Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dự án sân bay quốc tế Long Thành: Đừng kéo dài điệp khúc lùi nữa lùi mãi!

Phóng viên - 07/01/2022 | 7:12 (GTM + 7)

Dù đã có những sự chuyển động đáng khích lệ song dự án giao thông trọng điểm quốc gia này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ và khó có thể về đích đúng hẹn.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Người dân sau khi nhận tiền bồi thường đang xây nhà ở tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn
Người dân sau khi nhận tiền bồi thường đang xây nhà ở tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Ảnh: Báo Giao thông

Sau một thời gian dài chờ đợi thì Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 này, gia đình ông Nguyễn Minh Thành (ngụ xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đã có thể hưởng được một mùa xuân trọn vẹn trong căn nhà 2 tầng mới được dựng lên tại khu tái định cư sân bay Long Thành.

"Ra đây xây được ngôi nhà, từ xưa tới giờ chưa xây được cái nhà lầu. Bây giờ có ngôi nhà khang trang thì rất mừng. Tôi mong muốn nhà nước tạo điều kiện cho người dân ra đây có việc làm, điều kiện ăn ở để cuộc sống thoải mái hơn", ông Thành cho biết.

Ông Thành và hàng ngàn hộ gia đình khác đã nhận được tiền đền bù cùng với diện tích đất tái định cư để ổn định nơi ở mới cũng như bàn giao mặt bằng để triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành.

Tuy vậy, đến thời điểm hết năm 2021, tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn còn 325 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án sân bay Long Thành chưa đồng ý nhận tiền đền bù với tổng diện tích hơn 114 ha; qua rà soát thì có 550 hộ chưa đủ điều kiện bố trí tái định cư, địa phương cũng đang hoàn chỉnh và xét duyệt tái định cư cho 2135 hộ.

Tính đến hết tháng 12 năm 2021, tỉnh Đồng Nai đã thu hồi hơn 4100/4946 hecta đất trong phạm vi triển khai sân bay (đạt khoảng 85%). Riêng với giai đoạn 1 của dự án, tỉnh Đồng Nai đã bàn giao cho chủ đầu tư hơn 1200 hecta trong tổng số 1810 hecta (đạt gần 71%), dự kiến trong quý 1/2022 tỉnh sẽ bàn giao hơn 525 hecta còn lại. Về tổng thể dự án, tỉnh Đồng Nai mới bàn giao được khoảng 1500 hecta trong tổng số 2500 hecta (chiếm gần 59%)

Như vậy, tiến độ của dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư sân bay quốc tế Long Thành đã không thể về đích vào ngày 31/12/2021 như Nghị quyết Quốc hội đề ra, việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn cũng như tiến độ chung của toàn dự án.

Về nội dung này, thay mặt UBND tỉnh Đồng Nai, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất Chính phủ cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2022 thay vì hết năm 2021 như kế hoạch trước đó.

Ông Cao Tiến Dũng nói:

"Vì tình hình dịch bệnh nên chưa kịp triển khai các công việc liên quan trong năm 2021. Đến hết tháng 1/2022 nguồn vốn bố trí cho dự án không thể tiếp tục giải ngân do hết hạn trong khi hồ sơ điều chỉnh dự án đang được thẩm định nên công tác chi trả bồi thường thi công các dự án thành phần phải tạm dừng. Do đó, tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chính phủ xem xét chấp thuận tạm ứng nguồn vốn đã bố trí cho dự án để tiếp tục thực hiện chi trả và thi công các dự án thành phần".

Dự án sân bay quốc tế Long Thành vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ và khó có thể về đích đúng hẹn. Ảnh: Pháp luật Tp.HCM

Về phía chủ đầu tư dự án, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã hoàn thành việc xây dựng tường rào và rà phá bom mìn trên diện tích khoảng 1285hecta được bàn giao.

Theo ông Vũ Thế Phiệt – Tổng Giám đốc ACV, đơn vị đang chuẩn bị các thủ tục chấm thầu cho hạng mục san nền với tổng khối lượng đất đá lên đến 56 triệu mét khối, dự kiến sẽ thi khởi công trước Tết Nguyên Đán.

Đối với hạng mục thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành, ông Vũ Thế Phiệt cho biết thêm:

"Hiện nay đã hoàn thành 3% thiết kế kỹ thuật, trong đó hạng mục móng cọc nhà ga đã hoàn chỉnh 100% và sẽ khởi công móng cọc trong tháng 3/2022, sau đó tiếp tục hoàn thiện triển khai các thiết kế kỹ thuật của phần còn lại, quyết tâm khởi công xây dựng phần thân nhà ga vào tháng 10/2022 để đáp ứng tiến độ đề ra".

Nhận định về tiến độ của dự án sân bay Long Thành, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác điều hành, quản lý dự án, chưa kể đến phong cách, lề lối làm việc có phần chậm chạp của một bộ phận cán bộ liên quan. Ông Nguyễn Văn Thể tỏ ra bức xúc:

"Tôi ví dụ việc bàn giao giải phóng mặt bằng của Đồng Nai là cần thiết nhưng không ảnh hưởng gì đến thiết kế, rừng cao su mênh mông chúng ta hoàn toàn có thể đi đo đạc cao trình, lập hồ sơ dự án, người dân không cản trở gì trong quá trình thiết kế…do đó phần khảo sát thiết kế giai đoạn vừa qua các anh làm còn chậm và không ảnh hưởng tới mặt bằng, cái này là do ý chí trong công tác điều hành.

Tôi đề nghị cần làm việc thêm để rút ngắn tiến độ một số hạng mục với tinh thần phải khẩn trương, không kéo dài lê thê. Chúng ta cần uyển chuyển nhất định nhưng phải quyết tâm rút ngắn lại, nếu chậm quá thì tôi sẽ xử lý cán bộ vì đây là dự án trọng điểm quốc gia, chúng ta phải tranh thủ từng ngày từng tháng".

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là một trong những dự án trọng điểm hiếm hoi được Quốc hội đưa ra Nghị quyết riêng. Không chỉ vậy, đây còn là dự án rất được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo tổ chức họp giao ban hàng tháng để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ chung của dự án. Tuy nhiên tại lần kiểm tra thực địa gần nhất, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vẫn chưa thể hài lòng vì sự phối hợp thiếu hiệu quả giữa các bên liên quan:

"Đây là một công trình cực kỳ có ý nghĩa với địa phương vì có hàng trăm ngàn tỷ đồng đổ vào đây từ vốn của ngân sách, vốn của trung ương, đây là công trình rất giá trị, là vinh dự, là động lực mới cho địa phương nhưng rất tiếc đến thời điểm này chưa có thiết bị, máy móc tại công trường, đây là điều đáng tiếc. Lẽ ra, hai bên phải song song với nhau, anh giải phóng mặt bằng cứ lập dự án giải phóng mặt bằng còn bên này cứ thiết kế, lập dự án đầu tư thì tới nay công trường đã rất đông rồi.

Có lẽ sự chuyển động về điều hành xây dựng, thiết kế thực sự bộ máy vẫn chưa quyết liệt, cần rút kinh nghiệm việc này vì sau này còn nhiều việc tương tự như vậy. Phải cố gắng giảm đi thật nhiều tiến độ, càng rút ngắn thời gian xây dựng thì càng tiết kiệm được nhiều tiền sau này".

Một khu vực thi công thuộc khu vực thực hiện dự án sân bay Long  Thành.
Một khu vực thi công thuộc khu vực thực hiện dự án sân bay Long  Thành. Ảnh: Dân trí

Một lần nữa dự án đầu tư xây dựng trước sân bay quốc tế Long Thành tiếp tục đối diện với nguy cơ về đích trễ hẹn so với mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Để viễn cảnh đó không xảy ra thì rất cần những cách làm mới, tư duy mới từ tất cả các bên liên quan, bởi không ai trong chúng ta muốn chứng kiến một kịch bản buồn cho một dự án tầm cỡ quốc gia. Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Đừng kéo dài điệp khúc lùi nữa lùi mãi!”.

Dù đã có một số chuyển biến tích cực hơn so với giai đoạn trước song những gì đã và đang diễn ra cho thấy vẫn còn quá xa so với kỳ vọng về một dự án mang tầm cỡ quốc gia như sân bay quốc tế Long Thành. Trong bối cảnh rất nhiều nguồn lực đầu tư công tập trung cho các dự án trọng điểm như một giải pháp thu hút trở lại các nguồn lực xã hội, góp phần vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch bệnh thì những gì đang diễn ra tại sân bay Long Thành đáng để gióng lên những hồi chuông báo động.

Không báo động sao được khi một dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của Quốc Hội, Chính phủ và hàng triệu người dân cả nước lại liên tục lặn ngụp trong những lý do “biết rồi khổ lắm nói mãi” như chậm giải ngân vốn, trì trệ trong quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong phối hợp xử lý các thủ tục hành chính, phê duyệt thiết kế, đấu thầu, thi công xây dựng dự án…

Từng được xem là “cứu cánh” để tháo gỡ các nút thắt cho dự án quan trọng này nhưng có vẻ như các vấn đề của chủ đầu tư dự án sân bay quốc tế Long Thành đang khiến cho mọi thứ chững lại.

Trên thực tế thì những bất cập trong mô hình tổ chức, quyền hạn và chức năng của các đơn vị trực thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại dự án sân bay Long Thành phần nào được bộc lộ thông qua sự thiếu phối hợp với đơn vị phụ trách chuyên môn là Bộ giao thông vận tải. B

ởi thực tế hiện nay, ACV lại trực thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước; trong khi xây dựng sân bay Long Thành lại do Bộ Giao thông Vận tải quản lý theo chuyên ngành. Do vậy, nếu các bên quản lý dự án với sự hình thành từ nhiều đơn vị khác nhau không thống nhất và ra được các quy chế làm việc thì sẽ còn trầm ê, kéo dài.

Dù lời hứa về thời hạn khởi công, thi công cũng như hoàn thành các dự án thành phần cũng như tổng thể dự án đã được các bên đưa ra, nhưng với tư duy và cách làm có phần “truyền thống, cũ kỹ” của một bộ phận nhân sự quản lý như hiện nay thì không có gì để đảm bảo cho sân bay Long Thành có giá trị hàng tỷ đô la có thể đi vào khai thác từ năm 2025.

Cần khẳng định rằng, dự án đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là dự án không được phép lùi và không lùi được nữa. Vì vậy nếu Quốc hội, Chính phủ và các cấp, các ngành không vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc thì chắc chắn sân bay Long Thành cũng như các dự án trọng điểm quốc gia khác sẽ còn tiếp tục kéo dài điệp khúc “lùi nữa, lùi mãi”; gây thiệt hại rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //