Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đòi nợ ”khủng bố” vô cớ, cần chế tài chặt chẽ

Trọng Điển - Nhất Hoàng - 28/10/2022 | 15:54 (GTM + 7)

Sau 1 thời gian tạm lắng, nhiều người lại liên tục bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” đòi nợ vô cớ. Thậm chí, các đối tượng còn dựng chuyện, xúc phạm nặng nề danh dự của nạn nhân trên mạng xã hội.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy các cơ quan chức năng cần phải có chế tài chặt chẽ, vào cuộc xử lý nghiêm các đối tượng này. Bởi nếu không xử lý thật nghiêm, tình trạng này sẽ còn tiếp diễn và gây nhiều bất ổn cho xã hội. 

Nhiều tin nhắn với nội dung đòi nợ mà nạn nhân liên tục nhận được từ các đối tượng

Nhiều tin nhắn với nội dung đòi nợ mà nạn nhân liên tục nhận được từ các đối tượng

Không vay nợ qua các app, cũng không quen biết người nào tên Hùng, nhưng mới đây, anh Sự (ngụ quận Bình Thạnh) bỗng dưng bị 1 nhân viên nam gọi điện thoại liên tục yêu cầu anh phải nhắc người bạn anh Hùng trả nợ cho bên vay.

Anh Sự khẳng định không có quen người bạn nào tên Hùng thì người nhân viên kia bắt đầu đe dọa sẽ gọi điện liên tục nếu anh Sự không trả nợ thay. Ngay sau đó, anh Sự đã đến cơ quan công an trình báo sự việc: “Nó vô lý quá, mình không ký hợp đồng, mà bây giờ mình phải trả nợ, nhắc nợ cho công ty tài chính. Mấy ngày nay gọi điện nhắc nợ, với lại bảo mình phải có trách nhiệm với anh Hùng nào đấy, thì mình không biết anh Hùng là anh nào cả”.

Đầu tháng 10/2022, anh Duyên (30 tuổi, ngụ TP. Thủ Đức) bỗng dưng nhận được cuộc gọi từ số máy lạ. Sau khi bắt máy thì đầu dây bên kia lập tức yêu cầu anh trả khoản nợ vay 10 triệu đồng, tính cả gốc lẫn lãi là 18 triệu. Dù anh Trí đã giải thích rất rõ ràng bản thân không vay nợ hay đứng ra bảo lãnh cho ai vay nợ nhưng đầu dây bên kia vẫn không buông tha và khủng bố liên tục.

Các đối tượng sau đó còn sử dụng công nghệ, cắt ghép hình ảnh với những nội dung thô tục, nhạy cảm… để đăng lên các trang mạng xã hội, làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của của anh Duyên… Thậm chí còn gửi tin nhắn “khủng bố” bạn bè, gia đình khiến anh lo lắng:

“Nó nói em vay là từ tháng 9/2021, trong khi tháng 9/2021 là em đang cách ly trong công ty. Nói vay 10 triệu, phải trả, xong nó nhắn tin hâm dọa các kiểu rồi nhắn tin cho bạn em ở dưới quê. Nó nhắn tin làm mất danh dự, uy tín của em. Nó đe dọa là nó nói tau sẽ nhắn tin cho gia đình, bạn bè, người thân rồi đá đổ chén cơm của em…”

Không vay hay thiếu nợ, nhưng chị Giang (nhân viên 1 công ty ở quận 5) liên tục bị số điện thoại lạ gọi điện, nhắn tin và tung hình ảnh vu khống, xúc phạm danh dự lên mạng xã hội.

Trao đổi với phóng viên, chị Giang cho biết, nguyên nhân xuất phát từ 1 nhân viên trong công ty có vay trên mạng theo hình thức vay tín chấp, nhưng chưa trả đúng hẹn.

Sau đó, những người tự xưng chủ nợ đã dùng nhiều số điện thoại gọi điện “khủng bố” liên tục ngày đêm. Chưa dừng lại, những "chủ nợ" này còn vu khống, xúc phạm nghiêm trọng danh dự gia đình và thậm chí dọa sẽ đăng hình ảnh của chị lên các “web đen”…

“Họ đe dọa là bạn của mày mượn tiền nhưng bây giờ tau không liên hệ được bạn của mày nữa thì mày phải bảo nó trả tiền cho tau, không là tau sẽ đăng hình của mày lên web đen, rồi này nọ...”

Đây chỉ là số ít trong hàng loạt người dân bị “khủng bố” đòi nợ. Không những thế, có nhiều người là giáo viên, cán bộ viên chức… trong thời gian qua cũng bị đòi nợ 1 cách vô lý và xúc phạm nghiêm trọng trên mạng xã hội; gây tâm lý hoang mang trong các nhà trường, phụ huynh, học sinh…

Hàng loạt số điện thoại gọi “khủng bố”

Hàng loạt số điện thoại gọi “khủng bố”

Theo luật sư Đỗ Trúc Lâm (Đoàn luật sư TP.HCM) hành vi chửi bới, nhắn tin xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác được thực hiện bằng mạng xã hội, mạng viễn thông thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15 của Chính phủ.

Trường hợp nhắn tin có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác gây hậu quả nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội "Vu khống", "Làm nhục người khác", "Đưa thông tin trái phép trên mạng Internet hoặc tội "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân", với mức phạt tù lên đến 2 năm.

Ngoài ra, luật sư Lâm cũng đề cập đến trách nhiệm của nhà mạng khi để sim rác tồn tại, khiến vấn nạn gọi điện thoại quấy rối, khủng bố tinh thần ngày càng phức tạp. Chính sự quản lý quá lỏng lẻo của các nhà mạng dẫn đến sim rác tràn lan.

Do đó, cơ quan nhà nước cần siết chặt hơn về việc quản lý thông tin thuê bao số điện thoại; kết hợp các ứng dụng công nghệ để xác minh thuê bao chính chủ.

“Một là nhận thức pháp luật cần phải nâng cao để tránh những hành vi vi phạm. Và cái thứ 2 là công tác đối với công nghệ thông tin, đối với mạng viễn thông. Cái thứ 3 nữa là công tác điều tra, xử lý khi nhận được đơn thư tố giác tội phạm của người dân. Khi thực hiện tốt 3 cái công đoạn này thì cái vấn đề tội phạm sẽ được kéo giảm", Luật sư Đỗ Trúc Lâm cho biết.

Đánh giá về vấn đề này, ông Từ Lương (Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM) cho hay trong thời gian vừa qua, tình trạng người dân thường xuyên nhận được cuộc điện thoại, tin nhắn, thông tin sai sự thật đã ảnh hưởng đến cuộc sống, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người dân. Ông Từ Lương khuyến cáo.

“Người dân có thể ghi âm lại cuộc gọi, lưu lại tin nhắn, lưu hình ảnh bị cắt ghép sai sự thật, để cung cấp cho Sở Thông tin Truyền thông và cơ quan công an nhằm làm cơ sở để xử lý và can thiệp. Tránh tâm lý e ngại, thỏa hiệp để cho qua và như vậy chúng ta đã vô hình chung tạo điều kiện cho các đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật…”

Rõ ràng, đòi nợ “khủng bố”, nhất là gọi điện “khủng bố”, hăm dọa...  những người không liên quan là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có chế tài chặt chẽ, vào cuộc xử lý nghiêm các đối tượng này.

Bởi nếu không xử lý thật nghiêm, tình trạng này sẽ còn lộng hành và gây nhiều bất ổn cho xã hội.

Các đối tượng còn đăng tải lên mạng xã hội để xúc phạm danh dự của nạn nhân

Các đối tượng còn đăng tải lên mạng xã hội để xúc phạm danh dự của nạn nhân

Nguy cơ bất ổn an ninh xã hội

Những ngày vừa qua, Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều ý kiến phản ánh của thính giả là nạn nhân của kiểu đòi nợ thuê, đòi nợ theo kiểu khủng bố.

Mọi người đều bày tỏ sự bức xúc, bất bình: Vì sao một hiện tượng gây nhức nhối và đe dọa đến cuộc sống yên bình của từng cá nhân vẫn ngang nhiên tồn tại, diễn ra một thời gian dài. Trong khi bản thân họ không hề vay mượn hay nhận nợ của ai. Thân nhân hoặc nhân viên  cũng không có khoản nợ nào.

Vậy nhưng, bất chấp các trả lời công khai và chứng minh rõ ràng, các đối tượng vẫn “dội bom” tin nhắn, trên mạng xã hội; gọi điện thoại xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thậm chí đe dọa tính mạng họ và gia đình.

Nhiều người đã phải gửi đơn khẩn cấp kêu cứu đến ngành chức năng như công an, thông tin và truyền thông; phải đổi cả số điện thoại; hủy toàn bộ các giao dịch, giao lưu trên mạng xã hội để tránh bị lợi dụng vu khống, bêu xấu.

Có người do không chịu được sức ép nên rơi vào trầm cảm, khủng hoảng; cảm thấy bế tắc vì hành vi vi phạm trắng trợn này.

Liên quan đến việc có cho tồn tại loại hình dịch vụ đòi nợ hay không?Mặc dù đã đưa ra nhiều lần bàn thảo nhưng đến thời điểm này pháp luật Việt Nam đều không cho phép hình thức đòi nợ thuê. Việc đòi nợ theo kiểu khủng bố, đòi nợ vu khống lại càng vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm.

Vấn đề ở đây là việc không xử lý nghiêm các hành vi này đã tạo cơ sở cho thói côn đồ này lộng hành bất chấp đạo lý, luật pháp.

Cũng phải nói rõ, đây chỉ là những công ty, đối tượng đòi nợ thuê; tức là phải được người cho nợ hoặc tổ chức cho vay thuê mướn đứng đằng sau thúc đẩy. Các đối tượng vì được chi trả phí thù lao hoặc ăn chia từ món nợ nên mới liều lĩnh thực hiện đến cùng các hành vi này đến cùng.

Tình trạng đòi nợ bằng gọi điện thoại, tin nhắn diễn ra còn có nguyên nhân từ sự buông lỏng quản lý của các nhà mạng khi để cho tình trạng sim rác, sim không chính chủ ngang nhiên được sử dụng mà không chịu bất cứ sự kiểm tra, giám sát và chế tài nào.

Một đối tượng có thể sử dụng nhiều số điện thoại và tài khoản khác nhau để khủng bố tinh thần người bị hại.

Đã đến lúc ngành chức năng phải điều tra, truy xét và đưa các cá nhân, tổ chức đòi nợ thuê này ra ánh sáng. Xử lý hình sự một số trường hợp để nâng cao tính hiệu lực và sự nghiêm minh của pháp luật đối với các trường hợp cố tình tấn công tổ chức và cá nhân.

Bên cạnh đó, nạn tín dụng đen, nạn cho vay nặng lãi với mức lãi “ cắt cổ” đang thực sự lộng hành, gây rất nhiều hệ lụy bất ổn cho từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

Hành vi này cần tiếp tục bị lên án và loại bỏ ở từng địa bàn, nơi làm việc. Người bị hại, bị đòi nợ theo kiểu khủng bố sẵn sàng tập hợp dữ liệu, chứng cứ để tố cáo đến cơ quan chức năng.

Người thân, hàng xóm láng giềng, bạn bè và kể cả dư luận xã hội cũng thể hiện sự bình tĩnh, sáng suốt nhận diện rõ chân tướng của sự việc; không vội vàng quy kết khi chưa hỏi rõ người bị đòi nợ. Cùng lên tiếng để đấu tranh với hành vi đòi nợ thuê; cũng như nạn cho vay nặng lãi.

Phía cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện các chế tài áp dụng các mức hình phạt thích đáng cho các hành vi này; có các công cụ, công nghệ để tâp hợp trấn áp các đối tượng này. Không để đòi nợ theo kiểu” khủng bố” lan rộng, có nguy cơ gây bất ổn an ninh xã hội.

Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

// //