Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Bạo lực gia đình: “Vì sao tôi không dám lên tiếng?”

Hoàng Anh - 14/12/2022 | 15:55 (GTM + 7)

Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em tại nước ta hiện vẫn diễn ra nghiêm trọng được xem là những trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng xã hội tiến bộ, văn minh. Đâu là nguyên nhân khiến bạo lực gia đình vẫn là vấn đề nhức nhối của xã hội?

 Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chị H.T.H, hiện đang lưu trú tại một cơ sở hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình. Ròng rã 3 năm chị bị chồng bạo lực cả về tinh thần lẫn thể xác đến kiệt quệ, 3-4 ngày/tuần, thậm chí 1 tuần trời, chị và cả những đứa con vô tội cũng phải cùng mẹ nhận những trận đòn roi, những câu chửi bới thậm tệ từ người chồng, người cha bị lún sâu trong men rượu. Để có thể đi đến quyết định rời xa ngôi nhà đầy những khổ đau này, chị H đã phải trải qua nhiều đêm trắng suy nghĩ.

“Thực ra là lúc đầu thì tôi chấp nhận. Bởi vì là nghĩ là muốn cho con cái được sống có cuộc sống đầy đủ bố mẹ. Khi mà nói ra thì không có nhiều người hiểu vì quá trình xảy ra đấy nó chỉ nằm gọn ở trên không gian ngôi nhà của mình thôi. Nên là người ngoài cũng ít biết hoặc là bản thân mình cũng thấy xấu hổ tủi nhục khi mà kể ra như thế. Bởi vì chồng mình mà, “xấu chàng hổ ai” nên mình cũng ngại chứ cũng không muốn kể ra mà kể ra thì có những người người ta hiểu thông cảm thì người ta chia sẻ mình nhưng có những người người ta cũng không hiểu. Nhưng đến một thời gian nào đó nó quá sức chịu đựng của mình rồi và bản thân tôi cảm thấy ảnh hưởng đến còn các con của mình không thể chịu đựng thêm nữa”, chị H chia sẻ.

Chị H. chỉ là một trong rất nhiều trường hợp bị chính người thân trong gia đình bạo hành, nhưng không phải nạn nhân nào cũng đủ dũng cảm quyết định rời xa nơi vốn được gọi là “mái ấm gia đình” nhưng lại đầy những đau đớn, khổ sở để tìm đến nơi thực sự an toàn như chị H.

Theo kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2020, gần 63% phụ nữ Việt Nam từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời, trong đó, cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục. Tuy nhiên, 1/3 số gia đình mỗi khi xảy ra vấn nạn bạo lực gia đình thường không biết phải làm gì, 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, trên cả nước có 21,3% số trẻ bị xâm hại tình dục bởi chính người thân trong gia đình.

Đáng chú ý, theo bà Nguyễn Thị Minh Hương, phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam: Trong thời gian đại dịch Covid-19, bạo lực đối với với phụ nữ và trẻ em gia tăng đáng kể, số lượng cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tăng 50%. Số lượng người bị bạo lực được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà Bình yên tăng 80% so cùng kỳ năm trước. Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cũng nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư vấn hoặc đề nghị can thiệp có liên quan đến bạo lực trẻ em và phụ nữ.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh: "Khi nói đến gia đình, người ta thường nghĩ ngay đến nơi an toàn, tràn ngập yêu thương, nhưng nhiều người không thấy đấy là “chốn an toàn”. Họ phải chịu cả nỗi đau về thể xác và tinh thần.  Nhiều người đã phải chạy trốn khỏi “chốn an toàn” để tìm “nơi bình yên”, nơi họ có thể nhận được những hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực trong cuộc sống. Điều đó cũng cho thấy, chúng ta cần chung tay phối hợp chặt chẽ hơn và có những giải pháp hành động quyết liệt hơn, cam kết mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đảm bảo tôn trọng và bảo vệ phụ nữ và trẻ em”.

Anh-dai-dien638006503716240573

Lý giải về nguyên nhân vì sao, khi xã hội ngày càng phát triển, bạo hành gia đình vẫn trở thành nỗi ám ảnh với nhiều phụ nữ và trẻ em, bà Thu Hương, Giảng viên Khoa Tâm Lý học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho rằng: “Trong nền văn hóa Việt Nam, vai trò của phụ nữ trong gia đình yếu thế hơn so với nam giới và vì vậy họ bị gán vai trò là người giữ lửa để duy trì hạnh phúc. Nếu xảy ra những câu chuyện này, chuyện kia, những người phụ nữ sẽ phải là người phải đi giải quyết vấn đề, nhường nhịn tất cả mọi thứ để cho gia đình hạnh phúc. Điều thứ hai là danh tiếng của toàn bộ gia đình, được thể hiện trong chuyện là nếu mình nói ra thì giống như mình “vạch áo cho người xem lưng” và điều đấy là không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của toàn bộ gia đình và như vậy thì mình không thể làm như thế được”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Khuất Văn Quý - Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) - cho rằng, nguyên nhân cốt lõi chính là việc bất bình đẳng giới và người dân còn thiếu kiến thức pháp luật về bạo lực gia đình: “Họ không cho việc đó là vi phạm pháp luật, không cho việc đó là việc mà Nhà nước cần can thiệp. Một nguyên nhân nữa là trong quá trình xử lý ít hay nhiều chưa kịp thời. Thứ hai là trong quá trình xử lý các vụ việc mà nó có liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử thì các cơ quan tư pháp đôi khi còn cho rằng việc xảy ra như vậy là do lỗi của nạn nhân và quy trình tư pháp thiếu thân thiện dẫn đến việc các kết quả xử lý chưa tốt.”

Cũng theo ông Quý, để xóa bỏ “văn hóa im lặng”, cơ quan nhà nước đã thay đổi cách tiếp cận thông qua những chiến dịch truyền thông để không chỉ nạn nhân mà những người chứng kiến hoặc bạn bè, người thân, các nhân viên y tế cùng lên tiếng, thông báo, tố giác về vụ việc tới cơ quan chức năng. Đây là một trong những cách thức tiếp cận mang tính chất phòng ngừa, răn đe và ngăn chặn kịp thời.

Ông Quý cho biết, vừa qua Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình và luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, việc này rất có ý nghĩa trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình: “Trong dự thảo luật vừa được Quốc hội thông qua đã quy định rất rõ về quy trình tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình đã quy định khá rõ, quy định cả địa chỉ tiếp nhận tin báo cũng như là quy định trách nhiệm Chủ tịch cấp xã trong việc xử lý giải quyết tin báo một cách đầy đủ, rõ ràng, để người bị bạo lực gia đình cảm thấy mình được bảo vệ, mình được hỗ trợ và mình được pháp luật xử lý nghiêm những hành vi của người gây bạo lực gia đình”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng giải quyết bạo lực gia đình phải làm từ cả 2 phía, ngoài việc quan tâm, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình thì cần có các hình thức hỗ trợ, tư vấn cho chính những người gây ra bạo lực gia đình như xây dựng tổng đài tư vấn, tiếp nhận phản ánh, đây là nơi họ có thể giải tỏa những cảm xúc ức chế, dồn nén, bình tĩnh hơn, qua đó hạn chế hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

thumb_660_74b32fec-aa78-45eb-911a-6d0c378d5c42

Để chấm dứt bạo lực gia đình, rất cần sự hỗ trợ, cảm thông từ chính những người xung quanh, và một cơ chế can thiệp kịp thời, nhanh chóng từ cơ quan chức năng, có như vậy, người bị bạo hành mới có thể dũng cảm đứng lên bảo vệ chính mình.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận với nhan đề “Phá bỏ định kiến với cơ chế bảo vệ nạn nhân từ cơ sở”.

 

Tôi có một người bạn, sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp, cô ấy vào làm việc cho một công ty của Nhật với mức lương hơn 20 triệu đồng. Với mức lương này, nhiều người phụ nữ sẽ có cuộc sống khá thoải mái, thế nhưng, cô luôn sống với tâm trạng mệt mỏi, bất an bởi những ám ảnh về những trận đòn roi của chồng. Thất nghiệp, thua lỗ, tự ti, tất cả đã khiến chồng cô trở thành một người mất đi lý trí trong những lần cãi vã. Thay vì lên tiếng, cô nhẫn nhịn, cam chịu vì sĩ diện và vì con.

Có thể thấy, không chỉ những người yếu thế, phụ thuộc kinh tế vào chồng mà ngay cả những phụ nữ có vai trò, địa vị trong xã hội, làm chủ về kinh tế và nhận thức được việc bị bạo hành nhưng vẫn chấp nhận sống chung với bạo lực gia đình.

Điều gì khiến họ im lặng? Chính là những định kiến của xã hội và ngay cả bản thân họ về những tư tưởng xưa cũ “xấu chàng, hổ thiếp”, “đóng cửa bảo nhau”. Khi chứng kiến người khác bị bạo hành, nhiều người thờ ơ khi coi đó là “việc nhà người ta”, sợ phiền hà nếu can thiệp. Đáng nói không ít người còn có suy nghĩ “chắc phải có lý do gì thì mới đánh” khiến nạn nhân càng thêm bế tắc và không dám lên tiếng.

Theo luật mẫu của Liên Hợp quốc, khi cảnh sát được thông báo về một vụ bạo lực gia đình đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, nhân viên cảnh sát sẽ phải ngay lập tức phải có mặt tại nơi được thông báo, lấy lời khai từ các bên và nhân chứng. Cảnh sát cũng bố trí phòng riêng để quá trình lấy lời khai được công tâm và nạn nhân cũng như nhân chứng được bảo vệ, không bị áp lực hay đe dọa trả thù từ thủ phạm. Người gây bạo lực cũng bị yêu cầu rời khỏi nhà ngay lập tức và nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị bắt giữ.

Trong khi đó, tại nước ta, trong các vụ bạo lực gia đình, trước tiên sẽ tiến hành xử lý nội bộ, dàn xếp bằng tình cảm, nếu không thành công mới nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Việc hòa giải trên thực tế không thể giải quyết tận gốc của mâu thuẫn, đa phần kết quả là người phụ nữ lại tiếp tục phải nhẫn nhục, chịu đựng.

Chúng ta hiện cũng đã có đường dây nóng cho trẻ em và phụ nữ nhưng quy trình còn rườm rà, từ khâu tiếp nhận, phân loại, đến xác minh, sau đó mới thông báo cho cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, xử lý. Trong khoảng thời gian chờ đợi, nạn nhân tiếp tục sống trong lo âu, sợ hãi, thậm chí còn bất an hơn bởi nỗi lo bị trả thù, không được bảo vệ khi đã trình báo.

Không ít nạn nhân đã tìm cách đưa tin tín hiệu cầu cứu lên “mạng xã hội” nhằm tạo áp lực để cơ quan chức năng đẩy nhanh quá trình xử lý vụ việc.

Vậy điều các nạn nhân thực sự cần là gì? Đó là một hành lang pháp lý đủ chặt chẽ, chi tiết, nghiêm khắc giúp cho lực lượng thực thi dễ dàng áp dụng và mang tính răn đe. Hơn hết họ cần một hệ thống can thiệp, bảo vệ kịp thời, từ cấp tổ dân phố, cấp xã, lực lượng phản ứng nhanh có mặt ngay khi sự việc xảy ra.

Để ngăn chặn bạo lực gia đình, mọi người phải nhận thức được bạo lực không phải giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và cần phải ngăn chặn bất kể bắt nguồn từ nguyên nhân gì. Bạo hành gia đình không phải là chuyện của riêng mỗi gia đình mà đó là hành vi vi phạm pháp luật, vấn đề của toàn xã hội và cần bị lên án.

Chúng ta cần có những hình thức tuyên truyền mang tính dài hơi, khéo léo nhằm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về bình đẳng giới, quyền con người, những quy định pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình… Hơn hết, cần xây dựng công cụ hiệu quả mạnh mẽ, như hệ thống can thiệp, chống bạo hành, bảo vệ nạn nhân, cách ly nguồn bạo lực.

Nếu một hệ thống pháp luật, chính quyền không “im lặng”, nếu như chỉ cần lên tiếng, nạn nhân sẽ được cộng đồng sẵn sàng dang rộng vòng tay bảo vệ, thì có lẽ không chỉ cô bạn của tôi mà còn rất nhiều nạn nhân bạo lực gia đình khác cũng sẽ không “im lặng” mà dũng cảm nói lên câu chuyện của mình.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //