Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ TNGT đối với xe khách giường nằm, từ năm 2015, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 63 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Theo đó, xe giường nằm không được phép hoạt động tại các tuyến đường cấp 5 (đường 1 làn, rộng tối thiểu 3,5m, tốc độ thiết kế 30km/h) và cấp 6 (1 làn, rộng tối thiểu 3,5m, tốc độ thiết kế 20km/h) miền núi.
Tuy vậy, thực tế vẫn có tình trạng phương tiện xe khách giường nằm hoạt động tại các tuyến đường cấm. Về điều này, ông Lê Ngọc Sơn, nguyên Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai phân tích:
"Hành trình ghi là 7h30 đến bến trung tâm, và 8h30 xuất bến từ trung tâm đi, trong hành trình đương nhiên họ bật định vị, chấp hành đầy đủ, nhưng hết hành trình đó, nó chạy phía ngoài ai quản lý được".
Đại diện Tổng cục Đường bộ VN cũng cho biết, hệ thống cấp đường liên tục được cập nhật hàng năm, nhiều trường hợp trước đó là đường cấp 5, cấp 6, xe khách giường nằm không được hoạt động, song sau khi có dự án nâng cấp, cải tạo, một số tuyến đường được nâng lên cấp 4, cấp 3, khi đó xe khách giường nằm được hoạt động.
Tuy vậy, ngay cả khi lái xe bật thiết bị giám sát hành trình thì hệ thống cũng không thể phát hiện phương tiện đang hoạt động tại các tuyến đường có được hoạt động hay không:
"Biết phương tiện đi vào đường đó, nhưng ở ngoài phải đọc được thực tế là đường nào, loại đường cấp mấy, bởi loại đường chưa cập nhật được trên bản đồ".
Không chỉ hoạt động trên những cung đường không được phép, mà việc chấp hành quy định thắt dây an toàn khi tham gia giao thông cũng không được các nhà xe chấp hành. Nhiều trường hợp hành khách không thắt dây an toàn nhưng nhà xe cũng không hề nhắc nhở. Về điều này, một số hành khách bày tỏ:
"Hầu như lái xe và phụ xe, nhà xe không bao giờ nhắc nhở tôi phải đeo dây này cả, nhiều khi đi trên đường, nhất là những đường quanh co, đồi núi, nhiều khi nửa đêm có những cú phanh gấp hay lái xe đi vào đường đồi núi thì mình hay va vào thành cửa xe".
"Mọi người nên thắt dây an toàn bởi vì khi xe phanh gấp thôi mà nếu không thắt thì người mình có thể đã va vào các thành giường và cửa kính rồi nên nếu xảy ra TNGT thì chắc chắn là chúng ta sẽ bị văng qua cửa hoặc văng xuống dưới nếu đang ở tầng 2".
Ngay cả khi hành khách đã thắt dây an toàn, xe hoạt động đúng cấp đường, nhưng an toàn của hành khách chưa chắc đã được đảm bảo. Phân tích về điều này, PGS.TS Vũ Hoài Nam, bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, nguyên lý hoạt động của dây đai an toàn xe khách giường nằm là để neo giữ người khỏi bị văng khi xe vào cua hoặc bị lật. Tuy vậy, với xe khách giường nằm, hành khách nằm theo chiều dọc thì dây an toàn cũng không mấy phát huy tác dụng:
"Bởi vì mình nằm dọc trục xuống, nếu những va theo phương dọc thì dây này chỉ giữ được phần nào thôi, nó vẫn có tác dụng truyền lực từ dưới chân truyền lực vào cơ thể, gây các ảnh hưởng về cột sống, điều đó là chắc chắn. Bởi vì con người sẽ bị lao về phía trước, cái dây không giữ được, cái dây chỉ giữ cho mình không bị bật lên khỏi giường, chứ không có tác dụng giữ ngay cho mình từ ban đầu".
Đồng tình quan điểm này, chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo cho rằng, dây đai trên xe khách giường nằm chỉ có tác dụng chống rung lắc theo chiều ngang hoặc rơi từ tầng 2 xuống sàn. Tuy vậy, khi phanh gấp hoặc đâm va, hành khách trên xe giường nằm dễ bị văng, đập theo quán tính:
"Về bảo vệ trong quá trình tai nạn thì dây đó cũng chưa ổn lắm. Cái này chúng ta phải tiến hành nghiên cứu và ban hành quy chuẩn riêng cho khách giường nằm".
Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với xe khách giường nằm. Tuy vậy, dưới góc nhìn của VOVGT, những quy định này còn khá chung chung, chưa có nhiều khác biệt giữa loại hình xe khách giường nằm và xe khách thông thường, trong khi hệ số an toàn, điều kiện hoạt động của các loại hình phương tiện này hoàn toàn khác nhau.
Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: "Đặt hàng từ thực tiễn"
Với điều kiện địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, việc đi lại trên tuyến đường bộ Bắc - Nam mất khoảng một ngày/đêm hoặc từ các đô thị trung tâm đi các tỉnh, thành phố có cự ly xa, thì nhu cầu ngủ, nghỉ của hành khách là rất cần thiết. Và xe khách giường nằm là một lựa chọn hợp lý mà các xe khách ghế ngồi chưa đáp ứng được.
Tuy vậy, sau hàng loạt vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra với xe khách giường nằm, sau Thông tư 63 của Bộ GTVT đề cập cấp đường cho xe giường nằm, Bộ GTVT còn ban hành Quy chuẩn Việt Nam số 09:2015 về việc sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe khách giường nằm ở Việt Nam. Những quy định này tưởng chừng đã nhận diện, khoanh vùng được phạm vi tiềm ẩn nguy cơ rủi ro với hành khách đi xe giường nằm.
Song thực tế không hẳn như vậy. Quy chuẩn 09 chỉ quy định: xe khách giường nằm không được cao quá 4,2m, bố trí tối đa 2 tầng giường nằm và mỗi giường chỉ dành cho 1 người nằm, kèm với dây an toàn. Chiều rộng của đệm nằm không nhỏ hơn 48cm. Khoảng cách giữa hai giường không nhỏ hơn 1,65m.
Một số ý kiến cho rằng các quy định tại Quy chuẩn 09 còn khá chung chung. Đơn cử như quy định về khoảng cách từ giường tầng trên đến mép trần xe, quy định các thông số khoảng cách của các giường. Các phương pháp kiểm tra an toàn chủ yếu dựa vào tính toán, không theo các mô hình mô phỏng rủi ro và tai nạn giao thông như thông lệ quốc tế.
Đặc biệt, dây an toàn - một trong những thiết bị tối quan trọng đối với hành khách nếu không may xảy ra tai nạn lại không có quy định cụ thể.
Nếu so sánh với xe cá nhân hoặc xe khách thông thường đều sử dụng dây an toàn 3 điểm: vừa có chức năng neo giữ người khỏi văng đập, vừa giữ hành khách an toàn trên ghế, thì dây an toàn xe khách giường nằm chỉ 2 điểm, vắt ngang hông, gần như chỉ có tác dụng ngăn ngừa va đập và văng ra khỏi chỗ nằm nếu không may xe bị lật. Còn chức năng giữ an toàn cho hành khách khi xe bị va đập theo chiều dọc - như chính tên gọi của thiết bị lại không đảm bảo.
Như vậy, việc đầu tiên Bộ GTVT cần làm là thay thế Quy chuẩn 09 bằng một quy chuẩn kỹ thuật rõ ràng, khoa học hơn, trong đó, việc tính toán, thiết kế dây an toàn cho hành khách là yêu cầu cấp thiết.
Thậm chí, ngay cả đệm chân để giảm thiểu lực tác động theo trục dọc, có nguy cơ ảnh hưởng đến cột sống của hành khách cũng phải tính tới, nếu cần.
Khi dây an toàn đã được thiết kế theo đúng chức năng vốn có, vị trí nằm của hành khách được an toàn, việc giám sát của lái xe, phụ xe đối với việc chấp hành quy định thắt dây an toàn đối với hành khách cũng cần được thực hiện nghiêm túc. Thực hiện điều này không khó. Chỉ cần một thiết bị cảnh báo, bất cứ hành khách nào không thắt dây an toàn, hệ thống tự động cảnh báo đến lái xe, phụ xe để có sự nhắc nhở kịp thời.
Trong bối cảnh vận tải hành khách bằng xe giường nằm ngày càng nở rộ, cộng với tâm lý hành khách cũng ưa chuộng đi lại bằng phương tiện này, để tăng hiệu suất khai thác, một số nhà xe cũng tận dụng hết công suất hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm. Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện các quy định đối với xe khách giường nằm cần được tiến hành khẩn trương và toàn diện.
Chỉ khi những quy định đặt ra sát với thực tế, xuất phát từ sự an toàn của hành khách, việc chấp hành quy định của lái xe, phụ xe, của hành khách được giám sát chặt chẽ, an toàn của hành khách mới mong được đảm bảo.
Còn nếu những quy định chỉ đặt ra cho có, thì ngay cả đã thắt dây an toàn, hành khách vẫn thấp thỏm, lo âu./.
Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.
Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.
Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.
Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.
Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...
Sau khi VOVGT phát sóng và đăng tải bài viết về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, đã thu hút sự chú ý và đóng góp ý kiến của dư luận, trong đó có nhiều chuyên gia, giáo viên.
Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.