Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

An toàn đường thủy: Quản lý cho... 15 năm trước?

Phóng viên - 23/02/2021 | 15:49 (GTM + 7)

Đến thời điểm này, việc hoạch định các chính sách đảm bảo an toàn đường thủy vẫn dựa trên số liệu phương tiện thống kê năm 2007. Trên thực tế, sau gần 15 năm, số lượng phương tiện, công suất máy của hệ thống phương tiện thủy đã tăng lên đáng kể, khiến các

Điều này ảnh hưởng như thế nào đến các chính sách đảm bảo an toàn giao thông, thực thi pháp luật về an toàn đường thủy? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

việc phát triển quá nhanh về tổng tải trọng phương tiện đường thủy đang tạo áp lực đáng kể lên hệ thống kết cấu hạ tầng, luồng đường thủy cũng như bộ phận thuyền viên, người lái phương tiện
Việc phát triển quá nhanh về tổng tải trọng phương tiện đường thủy đang tạo áp lực đáng kể lên hệ thống kết cấu hạ tầng, luồng đường thủy cũng như bộ phận thuyền viên, người lái phương tiện

Theo quyết định phê duyệt phát triển vận tải sông pha biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa đến năm 2030 là 30 triệu tấn. Tuy vậy, năm 2020, khối lượng hàng hóa qua các cảng đường thủy nội địa đã đạt 50 triệu tấn, vượt 295% công suất theo quy hoạch. 

Dẫn chứng về số lượng và công suất máy phương tiện đường thủy tăng vượt quy hoạch, ông Đỗ Minh Tiến, Phó trưởng phòng Vận tải – An toàn giao thông, Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, qua số lượng hàng hóa tăng trưởng cũng cho thấy số lượng phương tiện vận chuyển cũng tăng vượt quy hoạch ở mức đáng kể.

Ngoài số lượng phương tiện số lượng phương tiện sông pha biển, các loại phương tiện đường thủy khác cũng tăng từ 7-8%, tính đến hết năm 2020 tổng trọng tải khoảng xấp xỉ 20 triệu tấn. Trong khi quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường thủy nội địa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là 13 triệu tấn.

Theo ông Tiến, việc phát triển quá nhanh về tổng tải trọng phương tiện đường thủy đang tạo áp lực đáng kể lên hệ thống kết cấu hạ tầng, luồng đường thủy cũng như bộ phận thuyền viên, người lái phương tiện. Trong khi đó, dữ liệu phương tiện và thuyền viên hiện vẫn chủ yếu căn cứ con số thống kê từ năm 2007:

"Chẳng hạn một cơ quan quản lý nhà nước phát hiện một phương tiện có dấu hiệu vi phạm, tiến hành kiểm tra, mặc dù người điều khiển phương tiện xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh được phép hoạt động, nhưng cơ quan quản lý thực hiện công tác kiểm tra cũng không biết giấy tờ đó có đúng hay không và tính pháp lý như thế nào".

Ông Nguyễn Văn Luận, Công ty xây dựng An Khang (Phú Thọ) - người nhiều năm gắn bó với công việc thuyền trưởng cho hay, sự phát triển quá nhanh số phương tiện thủy kéo theo việc nhiều tàu không tuyển được người lái có đủ bằng cấp, chứng chỉ phù hợp. Điều này gây nguy hiểm cho cả các phương tiện khác:

"Người lái trên con tàu đi đúng chỉ dẫn thì nó an toàn nhất vì người ta còn nhìn nước, nhìn phao, nhìn nước chảy. Còn bây giờ nhiều người dù không có bằng cấp phù hợp mà nhiều lúc cũng cầm tay lái nó nguy hiểm lắm, còn gây cho những người khác nữa".

Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hiệp hội vận tải thủy nội địa cũng cho rằng, có những doanh nghiệp trước đây công suất máy toàn đoàn tàu chỉ đạt 11 nghìn tấn, nhưng đến nay, dù số lượng tàu tay đổi không nhiều, nhưng công suất máy đã tăng gấp hơn 10 lần, đạt trên 140 nghìn tần. Sự thay đổi về công suất máy nhanh chóng nhưng hệ thống hạ tầng đường thủy không theo kịp khiến việc tiếp cận vào các cảng bến thủy nội địa gặp nhiều khó khăn:

"Các tàu trọng tải lớn thì không thể dùng các bến cảng với các cầu cảng cũ được vì cầu cảng lúc bấy giờ chỉ xây cho tối đa 500 tấn thôi, nhưng bây giờ có những tàu lên đến hơn 2.000 rồi".

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cũng cho biết, hiện nay ngành đường thủy chưa có cơ sở dữ liệu về tàu thuyền, chứng chỉ của thuyền viên nên khi cập nhật, kiểm tra tàu vào và rời bến để kết nối với hàng hải và của các cơ quan quản lý nhà nước khác là không thực hiện được, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý:

"Nếu như ở hàng hải, ông A trình ra bằng này, chỉ cần tra vào máy là ông này bằng thật hay bằng giả, ông này đã học chưa là có ngay, cho nên cơ sở dữ liệu Cục làm đến giờ vẫn chưa xong, cho nên chưa kết nối được lên mạng thông tin điện tử Quốc gia, cho nên tra bằng cấp ở các Cảng vụ không tra được. Đó là những cái tiềm ẩn an toàn giao thông đường thủy nội địa có thể xảy ra bất cứ lúc nào".

Các ý kiến cũng cho rằng, thực tế không chỉ số lượng phương tiện đường thủy nội địa đã thay đổi đáng kể, mà về số lượng thuyền viên và người lái, điều kiện hạ tầng, thời tiết, luồng lạch cũng có nhiều thay đổi. Nếu không kịp thời cập nhật đầy đủ những dữ liệu này, các chính sách đảm bảo an toàn giao thông đường thủy khó theo kịp thực tế.

Chỉ khi có những cơ sở dữ liệu vững chắc, việc đề ra các chính sách phát triển vận tải thủy nội địa, đảm bảo an toàn đường thủy mới sát với thực tế và trúng đích
Chỉ khi có những cơ sở dữ liệu vững chắc, việc đề ra các chính sách phát triển vận tải thủy nội địa, đảm bảo an toàn đường thủy mới sát với thực tế và trúng đích

Tỷ lệ vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa ngày càng tăng và hiện chiếm khoảng 18% tổng tải trọng hàng hóa của cả nước. Bộ GTVT cũng tìm nhiều biện pháp để phát triển vận tải thủy nội địa nhằm san sẻ gánh nặng cho đường bộ.

Tuy vậy, điều này chỉ có thể thực hiện được khi có đầy đủ những dữ liệu về thuyền viên, người lái, phương tiện và cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng mức mới có thể thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực đường thủy một cách tương xứng.

Mời quý vị và các bạn đến với góc nhìn này của VOVGT qua bài bình luận nhan đề: Không thể chần chừ

Năm 2007, lần đầu tiên ngành đường thủy thực hiện cuộc tổng điều tra toàn quốc về phương tiện và thuyền viên, người lái thủy. Kết quả cho thấy, có hơn 806.000 tàu, thuyền các loại. Sẽ không có gì đáng nói nếu không có chuyện, sau 10 năm, số liệu mà các cơ quan quản lý nắm được lại rất khác nhau, thậm chí vô lý.

Cụ thể, ký số phương tiện đã được cấp đăng ký mới đạt hơn 53% con số trên. Ngay cả số phương tiện thủy có trong dữ liệu đăng kiểm của Cục Đăng kiểm Việt Nam luôn cao hơn so với số liệu đăng. 

Để khắc phục những bất cập này, sau khi Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi được thông qua năm 2014, đến năm 2015, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 75 về việc định kỳ ngày 25 hàng tháng, các Sở GTVT địa phương phải báo cáo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kết quả đăng ký phương tiện thủy.

Tuy nhiên, việc quy định báo cáo này gần như chìm vào quên lãng, với chỉ khoảng 30 Sở báo cáo, nhưng cũng không đầy đủ, còn lại không báo cáo, mặc dù Cục Đường thủy nội địa VN thường xuyên đôn đốc, đề nghị.

Điều này dẫn đến những hệ lụy như: Số lượng phương tiện thực hiện đăng kiểm lần đầu chỉ đạt khoảng 60%, tỷ lệ quay lại đăng kiểm định kỳ theo quy định của luật chỉ đạt khoảng 30%. Thậm chí hầu hết phương tiện thủy gia dụng có tổng tải trọng dưới 1 tấn, sức chở dưới 5 gần như bị buông lỏng.

Thậm chí, tại Chỉ thị số 23 về tăng cường các giải pháp cấp bách đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đầu tháng 7/2016, đã giao Bộ GTVT Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng điều tra phương tiện thủy nội địa và thuyền viên, người lái phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy….

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT phải thành trong năm 2017, làm căn cứ tiếp tục triển khai công tác đăng ký, quản lý, kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện; đào tạo, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; quản lý hoạt động kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy… song hết năm 2017, việc tổng điểu tra phương tiện thủy vẫn chưa được thực hiện vì thiếu kinh phí.

Năm 2020, khi tình hình TNGT đường thủy nội địa tiếp tục diễn biến phức tạp,  8 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 44 vụ TNGT đường thủy, làm chết 37 người, bị thương 5 người, nhiều người mới tá hỏa vì những giải pháp, chính sách đảm bảo an toàn giao thông đường thủy dường như chưa trúng đích. 

Do vậy, cuối tháng 9/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 37 về thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội dịa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa. Một trong những biện pháp cấp bách và then chốt được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ GTVT là xây dựng kế hoạch và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận tổng điều tra phương tiện và thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, doanh nghiệp kinh doanh vận tải thủy nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Điều đó cho thấy, việc tổng điều tra để nắm bắt chính xác hiện trạng hoạt động của phương tiện thủy nội địa đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được coi là cơ sở để thực hiện các chính sách đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. 

Không thể có chuyện “trên nóng, dưới lạnh”, trên hô hào, dưới làm thinh. Chỉ khi có những cơ sở dữ liệu vững chắc, việc đề ra các chính sách phát triển vận tải thủy nội địa, đảm bảo an toàn đường thủy mới sát với thực tế và trúng đích./. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Xe hợp đồng không được gom khách lẻ: Quản lý thế nào?

Từ năm 2025, hành khách sẽ không thể đi chung xe hay đặt chỗ lẻ từng trường hợp để nhà xe đưa đón tận nhà, bởi theo quy định mới, ôtô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được nhận khách lẻ, không được gom khách, đón khách ngoài danh sách đính kèm theo hợp đồng, không ấn định lịch trình cố định…

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Bỏ xe, không nộp phạt vi phạm giao thông: Trốn không thoát, thiệt hại nhiều hơn

Thực tế đã từng có nhiều trường hợp người vi phạm giao thông cố tình không chấp hành bằng cách bỏ lại phương tiện, vì giá trị của chiếc xe không bằng mức phạt phải nộp. Không riêng gì tại Việt Nam, đây cũng là tình huống mà lực lượng chức năng ở nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025: Dấu mốc của nhiều dự án giao thông

Năm 2025, ngành giao thông đặt mục tiêu khởi công 19 dự án và hoàn thành 50 dự án, trong đó có một số dự án giao thông trọng điểm của quốc gia.

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Trăm năm hủ tiếu Mỹ Tho

Mỹ Tho, vùng đất trù phú nằm bên dòng sông Tiền, là nơi hội tụ văn hóa của nhiều cộng đồng dân cư qua các thời kỳ. Trong dòng chảy lịch sử ấy, sự góp mặt của người Hoa vào cuối thế kỷ 17 đã để lại những dấu ấn sâu sắc, không chỉ trong đời sống kinh tế mà còn trong ẩm thực.

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Thị phần môi giới hàng hóa 2024: Cuộc cạnh tranh khốc liệt

Năm 2024, thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Nhiều phường tại TP.HCM ‘về chung nhà’

Từ ngày 01/1/2025, 80 phường thuộc 10 quận nội thành TP.HCM đã chính thức sáp nhập thành 41 phường mới. Đây là một sự kiện quan trọng trong nỗ lực tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý và phục vụ người dân của thành phố.

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Cảnh báo mua bán, sử dụng pháo nổ trái phép dịp Tết

Những tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán, hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép sẽ có chiều hướng gia tăng. Thời gian qua, tại TP.HCM và các tỉnh lận cận, hàng loạt vụ vận chuyển pháo nổ trái phép cũng bị phát hiện.

// //