Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đổ chất thải ra đường: Tuyên truyền, xử phạt nhiều nhưng vẫn vi phạm

Phóng viên - 18/07/2017 | 6:07 (GTM + 7)

VOVGT – Vi phạm đổ chất phế thải ra đường vẫn tràn lan, mặc dù được truyền thông tích cực tuyên truyền, đồng thời có biện pháp và công cụ xử lý đầy đủ…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Rác thải ngổn ngang, tràn lan ra mặt đường - Ảnh Báo Xây dựng

Không khó để tìm kiếm hình ảnh các xe chở rác thải xây dựng chạy trên đường phố Hà Nội. Nhiều xe thiếu các trang thiết bị che chắn hoặc che đậy sơ sài bằng vài tấm bạt rách khiến đường phố bị xả thải; không khí bụi mù và ô nhiễm.

Dù lực lượng chức năng đã rốt ráo vào cuộc mật phục, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải, xe tải chở phế thải, nguyên vật liệu xây dựng rơi vãi ra đường gây mất ATGT nhưng tình trạng này tới nay vẫn tiếp diễn. Hành vi vi phạm và hành động thiếu ý thức này đang gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và làm cản trở việc lưu thông.

Thời gian gần đây, nạn đổ trộm phế thải liên tiếp diễn ra tại một số địa bàn quận, huyện của Hà Nội. Mới đây nhất, trên cầu Nhật Tân từ đường Võ Chí Công sang huyện Đông Anh đã bị đổ đầy bùn đất khiến việc đi lại qua cầu gặp nhiều khó khăn. Theo phản ánh của người dân, số bùn đất này xuất hiện ngay từ sáng sớm ở giữa mặt cầu, gặp trời mưa nên nhão nhoét. Các phương tiện phải đi chậm để tránh trơn trượt, nhiều xe máy lấn sang làn đường dành cho ôtô. Được biết, vào buổi tối, hàng đoàn xe trọng tải lớn nối đuôi nhau chở bùn đất từ nội thành Hà Nội ra huyện Đông Anh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này.

Không chỉ xảy ra ở khu vực ngoại thành, nạn xả thải ra đường phố còn diễn ra ngay tại Thủ đô. Trên nhiều tuyến đường trung tâm Thành phố, người tham gia giao thông không hiếm lần gặp phải tình trạng vệt bùn đất, phế thải xây dựng… rơi vãi gây trượt ngã và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Ông Nguyễn Chí Công, cán bộ Quản lý đô thị Phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết về thực tế này: "Tại nhiều tuyến đường vắng hoặc khu vực có dự án chưa được triển khai, đất trống là khu vực bị nhiều đối tượng tranh thủ lợi dụng đổ trộm phế thải. Khi phát hiện được vi phạm, lực lượng chức năng đã yêu cầu thu dọn lại toàn bộ số chất thải bị đổ ra. Vấn đề này liên quan tới ý thức của người dân khi các đối tượng lợi dụng đêm khuya hoặc ngày nghỉ để thực hiện hành vi vi phạm, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm".

Ông Nguyễn Chí Công nói:

Từ việc thiếu ý thức trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm đường phố, tình trạng đổ trộm chất thải vật liệu xây dựng thời gian qua dường như gia tăng với những thủ đoạn tinh vi, táo bạo hơn rất nhiều. Khó khăn của lực lượng chức năng đó chính là các đối tượng thường chọn thời điểm hoạt động về đêm khuya hoặc rạng sáng, đường phố rất vắng vẻ, các đối tượng tranh thủ chớp nhoáng rồi bỏ trốn. Do tính chất hoạt động phức tạp của các đối tượng vi phạm, các phương tiện đều lấm lem bùn đất nên việc xác minh biển kiểm soát của xe để truy tận gốc vi phạm rất khó khăn. Vì vậy, việc xử lý vi phạm đổ trộm phế thải chỉ có hiệu quả khi bị lực lượng chức năng bắt quả tang.

Nhằm ngăn chặn hành vi đổ trộm rác, phế thải trên địa bàn, TP Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, phát hiện đồng thời nâng mức xử phạt vi phạm lên tới 15 triệu đồng/lần, tạm giữ phương tiện vi phạm. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, chỉ có cảnh sát môi trường và thanh tra giao thông - xây dựng, trong khi địa bàn rộng, hoạt động vi phạm thường diễn ra về đêm, cho nên việc phát hiện, xử lý còn rất hạn chế. Trong khi đó, ý thức của một bộ phận người dân còn chưa cao trong việc chấp hành quy định của thành phố. Một số đối tượng còn lợi dụng khó khăn về nơi đổ phế thải của người dân, của các công trình xây dựng lớn để trục lợi, bất chấp vi phạm các quy định vệ sinh môi trường.

Theo các chuyên gia, quy định xử phạt về vấn đề này đã có, tuy nhiên, việc xả trộm phế thải vẫn diễn ra khá phổ biến bởi số lượng các trường hợp vi phạm bị các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý còn như “muối bỏ bể”, không kiểm soát được hết. Và câu chuyện xử lý cũng mới chỉ dừng tại các đơn vị vận chuyển với những mức phạt chưa đủ sức răn đe. Vấn đề ở đây không phải là số tiền phạt tăng cao tới bao nhiêu mà là cách thức phạt và xử phạt thế nào cho thực sự hiệu quả.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam bày tỏ: "Vấn đề quản lý của chúng ta hiện nay cho thấy, chúng đã bắt được và xử lý nhiều trường hợp nhưng nhiều khi chưa đủ sức răn đe. Có chế tài mạnh nhưng đi kèm là phải có các biện pháp xử lý phù hợp; tránh các trường hợp bao che, bỏ qua lỗi vi phạm thì việc xử lý vi phạm này mới đạt được hiệu quả".

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng bày tỏ:

Cơ quan chức năng cũng cho biết, việc phát hiện, xử lý vi phạm trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao là do thủ đoạn đối phó của đối tượng vi phạm, trong khi đó lực lượng chức năng còn mỏng, địa bàn rộng, nhiều tuyến đường ít người qua lại nên nạn đổ trộm phế thải rất khó bắt quả tang. Mặt khác, chế tài để xử phạt các đối tượng đổ trộm phế thải vẫn còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, đồng thời trước đây khi phát hiện vi phạm, cơ quan chức năng được phép tạm thu giữ phương tiện, còn hiện nay chỉ là xử phạt đơn thuần.

Ảnh minh họa – Báo Nhân Dân

Để giải quyết nạn đổ trộm rác thải, phế thải xây dựng, Thành phố cần phải xử lý từ gốc, bố trí kinh phí cho đầu tư, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng. Cùng với đó là sự phối hợp của các ngành chức năng, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Khi cấp giấy phép xây dựng phải có sự ràng buộc, cam kết yêu cầu nhà thầu đổ phế thải đúng nơi quy định và có điều khoản xử phạt nếu không thực hiện.

Bà Ngô Thị Ngọc Anh, một người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội nêu kiến nghị về vấn đề này: "Chính quyền Thành phố phải có những bãi tập kết, những bãi rác để là nơi yêu cầu các đơn vị và các chủ thầu xây dựng phải mang phế thải, rác thải của mình đến đổ tại đó. Đây là vấn đề cần thường xuyên kiểm tra và giám sát. Cụ thể, cơ quan chức năng biết được việc cấp phép cho bao nhiêu công trình trong khu vực quản lý thì phải ước lượng được số lượng rác thải và hướng dẫn tới nơi đổ đúng quy định. Nếu đơn vị không chấp hành thì có quyền xử phạt ngay".

Bà Ngô Thị Ngọc Anh nói:

Có thể thấy, để xử lý tận gốc vấn nạn đổ trộm phế thải thì bên cạnh sự phối hợp của các ngành chức năng, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Khi cấp giấy phép xây dựng phải có sự ràng buộc, cam kết yêu cầu nhà thầu đổ phế thải đúng nơi quy định và có điều khoản xử phạt nếu không thực hiện. Về lâu dài, với lượng chất thải, đặc biệt là chất thải rắn cần được phân loại, tận thu tối đa và xử lý bằng công nghệ tiên tiến. Để làm được điều này, các ban, ngành liên quan cần sớm đẩy mạnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư, khuyến khích xã hội hóa và có kế hoạch thực hiện với lộ trình cụ thể.

Xuất phát từ hành vi thiếu ý thức và trục lợi của một số đơn vị xây dựng và tài xế vận chuyển rác thải, tình trạng đổ trộm phế thải, xe tải chở phế thải, nguyên vật liệu xây dựng rơi vãi ra đường đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị, thậm chí làm mất an toàn giao thông.

Nhiều người dân Thủ đô đã chia sẻ cùng VOV Giao thông mong mỏi và đóng góp giải pháp nhằm sớm hạn chế và chấm dứt những vi phạm này: "Hà Nội hiện như một đại công trường với hàng nghìn công trình xây dựng lớn, nhỏ nên tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng diễn ra ở nhiều nơi. Do vậy cần các chế tài để xử phạt các đối tượng đổ trộm phế thải được nâng lên để đủ sức răn đe". Một người khác nêu ý kiến: "Để xử lý triệt để nạn đổ trộm rác, phế thải trên địa bàn TP Hà Nội, tôi thấy cần tăng cường tuần tra, giám sát, áp dụng chế tài về kiểm tra, xử phạt có tính răn đe cao, đồng thời có cơ chế khen, thưởng cho việc người dân đấu tranh, tố giác đối với các hành vi vi phạm này".

Nghe các ý kiến tại đây:

Theo tính toán của các viện quy hoạch xây dựng Hà Nội, đến năm 2030, lượng chất thải rắn phát sinh ở Hà Nội đạt 11,3 nghìn tấn mỗi ngày đêm. Nếu con số phát triển theo đúng sự tính toán này thì nó sẽ trực tiếp gây áp lực lên hạ tầng đô thị. Do vậy, để có lời giải cho bài toán về ô nhiễm và xả thải bừa bãi, cần có những giải pháp đồng bộ như đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân; sớm quy hoạch, xây dựng phương án, đầu tư nguồn lực trong xử lý rác thải nói chung và rác thải xây dựng nói riêng; tăng cường các biện pháp chế tài mạnh với những đối tượng vi phạm để lập lại trật tự, kỷ cương, góp phần xây dựng đô thị văn minh, sạch đẹp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Nhà tôi ở trung tâm thành thị nhưng vị trí nằm trên vùng đất nguyên sơ, khẩn hoang gần như muộn nhất của Sài Gòn.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

// //