Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bảo tồn thiên nhiên tại vùng biển Hòn Cau

Phóng viên - 08/01/2022 | 14:30 (GTM + 7)

Vùng biển Hòn Cau có nhiều lợi thế về đa dạng sinh học. Đây cũng là nơi hội tụ nhiều loài hải đặc sản quý hiếm, đặc trưng bởi tính đa dạng sinh học. Đặc biệt các rạn san hô có độ bao phủ cao, trong đó có nhiều loài chỉ ở vùng biển Hòn Cau mới có.

 Tuy nhiên, công việc của những người bảo tồn đảo Hòn Cau và các tình nguyện viên càng trở nên vất vả hơn khi đảo Hòn Cau những năm gần đây bị ô nhiễm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hòn Cau, còn gọi là Cù Lao Câu, là một trong 16 khu bảo tồn biển có ý nghĩa đặc biệt với môi trường biển Việt Nam. Hòn Cau có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2km, với 234 loại san hô, là bãi đẻ của nhiều loại cá tôm, cùng với sự hiện diện của trên 34 sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng. 

Tháng 11/2010, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau ra đời, với mục tiêu bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật có nguy cơ bị suy giảm. Chị Bùi Thị Thu Hiền, Phụ trách Chương trình Biển và vùng bờ, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) nhấn mạnh về thực trạng quản lý và bảo vệ môi trường tại đảo Hòn Cau:

'Đảo Hòn Cau là đảo không có người sinh sống, nhưng khi dọc bãi biển rất nhiều rác thải nhựa tràn lên. Rác thải nhựa là không biên giới. 

Các anh em ở các khu bảo tồn biển, họ rất tâm huyết với công việc của họ. Họ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, cũng như về nguồn lực. Họ sẽ phải lên kế hoạch như giám sát hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển, hoặc các loài… Mỗi khu bảo tồn biển có phân vùng khác nhau, như vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi hệ sinh thái, vùng đệm…

Những vùng lõi như khu vực san hô, thảm cỏ biển như những vườn ươm, vườn nuôi các loài thủy sản nhỏ, rồi khi chúng lớn lên chúng đi ra khỏi khu vực đó…

Khu bảo tồn biển cũng phải lên kế hoạch làm việc với cộng đồng. Vì đó là nơi ngư dân vẫn đánh bắt,  nhưng bây giờ ngư dân không được đến nữa, anh em sẽ phải làm việc với ngư dân, cộng đồng về vai trò của khu bảo tồn biển với ngư dân, vì ngư dân phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản, mà đây là nơi ươm nuôi nguồn lợi đó.

Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, họ cũng phải làm các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải nhựa… '

Khu vực đảo Hòn Cau là ngư trường truyền thống của ngư dân. Mặc dù hoạt động bảo tồn diễn ra thường xuyên, tuy nhiên, vẫn còn một số đôi tượng đánh bắt hải sản bằng nghề lưới, bởi vậy, đến mùa sinh sản, rùa thường bị mắc vào lưới của ngư dân.

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn biển, bảo vệ rùa biển thông qua việc tạo cơ hội cho người dân tham gia vào công tác tuần tra, bảo vệ rùa biển tại các bãi đẻ trên đảo, Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã kêu gọi các tình nguyện viên đến đảo cùng tham gia các hoạt động. 

Một góc Khu bảo tồn biển Hòn Cau. (Ảnh: Huỳnh Quang Huy)
​​

Năm 2014, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khởi động chương trình Tình nguyện viên rùa biển thực hiện tại các Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Hòn Cau; Vườn quốc gia Bái Tử Long, Núi Chúa, Núi Chúa, Côn Đảo…. Từ đó đến nay đã có hơn 5.000 tình nguyện viên tham gia. 

Anh Nguyễn Hữu Cường, Cán bộ Khu bảo tồn biển Hòn Cau cho biết về ý nghĩa của các hoạt động tình nguyện: Tình nguyện viên giúp ích cho chúng tôi rất nhiều, thực hiện các công tác bảo tồn rồi công tác bảo vệ rùa biển, thứ hai giúp kết nối các tình nguyện viên khác và những người yêu môi trường với anh em khu bảo tồn biển Hòn Cau, thứ ba, các bạn đã truyền động lực cho anh em khu bảo tồn biển Hòn Cau về công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ rùa biển, và các bạn đã mang một số kiến thức về môi trường, về nhân sinh quan, và về cuộc sống. 

Chị Bùi Thu Hiền, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chia sẻ về tâm huyết của mình và các tình nguyện viên: Rất nhiều người hỏi tôi là, nếu chị làm như vậy, tình hình có tốt hơn không. Tôi luôn trả lời, nếu không làm gì, tình hình còn tệ nữa. Việt Nam và thế giới vẫn cần những người như chúng tôi, vẫn tiếp tục làm những công việc hàng ngày, cố gắng nhiều nhất có thể để giảm sự suy giảm về quần thể và chất lượng hệ sinh thái. 

Theo đánh giá của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Việt Nam mới có 0.2% diện tích biển được bảo vệ thông qua mạng lưới các khu bảo tồn biển, trong khi thế giới đang ở mức 7.7%.  

Tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn diễn ra, cùng với ô nhiễm môi trường biển đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm suy giảm nhanh nguồn lợi thủy sản tự nhiên và suy thoái các hệ sinh thái biển.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //