Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Điều chỉnh thói quen bia rượu và lái xe bằng sức mạnh 'mềm' của gia đình

Phóng viên - 29/06/2020 | 6:17 (GTM + 7)

Trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia. Mặc dù Nghị định 100 đã hạn chế phần nào tình trạng người dân lái xe sau khi sử dụng rượu bia, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, “sức mạnh mềm” của gia đình giữ

Người có thói quen sử dụng bia rượu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng khi tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các gia đình nhỏ
Người có thói quen sử dụng bia rượu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng khi tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các gia đình nhỏ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mặc dù, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định, chế tài xử phạt hành vi lái xe sau khi uống rượu bia, cũng như nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông về phòng chống tác hại rượu bia, tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia vẫn ở mức cao.

Cùng với sự phát triển của xã hội, không chỉ nam giới mà nhiều phụ nữ cũng có thói quen sử dụng rượu bia để tiếp khách và điều khiển phương tiện tham gia giao thông.  

Nhiều người vợ, người mẹ vì lo lắng cho sức khỏe của chồng, của con và sự an nguy của chính bản thân họ đã không ít lần nhắc nhở, khuyên nhủ người đàn ông của mình thay đổi thói quen lái xe sau khi sử dụng rượu bia, nhưng không có nhiều sự chuyển biến.

Bạn Nguyễn Thị Hồng, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết:

"Em nghĩ tùy vào từng người bố, có một số người con họ, hay vợ họ khuyên, họ nghe thì họ có thể bỏ được , còn có những người dù có khuyên cỡ nào, bản thân họ không muốn nghe thì sẽ không bỏ được. Cái này phụ thuộc rất lớn vào bản thân của người đàn ông".

Các chuyên gia xã hội học phân tích, người có thói quen sử dụng bia rượu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn tính mạng khi tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các gia đình nhỏ.

Khi những cá nhân  luôn trong tình trạng có hơi men sẽ khó có thể hoàn thành những nhiệm vụ của gia đình, cũng như khó lòng gắn kết với những thành viên khác trong gia đình khi thường xuyên vắng nhà.

Mặt khác, thói quen xấu này còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con trẻ khi lớn lên.

Thạc sỹ xã hội học về truyền thông Đinh Thị Thu Thảo, từng công tác tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, bên cạnh những quy định của luật pháp, thì gia đình có một ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thay đổi thói quen sử dụng  rượu bia nói chung và hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia nói riêng, nhất là hành vi bia rượu của nam giới.

Một số nam giới hoàn toàn chia sẻ điều này :

"Người phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng. Nói chung người thân trong gia đình uống rượu bia thì nhắc nhở một cách nhẹ nhàng khéo léo, vì người uống rượu bia đa số là nam giới, tính khí hơi nóng, nói năng không tình cảm thì cũng khó".

"Mình nghĩ cái đấy cũng tốt thôi. Đối với gia đình, cần phải luôn luôn bảo vệ gia đình. Khi mà vợ khuyên cũng là tốt cho gia đình thôi nên phải hạn chế dần dần. Luật pháp chỉ răn đe thôi còn quan trọng vẫn phải là ý thức, ý thức là hơn".

Từ góc độ xã hội học về truyền thông, bà Đinh Thị Thu Thảo cho rằng, để thay đổi thói quen lái xe sau khi sử dụng rượu bia đòi hỏi cả một quá trình tác động lâu dài, từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi.

Trong đó, người vợ, người mẹ và những thành viên trong gia đình có những “sức mạnh mềm” nhất định. Việc lựa chọn thời điểm nào để nhắc nhở, khuyên nhủ là vô cùng quan trọng:

"Người phụ nữ khôn ngoan là người phụ nữ thứ nhất chỉ lựa chọn góp ý  là bằng lời hoặc bằng hành vi  trực tiếp hoặc gián tiếp khi người đàn ông tỉnh táo. Nếu chúng ta góp ý hay ngăn cản khi người đàn ông không tỉnh táo có thể gây những xung đột thậm chí là hành vi bạo lực.cái này nên hoàn toàn tránh. Lựa chọn hành vi trực tiếp hay gián tiếp là tùy thuộc vào với đặc điểm cá tính cũng khiến người đàn ông".

Chị Hoàng Thị Phương, ở quận Hà Đông cho biết, nam giới thường có cái tôi rất cao, nhất là khi đã sử dụng rượu bia. Bởi vậy, người phụ nữ cần phải người hiểu tâm lý, tính cách của người đàn ông của mình để có những cách thức tác động phù hợp. Chị Phương chia sẻ kinh nghiệm:

"Thời điểm mà lúc ở nhà , hai vợ chồng tình cảm ăn cơm ăn nước với nhau, thì nói với anh là bia rượu ít thôi, luật mới ra rồi, nếu mà có cái gì ảnh hưởng đến cả gia đình và sức khỏe của mình nữa. Tốt nhất là hạn chế, cấm thì không được nhưng khuyên anh bỏ những cuộc nhậu với bạn bè thường xuyên hạn chế đi, còn những cuộc mà bắt buộc đối ngoại thì mình cũng nên hạn chế thôi".

Câu chuyện bia rượu với an toàn giao thông, dù là vấn đề rất lớn với toàn xã hội, nhưng suy đến cùng, vẫn là chuyện từ căn bếp, từ bàn ăn, từ sau cánh cửa mỗi nhà
Câu chuyện bia rượu với an toàn giao thông, dù là vấn đề rất lớn với toàn xã hội, nhưng suy đến cùng, vẫn là chuyện từ căn bếp, từ bàn ăn, từ sau cánh cửa mỗi nhà

Những chiến dịch truyền thông về phòng chống rượu bia khi lái xe sẽ chẳng phát huy hiệu quả, những chế tài xử lý vi phạm về sử dụng rượu bia  sẽ không thể đủ mạnh nếu như những người sư dụng rượu bia  không có ý thức trách nhiệm với gia đình, không có thái độ trân trọng cuộc sống. Và điều đó thường xảy ra khi gia đình không còn thực sự là gia đình.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận: “Khi những tế bào rệu rã”

Người ta có rất nhiều chốn để đi, nhưng chỉ có một nơi để về, đó là gia đình, là mái nhà thân yêu. Ai đó đã nói như vậy. Dù đầy đủ hay khuyết thiếu, dù bình thường hay khác biệt, thì đó vẫn luôn là nơi vỗ về mỗi người sau những tổn thương chao đảo ngoài kia, là nơi cho người ta khởi đầu ( hoặc bắt đầu lại) với động lực và niềm tin thay vì sự hoang mang lạc lối.

Nhưng gia đình không chỉ là nơi mọi người chia sẻ cùng nhau, mà còn là chốn nuôi dưỡng, bồi đắp để giúp nhau cùng sống tốt hơn mỗi ngày, giữa ông bà, bố mẹ, vợ chồng, con cái.

Thói quen xấu, hành vi không phù hợp trong giao thông cũng là một phần trong những cái xấu, cái yếu vẫn luôn tồn tại trong mỗi người. Nó có thể là biểu hiện bên ngoài của xu hướng tính cách, là kết quả của nhận thức chưa tới, hoặc sự tập nhiễm của những thói quen.

Nhưng khác biệt ở chỗ, nó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, mối quan hệ, hình ảnh cá nhân, mà còn trực tiếp đe dọa đến sức khỏe và an toàn tính mạng.  Uống bia rượu rồi lái xe là một ví dụ điển hình.

Vì sao những chiến dịch truyền thông phòng chống bia rượu đã được thực hiện từ cách đây cả chục năm mà đến giờ, cứ ngớt kiểm tra là vi phạm ào ào trở lại?

Vì sao tác hại của rượu bia được nói ra rả khắp nơi, hàng ngàn người chết vì tai nạn giao thông hoặc bệnh tật do bia rượu mỗi năm, mà người ta vẫn cứ zô và uống?

Bởi xét cho cùng, một chục năm đó chẳng thấm tháp vào đâu so với sự hiện hữu, song hành của rượu bia từ lúc người ta sinh ra cho đến lúc trưởng thành.

Những đứa trẻ lớn lên trong hơi rượu, quen với việc bố đi tiếp khách về muộn và nồng nặc mùi men. Những cô cậu thanh niên mới vào nghề được dạy rằng phải biết uống trước khi biết làm việc. Những bản hợp đồng được ký sau đãi đẵng thân mật giữa men say…

Nếu người lớn đang cho thấy rằng, sự hiện diện của bia rượu là hiển nhiên, sự quá chén là rất đỗi bình thường, thì nỗ lực tuyên truyền nào có thể khiến trẻ em ứng xử một cách có văn hóa với rượu bia, khi chúng thành người lớn?

Phát huy sức mạnh “mềm” của các gia đình trong giảm thiểu TNGT liên quan đến rượu bia, đó là một hướng đi đúng, một giải pháp hiệu quả cần triệt để khai thác, phát huy.

Tuy nhiên, điều này chỉ hiệu quả khi gia đình thực sự là gia đình, chứ không chỉ là vỏ bọc mong manh của những liên kết đang dẫn giãn ra, do mỗi người bị hút về một phía theo mối quan tâm và kỳ vọng cá nhân.

Những ông bố bà mẹ mải chạy theo công việc, không vượt qua được áp lực kiếm tiền hoặc ma lực của địa vị, giao con cho người giúp việc để rảnh tay làm các việc mà họ cho là lớn hơn, là chuẩn bị cho tương lai của con cái. Nhưng họ quên mất rằng, tương lai của chúng bắt đầu từ hôm qua, và quyết định trong hôm nay.

Sẽ chẳng có một lời khuyên nhủ nào lọt vào lỗ tai, đọng lại trong tiềm thức nếu bố mẹ khuyên bằng cái quyền của người lớn, bằng cái thế của người chu cấp.

Chế tài dù mạnh, cũng chưa thể đủ thuyết phục người lái xe từ bỏ thói quen cầm lái sau khi đã bia rượu, nếu ý thức trách nhiệm với gia đình, thái độ trân trọng cuộc sống không thường trực trong họ. Mà điều đó chỉ có, khi nhà là nơi họ luôn muốn tìm về.

Không riêng chuyện bia rượu với lái xe hay an toàn giao thông nói chung, mà rất nhiều vấn đề khác của an ninh trật tự, an toàn xã hội đều có sự liên hệ mật thiết với nền tảng giáo dục và chỉ số hạnh phúc của gia đình.

Không thể có một xã hội giao thông an toàn khi ý thức an toàn giao thông không “thấm” trong mỗi gia đình. Không thể có một cơ thể khỏe khoắn nếu những tế bào “rệu rã”.

Do vậy, câu chuyện bia rượu với an toàn giao thông, dù là vấn đề rất lớn với toàn xã hội, nhưng suy đến cùng, vẫn là chuyện từ căn bếp, từ bàn ăn, từ sau cánh cửa mỗi nhà./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //