Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Đột phá xây dựng thể chế, chính sách ngành GTVT: Cụ thể hóa, phân rõ trách nhiệm

Nguyễn Yên: Thứ năm 25/07/2024, 19:28 (GMT+7)

Như VOV Giao thông đã đề cập, những thành tựu vượt bậc của hệ thống hạ tầng giao thông từ nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay là kết quả từ sự chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt của Đảng, gắn với dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cùng với đó, nhờ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, các quy định pháp luật đã không ngừng được hoàn thiện, tạo nên những bước đột phá về thể chế, chính sách trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và quản lý vận tải.

Sáng 27/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội - Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với 388/450 tổng số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt 79,84%  (Ảnh: ANTV)

Sáng 27/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội - Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với 388/450 tổng số ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, đạt 79,84%  (Ảnh: ANTV)

Ngày 27/6 vừa qua, Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã được Quốc hội thông qua. Đây là những Dự luật được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về ba đột phá chiến lược, hiện thực hóa tư duy đổi mới, tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông.

Tiến sĩ Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc tách Luật Giao thông đường bộ trước kia thành Luật TTATGT đường bộ và Luật Đường bộ đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết của thực tiễn: “Việc tách 2 luật này và quy định chi tiết cụ thể hơn có tác dụng đi sâu vào từng vấn đề, từng lĩnh vực và sửa đổi, bổ sung những nội dung mới về khoa học, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao công tác quản lý và quy định trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo TTATGT. Những Luật này mang lại kỳ vọng sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý để phát triển hệ thống giao thông đường bộ đồng bộ, hợp lý hơn, đảm bảo tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông”.

Theo Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, “điểm nhấn” quan trọng của những Luật mới này là việc quy định rất rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong việc đảm bảo TTATGT đường bộ: “Việc tách Luật làm rõ ràng chức năng của hai ngành công an và giao thông để tập trung nâng cao chất lượng điều hành giao thông và nếu xảy ra vấn đề thì ngành đó phải chịu trách nhiệm. Nó phân tách và nâng cao trách nhiệm hai bên, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về phần việc của việc và phân tách hóa việc giải quyết các vấn đề phát sinh”.

Đối với lĩnh vực vận tải, ông Nguyễn Ngọc Đông, Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định, việc hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ là chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, nhưng có những bước tiến rất mạnh mẽ từ Đại hội XI đến nay: “Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp như Luật Giao thông đường bộ hay Luật Hàng không đang sửa đổi là một bước đột phá, là tiền đề cho công tác quản lý của hệ thống quản lý Nhà nước tốt hơn. Nó hướng tới quản lý theo thị trường và huy động được nhiều hơn các thành phần kinh tế tham gia, có hành lang pháp lý để người ta sẵn sàng tham gia”.

Ông Đặng Văn Chung, Nguyên phó vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đánh giá, giai đoạn từ đầu Đại hội XIII của Đảng đến nay, các chính sách, pháp luật về giao thông vận tải ngày càng phù hợp hơn, đáp ứng thực tiễn, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ: “Càng ngày thể chế chính sách càng chặt chẽ và được làm tốt hơn. Mặc dù số lượng phương tiện tăng lên, số km đường tăng lên nhưng số vụ tai nạn, số người chết, bị thương được kiềm chế. Đấy là một thành tựu đạt được. Một số chính sách không còn phù hợp đã được thay thế để “cởi trói”, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân”.

Ngày 14/10/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 19 về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trong đó đề ra nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng dự án Luật điều chỉnh nội dung về bảo đảm TTATGT đường bộ.

Văn kiện Ðại hội Đảng lần thứ XIII xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn; kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội.

Trước tình hình TTATGT vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội, ngày 25/5/2023, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 23 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, trong đó có nội dung: nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm giao thông.

TS Đào Huy Hoàng, Viện Khoa học công nghệ GTVT cho rằng, đây là một chỉ đạo rất trúng và kịp thời: “Cả hệ thống của Đảng đã vào cuộc cùng các cấp chính quyền và đoàn thể, có sự tăng cường lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra của các cấp Đảng, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về lĩnh vực đảm bảo bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trước đây chúng ta còn hình thức hóa nhưng giờ cho thấy sự vào cuộc sâu rộng. Các chỉ thị, nghị quyết đã nêu rõ các vấn đề tồn tại để hoàn thiện hệ thống pháp luật và phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao thông”.

CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực đối diện số nhà 123 Lê Duẩn - Ga Hà Nội

CSGT Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn tại khu vực đối diện số nhà 123 Lê Duẩn - Ga Hà Nội

Trước đó, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Đảng về đảm bảo TTATGT, cụ thể hóa Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Nghị định 100 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã quy định theo hướng, “cấm tiệt” bia rượu với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Liên tục từ 2020 đến nay, lực lượng chức năng đã xử lý rất mạnh vi phạm này, với tinh thần không vùng cấm, không ngoại lệ, không có cao điểm. Nhờ đó, TNGT liên quan đến bia rượu đã giảm rất sâu so với trước đó.

Vượt qua nhiều tranh luận, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa thông qua tiếp tục giữ vững quan điểm: nói “không” với bia rượu ở người lái xe, được đông đảo người dân nhiệt tình ủng hộ:

“Rất cần cấm triệt để nồng độ cồn để hình thành thói quen và sửa đổi các hoạt động trong lễ nghi của các cơ quan, đơn vị và trong đời sống”

“Mỗi người mỗi khác, có người chỉ sử dụng một lượng nhỏ rượu bia đã mất kiểm soát rồi do vậy cấm tuyệt đối”

“Siết chặt công tác để kiểm tra nồng độ cồn và xử lý vi phạm là một hình thức hợp lý. Mọi người cũng có ý thức là sau khi đã sử dụng rượu bia xong sẽ phải chờ thêm một thời gian mới có thể sử dụng lái xe hoặc là sử dụng các phương tiện giao thông".

Nhiều sinh mạng đã được cứu sống. Nhiều gia đình đã thoát khỏi nỗi đau tai nạn giao thông, nhờ lực lượng chức năng xử lý nghiêm vi phạm về TTATGT. Hàng loạt các nguy cơ mất an toàn sẽ được đẩy lùi với những quy định mới của Luật. Hoạt động vận tải được thúc đẩy mạnh hơn nhờ các cách tiếp cận và quản lý mới. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, những đổi thay ấn tượng này kể từ Đại hội XI, đặc biệt là từ Đại hội XIII ghi dấu ấn đậm nét vai trò lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng./.

 

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

TP.HCM: Ùn tắc nghiêm trọng từ bất cập trên cầu Phạm Văn Chí

Cây cầu hiện đang chắn 1 làn đường để tiến hành duy tu, sửa chữa tuy nhiên thời gian sửa chữa đang kéo dài quá thời hạn so với thời gian dự kiến thi công khiến khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào các khung giờ cao điểm.

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Giá rẻ, rủi ro cao: Cảnh báo từ thực tế mua sắm trên Temu

Những ngày qua, sàn thương mại điện tử Temu đã tạo nên một “làn sóng mới” trên thị trường Việt Nam với chiến lược giá rẻ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn ấy lại là những rủi ro không nhỏ mà người tiêu dùng phải đối mặt.

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch 2 bờ sông Hồng, làm sao để thích ứng với biến đổi khí hậu?

Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội xác định lấy sông Hồng là trục xanh, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông. Tuy nhiên, đợt mưa bão vừa qua, nhiều khu vực ven sông bị ngập, đời sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. 

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây… không chỉ có nước hồ

Hồ Tây, một địa điểm quen thuộc của người dân thủ đô, là nơi để vui chơi giải trí, tập thể dục và đi dạo… Thế nhưng, nhũng ngày gần đây, tình trạng cá chết tại khu vực hồ Tây đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ai đang 'nỗ lực' lấp sông Hồng?

Ai đang "nỗ lực" lấp sông Hồng?

Tình trạng đổ rác thải xuống sông Hồng, đặc biệt là rác thải xây dựng đã diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là ở các quận ven sông Hồng. Thậm chí, cả chính quyền địa phương cũng cho dựng bãi chứa rác tại khu vực bãi giữa sông để làm nơi tập kết, xả thải...

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

Đại học, liệu có phải là con đường lập nghiệp duy nhất?

“Thừa thầy thiếu thợ”, cung không đủ cầu… là thực tế thị trường lao động nước ta những năm gần đây.

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân 'kêu trời' vì mất nước liên tục

Hà Nội: Người dân xóm 4 Đồng Nhân "kêu trời" vì mất nước liên tục

Tối 30/10/2024, VOV Giao thông nhận được phản ánh của người dân xóm 4 Đồng Nhân, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội (khu liền kề 19 căn) về tình trạng mất nước kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.