Bãi biển đang dần trở thành những bãi rác khổng lồ
Phóng viên - 19/05/2021 | 22:03 (GTM + 7)
Bên cạnh sự sầm uất, điều dễ nhận thấy nhất là rác, rất nhiều rác. Tất cả rác sinh hoạt, rác của hoạt động mua bán tại khu chợ đều vứt thẳng xuống biển.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
PV VOVGT đã có mặt tại chợ Chí Công, thị trấn Chí Công, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, đây là một khu chợ truyền thống của người dân địa phương và nằm ngay sát cạnh bờ biển.
Bên cạnh sự sầm uất trong hoạt động mua bán, điều dễ nhận thấy nhất tại đây là rác, rất nhiều rác. Tất cả rác sinh hoạt, rác của hoạt động mua bán tại khu chợ đều vứt thẳng xuống biển.
Rác đã làm giảm giá trị thẩm mĩ của bờ biển này và gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh.
Theo quan sát thực tế, rác chất thành từng đống to trài dài theo vài trăm mét bờ biển. Vì được vứt bỏ lâu ngày, không được thu gom nên đã bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Tình trạng này khiến không ít người dân nơi đây tỏ ra bức xúc:
"Biển tại xã Chí Công rất dơ, phức tạp. Toàn bộ cá, mắm, mực v.v... mọi thứ đều tập trung ra biển hết. Từ khoảng 6h 7h là giờ mình ăn cơm thì cái mùi chua nó ập vào, rất khó chịu".
"Người ta nói tui đổ xuống biển chứ không đổ rác sang nhà ông, mình thì có một nhưng số đông lại nhiều hơn. Mình nói nhiều lần nhưng họ nói vậy thì thôi chứ không lẽ ẩu đả thì cùng kỳ."
Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia gây ô nhiễm môi trường biển nhiều nhất thế giới. Lượng rác mà người Việt Nam thải ra biển mỗi năm khoảng 14 triệu tấn (chiếm khoảng 60% lượng rác thải toàn quốc).
Riêng lượng rác thải nhựa thải ra biển vào khoảng 0,28 đến 0,34 triệu tấn/năm tương đương 6% lượng rác thải nhựa ra biển của cả thế giới.
Bạn Hồ Thanh Thuận - đoàn viên thanh niên xã Chí Công, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cho biết: Hàng năm đều có các đợt thu gom rác tình nguyên để làm sạch bờ biển cũng như thắng cảnh Gành Son, song chỉ ít ngày sau đó đâu lại vào đó.
Theo Thuận thì bên cạnh việc ý thức người dân chưa cao thì công tác tổ chức thu gom rác tại địa phương vẫn còn nhiều bất cập
"Hiện tại rác chủ yếu là từ sinh hoạt của người dân ở xung quanh biển, hàng ngày hàng tháng hàng năm tồn đọng, tạo ra cảnh tượng rác dọc theo bờ biển. Chính quyền cũng có vận động người dân bỏ rác đúng nơi quy định nhưng hiện tại từ nơi xa nhất đến điểm thu gom là rất xa vì vậy người dân rất hạn chế đi bỏ rác đúng nơi quy định', bạn Hồ Thanh Thuận cho biết.
Cách đó không xa, bờ biển tại thị trấn Phan Rí Cửa vốn nổi tiếng là thơ mộng với bờ cát dài thoai thoải, rừng dương rì rào cùng những hàng rau muống biển xanh tươi nay phải chứa cơ man nào là rác. Từ chiếc sofa cũ, đến vỏ xe máy vứt đi, từ túi thức ăn còn nóng hổi đến cả rác thải xây dựng…tất cả đều được người dân vô tư xả hết ra biển.
Ông Trần Văn Bảy, ngụ thị trấn Phan Rí Cửa nói: "Nhìn thì cũng bực bội nhưng cũng không nói được, cái đó là do ý thức của mỗi người thôi, môi trường mà người ta không gìn giữ thì mình cũng không can thiệp được".
Nhiều năm nay, biển Bình Thuận nói chung và bờ biển tại huyện Tuy Phong nói riêng nổi tiếng với cảnh đẹp hoang sơ thu hút được nhiều khách du lịch. Tuy nhiên, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của rác thì không chỉ đời sống của người dân nơi đây bị ảnh hưởng mà còn gián tiếp khiến hoạt động du lịch tại địa phương chịu nhiều tác động tiêu cực.
Ông Nguyễn Văn Khoa - chủ tịch hiệp hội du lịch Bình Thuận nhận định:"Ở Bình Thuận thì có 2 mùa gió Bấc và gió Nồm từ đại dương thổi vào. Vì vậy đối với rác thải nhựa tồn tại trên biển vào mùa gió sẽ tấp vào các bãi biển, các khu du lịch có nhiều du khách nghỉ ngơi".
Có lẽ việc được nêu tên là một trong những quốc gia gây ô nhiễm biễn hàng đầu thế giới hẳn không mấy ai vui lòng nếu không muốn nói là xấu hổ. Hãy hành động và hãy thay đổi trước khi quá muộn.
Hầm chui dưới cầu vượt Trạm 2 (TP. Thủ Đức, TP.HCM), thuộc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, là tuyến đường huyết mạch nối liền TP.HCM với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với bản sắc được tạo dựng hơn 4000 năm lịch sử, di sản văn hóa được xem là tài sản vô giá và là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, hội nhập toàn cầu.
Những ngày qua dư luận bày tỏ sự quan tâm sau khi Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan đề xuất cần có nghị quyết của Quốc hội liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trước khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá được Quốc hội xem xét và sửa đổi.
Là một tuyến đường nội đô, vậy nhưng ngõ 75 phố Trần Thái Tông, nối phố Trần Thái Tông với phố Trương Công Giai (thuộc quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) lại xuất hiện chằng chịt “ổ voi”, “ổ gà” gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Mỗi khi việc hạn chế xe cá nhân vào nội đô được đưa ra, ý kiến phản đối đầu tiên được nhắc đến là việc đi lại của người dân thế nào, khả năng đáp ứng của vận tải hành khách công cộng đến đâu.
Ngõ Tạm Thương, ngày trước còn gắn với câu vè: Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương. Ý rằng, con gái ở đây ghê gớm, gắn với chuyện quản lý, cân đo thóc ở kho Trạm Thương. Nhưng có lẽ không hẳn thế. Giống như những người sống lâu năm ở phố cổ Hà Nội, người Tạm Thương cũng hiền hòa, giản dị, sống dễ chịu…
Bộ Y tế vừa có đề xuất mới liên quan Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Cụ thể, sẽ áp thuế theo phương pháp hỗn hợp với thuốc lá, gồm mức thuế suất 75% và mức thuế tuyệt đối theo lộ trình 5.000 đồng/bao từ năm 2026, tiến tới 15.000 đồng/bao vào năm 2030.