đến năm 2030 du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Thành phố (Ảnh: Thanh Niên)

Trước những hạn chế trong phát triển du lịch đường thủy, ông Võ Việt Hoà - Giám đốc Khối Du lịch quốc tế, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist - kiến nghị, TP.HCM cần liên kết các tổ chức kinh doanh du lịch đường sông, đầu tư bến tàu, cầu tàu, cảnh quan, nhà vệ sinh, khu ăn uống, khu giải trí, mua sắm... dọc sông Sài Gòn và các kênh chính nội đô.

"Chúng tôi rất mong mỏi TP.HCM có quyết tâm, quyết liệt tạo điều kiện thông thoáng về pháp lý, chính sách thuế để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, khai thác du lịch đường sông; đẩy mạnh quảng bá tuyến du lịch đường sông thông qua trang web của ngành du lịch, vận tải và các ấn phẩm phát cho người dân.

Trước mắt chúng ta không làm một lượt mà theo thứ tự ưu tiên, ví dụ như bến Bạch Đằng, khu vực Bình Quới, Thanh Đa, kênh Nhiêu Lộc thì khi đó quảng bá du lịch có điều kiện phát triển mạnh và nhận được sự quan tâm của du khách", ông Võ Việt Hoà kiến nghị.

Theo báo cáo của Sở GTVT TP.HCM, dù có tài nguyên du lịch đường thuỷ lớn nhưng lượng khách sử dụng dịch vụ vận tải thuỷ trong 11 tháng năm 2022 mới đạt gần 34.000 khách trên tổng sản lượng vận tải 27,7 triệu lượt. Số lượng khách du lịch đường sông giảm dần trong 4 năm qua.

Một trong những khó khăn mà ông Bùi Hòa An – Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đưa ra là quỹ đất dùng để đầu tư xây dựng cảng, bến, dịch vụ hậu cần kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách, khách du lịch còn hạn chế; bên cạnh đó, chưa có cơ chế về giao, cho thuê đất để đầu tư xây dựng bến thuỷ nội địa phục vụ phát triển vận tải hành khách, du lịch.

Lợi thế, thế mạnh của đường thủy TP.HCM hiện nay chưa được phát huy một cách đúng mức, ở đây nó có nhiều cái tồn tại về hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho đường thủy gồm có bến, bãi, luồng tuyến, các điểm neo đậu, các dịch vụ trên bờ và kết nối với các loại hình giao thông khác để thuận lợi cho hành khách đi lại rồi các sản phẩm, các dịch vụ về du lịch thì cũng chưa mang tính thu hút thì đây là những cái hạn chế.

Trong năm 2022- 2023, ngành du lịch TP sẽ tập trung cải thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đường thuỷ hiện có như các tuyến đi Bình Quới; Tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Tuyến du lịch đi Củ Chi; Tuyến du lịch đi Cần Giờ;

Song song với đó sẽ xây dựng bộ thuyết minh chuẩn về tuyến du lịch đường thuỷ với mục đích cung cấp thêm các dữ liệu về lịch sử, văn hoá, nét đặc trưng về các hệ thống sông, kênh, rạch gắn với các tuyến du lịch đường thuỷ trên địa bàn.

Bà Thanh Thảo, Trưởng Phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên Du lịch, Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ thêm những mục tiêu lớn trong giai đoạn 2023 – 2024: "Mục tiêu thứ nhất là phấn đấu để có thể khai thác tất cả các tuyến trên sông Sài Gòn. Thứ hai là liên kết giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận để khai thác các sản phẩm du lịch đường thuỷ và đẩy mạnh khai thác các tuyến du lịch nội đô.

Mục tiêu thứ ba là cố gắng phấn đấu đạt 500.000 lượt khách/năm và tăng trưởng 10% lượt khách/năm, doanh thu của sản phẩm du lịch đường thuỷ đạt 300 tỷ đồng/năm và tăng trưởng 10% mỗi năm tiếp theo".

TP.HCM phấn đấu đến năm 2030 du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Thành phố.

Du lịch đường thủy ở TP.HCM nhiều năm qua đã bắt đầu khai thác nhưng còn sơ khai và chưa chuyên nghiệp, đồng bộ (Ảnh: VNF)

Du lịch đường thủy ở TP.HCM nhiều năm qua đã bắt đầu khai thác nhưng còn sơ khai và chưa chuyên nghiệp, đồng bộ (Ảnh: VNF)

Nhiều tiềm năng nhưng chậm phát triển

TP.HCM được thiên nhiên ban tặng nhiều dòng sông uốn lượn,con rạch quanh co, ôm ấp. Đây phải được gọi là báu vật cần khai thác.

Bạn cứ thử một lần bước xuống những con thuyền hoặc ở một điểm nào đó để ngắm dòng sông Sài Gòn, sông Soài Rạp mới cảm nhận rõ điều này. Sông nước mênh mông, thấp thoáng bờ bên kia là những tòa nhà cao lừng lững; gió trên sông thổi mát rượi.

Ra khỏi ngoại thành là mảng xanh ngút ngàn ở 2 bên bờ, cho con người cảm giác thỏa mái và thư giãn vô cùng. Giúp xua đi cái ngột ngạt vì đô thị cả chục triệu dân, người và xe cộ luôn chen lấn. Dọc các bờ sông còn là các di tích lịch sử, làng nghề đang âm thầm tỏa các giá trị lặng lẽ vì rất ít được biết đến.

Du lịch đường thủy ở TP.HCM nhiều năm qua đã bắt đầu khai thác nhưng còn sơ khai và chưa chuyên nghiệp, đồng bộ. Du khách đi trên sông cũng chỉ để ngắm thỏa thích rồi lên bờ. Đi một lần rồi không muốn quay lại nữa; đây là điều đáng tiếc.

Thành phố đã tổ chức nhiều lần hội thảo, tọa đàm về chủ đề làm gì và làm như thế nào để phát triển du lịch đường thủy nhưng sự chuyển biến chẳng là bao.

Vì doanh nghiệp muốn làm du thuyền, thêm các trò chơi trên sông nước để hấp dẫn du khách phải vượt qua một rừng thủ tục giấy tờ, nhiêu khê. Đó là chưa kể hệ thống bến thủy chưa được đầu tư và xây dựng kiên cố nên tàu bè, ca nô rất khó neo đậu.

Mặc dù ngành chức năng đã đưa vào quy hoạch nhưng đất đai thuộc quản lý của chính quyền quận, huyện nên các bên chưa tìm được tiếng nói thống nhất. Doanh nghiệp muốn đầu tư đồng bộ, bài bản làm bến thủy nội địa rất khó khăn khi xin phép.

Tiềm năng thế mạnh vẫn sẽ mãi ngủ yên hoặc chỉ nằm trên giấy nếu không xây dựng được cơ chế rõ ràng, minh bạch để thu hút các nguồn lực đầu tư (Ảnh: VnExpress)

Tiềm năng thế mạnh vẫn sẽ mãi ngủ yên hoặc chỉ nằm trên giấy nếu không xây dựng được cơ chế rõ ràng, minh bạch để thu hút các nguồn lực đầu tư (Ảnh: VnExpress)

Tình trạng bến thủy tự phát, hoạt động trái phép, mất an toàn mọc lên. Khiến cả đơn vị tổ chức tua tuyến và du khách đều không thấy yên tâm. Chưa kể sản phẩm du lịch đường thủy vẫn còn đơn điệu,chưa đủ sức lôi cuốn du khách gần xa.

Từ kinh nghiệm thành công của tuyến buýt đường sông Bạch Đằng, du lịch trên sông Thị Nghè và một số tuyến khác hiện nay, đòi hỏi thành phố phải có cái nhìn căn cơ,bài bản và chiến lược hơn về phát triển du lịch đường thủy.

Theo đó, hình thành ngay việc quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa hợp lý, rộng rãi để kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng. Ở các bên điểm thủy này tiếp tục kết nối với các di tích lịch sử, làng nghề; các lễ hội dân gian, các không gian văn hóa đặc sắc ở từng vừng đất, con người của thành phố để phục vụ khách tham quan, thưởng ngoạn.

Đồng thời cũng hình thành các dịch vụ, trò chơi, thể thao đặc trưng sông nước giúp du khách hào hứng tham gia vận động, không nhàm chán. Kết hợp việc du lịch đường thủy với mua sắm, dịch vụ ẩm thực đặc sắc đất phương Nam nắng gió, gây ấn tượng.

Tiềm năng thế mạnh vẫn sẽ mãi ngủ yên hoặc chỉ nằm trên giấy nếu không xây dựng được cơ chế rõ ràng, minh bạch để thu hút các nguồn lực đầu tư. Nhất là cải thiện chất lượng bộ máy công quyền thực sự phục vụ người dân và doanh nghiệp.

TP.HCM được đánh giá là năng động bậc nhất cả nước nên việc phát huy các giá trị sông nước mà thiên nhiên đã dành cho thành phố qua những dòng sông, con rạch là rất cần thiết; cần bắt tay vào làm ngay không chần chừ. 

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //