Khi yêu thương được sẻ chia
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Chỉ những chiếc xe buýt sạch, không phát thải mới được phép bán ở châu Âu vào năm 2027. Đây là một trong những nội dung quan trọng vừa được chính quyền 11 thành phố, trong đó có Paris, Hamburg, Barcelona, Milan… gửi tới Ủy ban châu Âu trong một bản kiến nghị mới đây.
Bản kiến nghị nêu rõ, nếu không có hành động ở cấp châu lục, nhu cầu về xe buýt đô thị không phát thải sẽ khó đáp ứng được nguồn cung. Điều này ảnh hưởng tới cam kết cắt giảm khí thải nhà kính của các thành phố và khiến công dân châu Âu phải sống trong cảnh ô nhiễm không khí lâu hơn.
Bên cạnh đó, thiếu nguồn cung còn đẩy giá xe buýt điện lên quá cao, dẫn tới chính quyền các thành phố buộc phải tiếp tục mua xe buýt động cơ đốt trong.
Ông James Nix, Giám đốc Liên đoàn Giao thông vận tải và Môi trường châu Âu cho biết: “Các thành phố và Tổ chức xã hội liên quan vừa gửi thư kiến nghị đến Ủy ban châu Âu, yêu cầu năm 2027 là thời điểm tất cả các xe buýt đô thị mới bán ra đều không phát thải. Điều đó có nghĩa chúng sẽ chỉ được chạy bằng điện hoặc hydro”.
Theo thống kê của Liên đoàn Giao thông vận tải và Môi trường, những năm qua, mức tăng trưởng xe buýt điện có nhiều tín hiệu khả quan. Từ 5% thị phần bán hàng vào năm 2016 lên 10% vào năm 2021, và hiện số lượng phương tiện không phát thải đang chiếm 23% số xe buýt đô thị mới bán ra ở châu Âu.
Ông James Nix cho rằng, đây là minh chứng cho thấy quá trình chuyển đổi có thể diễn ra nhanh chóng hơn khi gặp các điều kiện phù hợp. Nếu châu Âu đặt ra thời hạn và mục tiêu doanh số rõ ràng, các nhà sản xuất sẽ cảm thấy tự tin hơn khi quyết định đầu tư.
“Các thành phố đều muốn có thêm nguồn cung xe buýt điện để bảo vệ sức khỏe công dân. Tuy nhiên, số lượng phương tiện này thường không có sẵn ở quy mô lớn và mức giá còn khá đắt. Do đó, châu Âu cần đề ra lộ trình và mục tiêu rõ ràng là các xe buýt đô thị mới bán ra không được phát thải. Điều đó sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất yên tâm đầu tư vào sản xuất, từ đó khiến xe buýt sạch được phổ biến rộng rãi và có mức giá rẻ hơn”.
Nghiên cứu cho thấy, xe buýt đô thị ở châu Âu thải ra khoảng 15 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm và là một trong những nguồn lớn gây ô nhiễm không khí.
Ủy ban châu Âu sẽ lần đầu tiên đặt ra quy định phát thải CO2 cho các nhà sản xuất xe buýt, khi xem xét tiêu chuẩn khí hậu với các phương tiện hạng nặng trong một vài tháng tới.
Dù không cam kết thời hạn cấm bán xe buýt chạy xăng, dầu vào năm 2027, nhưng ông Virginijus Sinkevičius, Ủy viên Môi trường châu Âu cho rằng, ý tưởng điện khí hóa phương tiện công cộng của các thành phố là một hướng đi đúng:
“Trước hết, đây là một ví dụ điển hình khi so sánh ý thức bảo vệ môi trường của các chính quyền đô thị và người dân. Bởi nếu thành phố không đủ tiền để mua xe buýt điện và đảm bảo khả năng di chuyển bằng phương tiện công cộng sạch cho người dân thì làm sao có thể yêu cầu họ mua một chiếc ô tô sạch đi lại trong thành phố. Vì vậy tôi nghĩ, việc cấm bán xe buýt thải CO2 sẽ là điều bắt buộc”.
Được biết, đến năm 2025, hơn 40 thành phố ở châu Âu sẽ đều có hệ thống xe buýt không phát thải. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mục tiêu của các trung tâm đô thị hoàn toàn khác nhau. Số lượng các thành phố quan tâm sẽ chỉ tăng lên nếu chính quyền địa phương quyết tâm từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và chọn phương tiện xanh. Các quốc gia Tây Âu có thu nhập cao thể hiện rất rõ quyết tâm, trong khi ít có sự chuyển đổi rõ ràng từ các nước Đông Âu thu nhập thấp hơn.
Trước đó, một số quốc gia thành viên, như Hà Lan cam kết chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt sang loại không phát thải vào năm 2030. Các mục tiêu tham vọng được được thể hiện rõ ràng hơn ở cấp địa phương, khi Amsterdam (Hà Lan) và Copenhagen (Đan Mạch) lập kế hoạch cho đội xe buýt điện vào năm 2025.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi năng lượng xanh trên lĩnh vực giao thông vận tải từ năm 2025, UBND thành phố Hà Nội mới đây giao Sở GTVT xây dựng kế hoạch, lộ trình để thay thế xe buýt từ xe chạy dầu diesel sang xe chạy năng lượng xanh.
Trong khi đó, TPHCM cũng lên lộ trình giảm dần xe buýt chạy bằng xăng, dầu để tiến tới mục tiêu 100% xe buýt tại thành phố sử dụng điện, nhiên liệu sạch từ năm 2050.
Sở GTVT TP.HCM giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng tham mưu Sở thực hiện xây dựng định mức dự toán, đơn giá cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện nhằm đảm bảo đầy đủ pháp lý phục vụ công tác đấu thầu hoặc đặt hàng theo quy định của pháp luật hiện hành khi đưa xe buýt điện vào khai thác từ năm 2025.
Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.
Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.
Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?
Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.
Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.