Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Dịch chồng dịch: Cúm trái mùa bùng phát, COVID-19 trở lại

Chu Đức - Sở Nguyên - 24/07/2022 | 8:45 (GTM + 7)

Cùng với làn sóng COVID-19 trở lại, số ca mắc cúm trái mùa tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang tăng bất thường. Nguy cơ dịch chồng dịch đang hiện hữu, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở y tế, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng chăm sóc sức khỏe của người dân.

1 tuần trở lại đây là khoảng thời gian rất khó khăn với gia đình anh Nguyễn Văn Nam, sinh sống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hai con trai của anh bị sốt cao liên tục vài ngày không thuyên giảm, anh buộc phải cho con tới bệnh viện.

Tuy nhiên, gọi điện lên tổng đài của một bệnh viện công thì không liên lạc được do quá tải. Anh phải 2 lần di chuyển lên các bệnh viện tư mới tìm được phòng nội trú riêng cho cả nhà 4 người, sau khi có chỉ định nhập viện theo dõi của bác sĩ.

“Hai đứa nhỏ thì diễn biến khá nặng. Bé sốt liên tiếp 3 ngày, sốt cao thời gian đầu 38,5 độ, bé lớn cao nhất là 39,8 độ. Đến ngày thứ tư, người bé lả đi, không ăn uống được nhiều, sốt cao và ho liên tục, kéo dài. Tôi quyết định phải cho bé nhập viện, nếu diễn biến xấu hơn, tôi không biết phải xử trí thế nào”.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, bé lớn 6 tuổi nhà anh Nam mắc cúm A kèm viêm tai giữa, bé nhỏ 1 tuổi bị sốt virus, bản thân anh Nam cũng bắt đầu có dấu hiệu cúm, viêm họng.

Tương tự, hai mẹ con chị Lan Anh, sinh sống ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng mắc cúm A. Con trai chị 5 tuổi còn kèm thêm bệnh viêm tai giữa, trong khi chị bị viêm a-mi-đan cấp.

“Tôi tiếp xúc với cháu thường xuyên, thấy cháu có kết quả cúm A, tôi cũng đi làm xét nghiệm luôn thì phát hiện bệnh. Vì mấy hôm cháu ho thì tôi cũng ho theo. Ngoài việc bị sốt liên tục, tôi còn bị viêm a-mi-đan cấp nữa”.

Theo chị Lan Anh, tại thời điểm nhập một bệnh viện tư, sau nhiều lần đổi phòng, hai mẹ con chị mới có được phòng riêng. Có khá đông bệnh nhân cũng trong tình trạng nhiễm cúm A như mẹ con chị.

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Hà Nội, trong tháng 6/2022, số ca mắc cúm tại thành phố là khoảng 900 trường hợp, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là hơn 2.600 ca (Ảnh: VNVC)

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Hà Nội, trong tháng 6/2022, số ca mắc cúm tại thành phố là khoảng 900 trường hợp, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là hơn 2.600 ca (Ảnh: VNVC)

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Hà Nội, trong tháng 6/2022, số ca mắc cúm tại thành phố là khoảng 900 trường hợp, gấp đôi so với trung bình các tháng trước đó. Tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là hơn 2.600 ca.

Ghi nhận tại bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho thấy, số ca mắc cần nhập viện do cúm A đang gia tăng. Số ca mắc cúm tập trung nhiều nhất, chiếm gần một nửa ở nhóm dưới 5 tuổi, tiếp theo là nhóm 18-39 tuổi, chiếm tới 40%.

Trước nguy cơ bùng phát dịch, CDC Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã của thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao như cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp.

Lý giải hiện tượng cúm trái mùa, khi cúm A, một bệnh thường xuất hiện trong mùa thu đông lại xuất hiện trong mùa hè, bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, cho rằng, cần lưu ý tới tới yếu tố thời tiết cực đoan, nóng lạnh thất thường, lúc mưa to, khi nắng nóng.

Đây là điều kiện tạo cơ hội cho các mầm bệnh phát triển, đặc biệt là cúm A – một bệnh lý hô hấp virus phổ biến.

"Chúng ta luôn nghĩ cúm đơn giản thôi chứ không có gì nghiêm trọng. Khi bị cúm thì đại đa số cho rằng ốm lặt vặt và sẽ khỏi, mà không biết là cúm A bản thân cúm không nguy hiểm nhưng hậu quả của cúm thì rất khủng khiếp.

Ví dụ như khi cúm A xảy ra, triệu chứng rất rầm rộ, có những trường hợp sốt cao đến 40-41 độ và không hạ. Khi cơ thể sốt cao như vậy thì dẫn tới tình trạng rối loạn nước điện giải, rất là nặng. Biến chứng hay gặp nhất của cúm A là viêm phổi. Người bệnh bị cúm lại bị phổi thì là thảm họa.

Rất nhiều bệnh nhân nặng phải thở máy, thậm chí là tử vong thì đại đa số là bị cúm A, H1N1, H3N2. Một số biến chứng khác như biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa”, bác sĩ Trần Văn Phúc cho biết.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội phân tích: Cúm A là bệnh do virus gây ra, phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, nên có thể không nhất thiết phải theo mùa.

Tuy nhiên, hệ thống y tế cần chú ý việc xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm với viêm não sau khi mắc cúm. Ước tính 40-50% trẻ bị nặng có triệu chứng co giật.

TS. Nguyễn Việt Hùng cho biết thêm: “Các bệnh viêm não cũng là một loại virus nên có thể tấn công, có thể làm tỷ lệ mắc tăng lên, tỷ lệ nặng cũng tăng lên. Nguyên lý thì bình thường thôi nhưng về dịch tễ học thì bất thường.

Các nhà dịch tễ học, các nhà y học dự phòng cũng cần lưu ý để đưa ra biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ. Cha mẹ cũng cần lưu tâm để tiếp cận sớm với thầy thuốc để phòng ngừa những khả năng có thể xảy ra”.

Một đặc tính các bệnh do virus gây ra là không có thuốc đặc trị. Tất cả các phương pháp có thể làm là thúc đẩy cơ chế tự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại virus

Một đặc tính các bệnh do virus gây ra là không có thuốc đặc trị. Tất cả các phương pháp có thể làm là thúc đẩy cơ chế tự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại virus

Sốc lại phòng dịch cá nhân

Mùa hè năm nay chứng kiến nhiều trận mưa lớn bất thường gây ngập úng cục bộ một số khu vực tại Hà Nội. Liền sau đó là những ngày nắng oi bức, cộng với hiện tượng đảo nhiệt thành phố, người dân chịu ảnh hưởng sức khỏe nặng nề bởi các hình thái thời tiết cực đoan trái dấu.

Thêm vào đó, do trải qua thời kỳ giãn cách dài, các hoạt động thể dục thể chất gián đoạn, sức đề kháng hậu COVID-19 của người dân cũng yếu đi, hiệu lực các mũi vaccine giảm theo thời gian. Tất cả đã mở đường cho sự trở lại của các loại dịch bệnh. COVID-19 chỉ là một trong số đó, bên cạnh là cúm mùa, tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm não, tay chân miệng…

Nếu như trước đây, một bộ phận người dân cho rằng, COVID-19 nên được nhìn nhận như bệnh cúm mùa để tiến tới bình thường hóa các hoạt động phòng chống dịch. Thì nay, có lẽ mọi người đã hiểu được rằng, cúm mùa thậm chí có thể nguy hiểm hơn cả COVID-19.

Tâm lý này cũng có phần dễ hiểu, khi người dân xứ nhiệt đới gió mùa đã quá quen thuộc với cảm cúm. Ai cũng nghĩ cúm A hay các loại cúm theo mùa chỉ là thoáng qua.

Do vậy không có biện pháp cá nhân phòng vệ thật tốt, không đeo khẩu trang, rửa tay, không thực hiện biện pháp giữ khoảng cách, khử khuẩn. Kết hợp với thể trạng đề kháng suy yếu, nên rất dễ nhiễm cúm. Và khi nhiễm, dẫn tới sốt cao triển miên, có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm, cần cấp cứu trong bệnh viện.

Rất nhiều người đã không lường trước việc bùng phát dịch cúm A, nhầm lẫn với sốt virus thông thường, nên nấn ná chờ bản thân hoặc con em tự hết sốt, mà không lưu ý triệu chứng bất thường.

Thực tế, việc nhập viện trong khi các giường bệnh quá tải cũng có thể gây ra lây nhiễm chéo. Can thiệp y tế là vấn đề cấp bách, nhưng công tác phòng ngừa cũng cần được sốc lại tới từng cá nhân, trong bối cảnh bất cứ bệnh nào cũng có thể bùng lên thành dịch, thậm chí dịch chồng dịch như hiện nay.  

Có thể nói, thành phố và người dân đang thấm mệt sau hơn 2 năm kiệt sức chống dịch. Mặc dù rất muốn, song thật khó để xã hội trở lại trạng thái bình thường như cũ.

Sau thông điệp 5K là V2K (vắc xin, khẩu trang, khử khuẩn). Sau Covid-19, sẽ còn nhiều loại dịch khác tiếp tục đặt nhân loại vào trạng thái phòng thủ trước các loài virus nhỏ bé.

Dù muốn hay không, dịch bệnh cũng có thể sẽ làm thay đổi vĩnh viễn các hoạt động giao tế, tương tác giữa con người với con người.

Chúng ta trở nên dễ tổn thương hơn, thể trạng yếu hơn, sức đề kháng mong manh hơn. Trong khi biến đổi khí hậu đang khiến môi trường sống trở nên khắc nghiệt hơn, ngày càng nhiều biến thể, biến chủng virus mới xuất hiện đe dọa khả năng thích ứng của con người.

Một đặc tính các bệnh do virus gây ra là không có thuốc đặc trị. Tất cả các phương pháp có thể làm là thúc đẩy cơ chế tự bảo vệ của hệ thống miễn dịch chiến đấu chống lại virus.

Do đó, cách tốt nhất để tự chăm sóc sức khỏe bản thân và những người xung quanh là nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, kết hợp với các biện pháp vệ sinh cá nhân, giao tiếp một cách thận trọng và an toàn.

Hệ thống phòng chống dịch ở tuyến bệnh viện có hoàn thiện đến mấy cũng không thể tốt bằng phòng tuyến ở mỗi cá nhân./.

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //