Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đình làng Xuân Tảo: Dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn

Phóng viên - 02/07/2018 | 6:37 (GTM + 7)

VOVGT - Hiện nay, phần lớn đình Giàn vẫn giữ dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn, với bố cục hình chữ “Công”.

Nghe nội dung chi tiết tại đây

Đình Giàn ở thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Xuân Tảo là một ngôi làng cổ ven sông Hồng với tuổi đời hàng ngàn năm và hiện nay trên mảnh đất này vẫn còn rất nhiều di tích lịch sử nằm rải rác ở làng quê. Mảnh đất này không chỉ lôi cuốn bởi cảnh đẹp và truyền thống văn hóa đặc trưng của một làng cổ kinh thành Thăng Long xưa mà còn hấp dẫn hơn cả bởi những truyền thuyết thành hoàng làng còn được lưu dấu tích trong các đình, đền của làng Xuân Tảo hiện nay.

Trước hết, như thường lệ sẽ là câu chuyện về đền thờ sóc Thiên Vương ở làng Xuân Tảo qua lời kể của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến:

"Làng ở phía Tây Nam hồ Tây là Xuân Tảo cũng có 1 đền thờ Sóc Thiên Vương. Tương truyền là Thánh Gióng sau khi đánh thắng giặc Ân thì qua đây mệt quá, dừng lại nghỉ ngơi và xin cơm, cà, nước mắm của dân làng ăn bữa trưa, sau đó, ngài xuống hồ Tây tắm và khi ngài bơi là nước ở trong hồ Tây sóng dâng cao, chứng tỏ sức mạnh của ngài là vô cùng mạnh mẽ, mới làm cho sóng ở hồ Tây cao lên hàng mét như thế. Cho đến bây giờ, ở Sóc Thiên Vương vẫn còn thờ 1 cái roi sắt. Theo như thần phả ghi lại thì đó là cái roi đánh giặc Ân của Thánh Gióng. Hiện nay, trên đền thờ này vẫn còn."

Một trong những điểm dừng chân ý nghĩa và rất thú vị tại làng Xuân Tảo, đó chính là đình Giàn, nay thuộc thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đình Giàn đã có từ lâu đời, lúc đầu chỉ là miếu đền, dần dần được mở rộng và sửa chữa thành đình, thờ Lý Phục Nam- là một tướng thời Lý Nam Đế, có công trong cuộc kháng chiến chống quân lương ở phương Bắc và Chiêm Thành ở phía nam.

Đình đã được xây dựng từ lâu đời và được tu sửa nhiều lần, đến nay đã khang trang và là niềm tự hào của người dân địa phương cả về giá trị lịch sử lẫn ý nghĩa về mặt tinh thần:

"Đình Xuân Tảo Sở bây giờ cũng là chợ rồi. Từ đây lên Xuân Tảo rất nhiều đền. Ngày xưa bọn tôi gọi là Xuân Tảo Sở, nó rộng lắm chứ giờ đi vào có hơn mét đường. Xưa ở đấy cũng đẹp. Đi vào làng, thấy sân khấu xưa rộng bát ngát."

"Ở giữa có cổng tam quan, cửa giữa to, hai cửa bên cạnh nhỏ để đi vào trong. Bên này là tả hữu mạt còn đến chỗ kia là 2 nhà hành lang."

"Tinh thần người dân thoải mái, ra đây tụ họp, mọi thông báo đều đọc ở đình ấy là chính. Có thông tư mới là trưởng làng người ta nắm được hết. Còn bây giờ bảo đi họp thì lại vào nhà bé là nhà văn hóa đấy."

Trúc đình Giàn gồm đại đình, một nhà dọc tương ứng với 3 gian giữa của đại đình và nhà hậu cung. Về trang trí, đình có những hoa văn được chạm nổi các đầu kẻ ở nhà thiêu hương, đề tài là rồng mây, rồng lá, các giường chạm ván mây, cây lá.

Kỹ thuật chạm nổi và chạm kênh bong. Nhìn chung những mảng chạm của đình mang phong cách nghệ thuật của thế kỉ 19 cộng với những mảng chạm của cửa võng và các đồ thờ tự như án nhang, kiệu đã làm cho ngôi đình thêm vẻ trang nghiêm.

Hiện nay, phần lớn đình Giàn vẫn giữ dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn, với bố cục hình chữ “Công”. Ngày 4 tháng 6 năm 2012 đã đúc tượng Lý Phục Man thay tượng cũ.

Trong đình hiện còn lưu giữ được 29 đạo sắc phong thần hoàng. Thời Lê có 12 đạo sắc của các vua Lê Huy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Hiển Tông, Lê Duy Kì. Thời Tây Sơn có 4 đạo sắc, số còn lại thuộc triều Nguyễn.

Một điểm thú vị nữa ở đình làng Giàn đó chính là Hội làng Giàn, được tổ chức hàng năm từ mồng 9 đến 11 tháng 2 âm lịch. Mở đầu bằng lễ rước nước từ giếng cổ về đình để tiến cúng thần hoàng. Hôm sau làm lễ rước kiệu Ông, kiệu Bà sang chùa Thiên Phúc và dâng hương. Ngày thứ ba lại rước hai kiệu ra miếu Mẫu (thờ mẹ Lý Phục Man) rồi rước trở lại đình. Một người dân trong làng hào hứng chia sẻ:

"Một năm tầm khoảng 5-6-7 lần cúng bái, lễ hội. Còn đánh trống thổi kèn đi phòng hỏa, cứu hỏa khắp làng. Rước kiệu bây giờ khác, ngày xưa cũng có rước kiệu. Kiệu rước nặng lắm, bây giờ đỡ rồi. Đây là phong tục của làng, phong tục từ xưa đến nay không bao giờ được bỏ. Vẫn phải duy trì, có đổi mới thì vẫn phải theo phong tục cũ, tươi trẻ hơn một chút, sinh động hơn một chút. Còn phong tục cổ thì vẫn phải duy trì. Rước cờ, đánh trống, căng treo biểu ngữ nói chung là không thiếu gì, đầy đủ hết."

Mỗi kiệu gồm 16 người khiêng, nam rước kiệu Ông, nữ rước kiệu Bà, phải giữ chay tịnh một tuần trước khi vào đám. Kiệu Ông rước đi trước, kiệu Bà đi sau, có phường bát âm, đội sênh tiền, mõ lộn, múa bồng, múa mặt nạ, múa tử linh dọn đường. Giữa chừng, hai kiệu bỗng dừng lại, xoay tròn, lát sau mới rầm rầm chạy tiếp. Tương truyền trên đường, kiệu Ông cứ xoay nhìn các cô gái nên kiệu Bà không chịu đi vì ghen.

Sân đình Giàn làng Xuân Tảo hiện nay luôn được dọn dẹp sạch sẽ, là không gian sinh hoạt mở cho dân làng như sân chơi cầu lông, tập chạy bộ, dưỡng sinh. Vào những dịp lễ Tết như đêm giao thừa, ngày mùng Một Tết Nguyên đán, đình trở thành nơi tụ hội của dân làng, nơi mọi người gặp gỡ, giao lưu, chúc tụng nhau một năm mới thịnh vượng, thắp nén hương đầu năm cầu chúc cho gia đình mọi sự tốt lành.

Tới đất Giàn thì các bạn không thể bỏ qua một món ăn đặc sắc đó là món Đốt, món ăn độc đáo chế biến từ thịt lợn đã đi vào ca dao xưa:

Hà Nội băm (ba mươi) sáu phố phường

Xuýt xoa Món Đốt, nhớ thương kẻ Giàn!

Món ăn truyền thống này không thể thiếu trong ngày hội đình được người dân dâng cúng lên Thái uý Lý Phục Man diễn ra từ mùng 9 đến ngày 11 tháng 2 âm lịch. Nguyên liệu làm món Đốt là thịt lợn. Một con lợn ngon được mổ ra, để nguyên quả cật, một phần lá gan; cắt khổ thịt vai.

Từng thứ được quạt trên than hoa hoặc than rơm nếp cho chín tới, thơm phức và khét nhè nhẹ; đang còn nóng hôi hổi. Mỗi miếng cật, gan, vai thành phẩm được cắt có độ dày chỉ như miếng bánh phồng tôm vừa rơi xuống chảo mỡ đánh “xèo” nhìn rất hấp dẫn.

Mỗi miếng Đốt đều gồm 3 lát gan, cật, thịt vai đặt chồng lên nhau. Chủ, khách quây quần, dùng đũa tre cuộn gập cả lại, chấm nước mắm ngon, đưa vào miệng, cảm nhận toàn vẹn sự hoà quyện giữa giòn mà không cứng, mềm mà không nhũn; bùi, ngậy, ngọt, mát mà không ngấy; mơ hồ một chút đắng thanh thanh như được “đính” vào từ hương dịch mật… rồi mới bứt nhánh rau mùi gọi là điểm xuyết. Nhấp ngụm “quốc lủi”, đưa một tứ tình đời nhẹ nhàng để trò chuyện, xong mới lại gắp tiếp.

Người làng Giàn tự hào kể: Vào thế kỷ thứ 6, tướng Phạm Tu phò Lý Bí đánh giặc Lương và dẹp quân phiến loạn phía Tây nam. Khi qua đất Giàn, lúc ấy còn hoang vu, cây cối rậm rạp, quân sĩ bụng đói cồn cào. Thời gian quá gấp, không có điều kiện chế biến món ăn, viên tướng liền ra lệnh mổ lợn rồi chất củi, lá cỏ xung quanh, đốt…

Bởi vậy mà mới có món Đốt ngày nay, vốn nguyên bản 3 loại thịt trong con lợn, không pha trộn với thứ gì.

Tưởng như vậy thì ai cũng có thể làm được món Đốt! Tuy nhiên, món Đốt làng Giàn là riêng biệt, bởi đó là sự kết tinh giữa tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống và sự tôn kính Thái uý Lý Phục Man cùng nét tài hoa của người dân Kẻ Giàn…

Tags:
Ý kiến của bạn
Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Truyền thông hiệu quả để nâng cao kỹ năng tham gia giao thông trên cao tốc

Bằng việc phân tích các thách thức hiện tại trong việc nâng cao kỹ năng, kiến thức của người tham gia giao thông trên cao tốc, VOV Giao thông cùng các đơn vị quản lý các tuyến cao tốc, qua đó giảm thiểu tai nạn giao thông, ứng phó hiệu quả với các tình huống xấu.

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM: Buýt cần làm gì để cải thiện hoạt động mùa ngập lụt, ùn tắc

TP.HCM hiện có khoảng 120 tuyến xe buýt công cộng trong đó có 90 tuyến được trợ giá. Hoạt động của hệ thống xe buýt công cộng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong đó có tình trạng ùn tắc do triều cường, mưa ngập.

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Cây xanh gẫy đổ, sao để cả tuần?

Sau mỗi đợt mưa bão, nhiều xây xanh bị gẫy, đổ nhưng việc cắt gọt, thu dọn hiện trường còn chậm trễ, không kịp thời, ảnh hưởng đến đời sống và đi lại của nhân dân. Hiện nay, sự phân cấp, phân quyền đối với việc thu dọn, cắt tỉa cây xanh sau bão đang được quy định ra sao?Giải pháp nào để khắc phục?

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn máu đông hiếm sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca để tránh hoang mang

Thông tin về việc hãng dược AstraZeneca của Anh và Thụy Điển lần đầu tiên thừa nhận vắc xin COVID-19 của họ có thể gây tác dụng phụ như " hiện tượng rối loạn máu đông" khiến nhiều người đã từng tiêm vắc xin này khá lo lắng.

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Thiệt đơn, thiệt kép khi công ty chậm hoặc không đóng bảo hiểm

Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, cùng với đó, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao trong việc tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

// //