Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đổi thay diện mạo làng Vẽ

Phóng viên - 10/02/2019 | 10:06 (GTM + 7)

VOVGT - Làng Vẽ - Đông Ngạc hôm nay nằm ngay dưới chân cầu Thăng Long – một công trình lớn với xe cộ luôn đông đúc, tấp nập

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Những bức tường nhuốm màu thời gian. Ảnh: Mai Lân

Đến với Kẻ Vẽ - Đông Ngạc ngày hôm nay, chúng ta như được thả hồn trong khung cảnh yên bình của một làng quê với cánh cổng làng và nhiều ngôi nhà cổ kính hàng trăm năm tuổi, với những con đường ngõ lát gạch nghiêng gần như không còn tìm thấy ở đâu quanh Hà Nội, ngoài ở Kẻ Vẽ.

Sự hiện diện của những dấu ấn thời gian đó cũng mang trong mình bao câu chuyện kể thú vị về ý thức gìn giữ truyền thống của nhiều thế hệ người dân làng Vẽ, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay.

Hồi tưởng lại một phiên chợ đặc biệt của làng Vẽ với tên gọi chợ Soi, vào ngày 27 tháng chạp, ông Lê Văn Châu – một giáo viên nghỉ hưu, đang sinh sống tại Đông Ngạc cho biết:

Cái gốc của chữ bãi soi là các bãi nổi lên ở cái phần mà chỉ có ở dòng sông Chảy mới có nhiều, nó nổi lên một cái vùng chứ ko phải cả một triền sông. Bà con cái vùng ấy người ta gọi là cái bãi soi, ra đấy giồng ngô, củ cải… Bà con ở đây  cũng di danh từ bãi soi xuống đây, gốc của nó chỉ có thế thôi. đến bây giờ, đi dọc đây chẳng có chỗ nào để họp chợ cả, chỉ có chỗ ấy rộng rãi nhất các loại hàng và người từ quanh khu vực này đem đến đấy là có chỗ để mà họp được.

Chợ Soi đặc biệt với người dân làng Vẽ là thế, nhưng trước những tác động của đô thị hóa và kinh tế thời kỳ mới, phiên chợ được người dân nơi đây trông ngóng cả suốt cả năm cũng không còn tồn tại. Ông Châu cho biết thêm:

Chợ Soi thì hay lắm nhưng giờ thì hết rồi, chỗ đất ấy bây giờ cầu Thăng Long cũng làm rồi, và thứ 2 nữa là bây giờ ko có chợ tết. Đi qua bờ đê này mới sang chỗ đấy, sau này ở ngoài đấy làm rồi có đem về sân đình này dc 2,3 năm nhưng nó không phù hợp, không đúng, rồi bắt đầu đến thời kỳ nhà nước cái gì cũng phân phối, mà khi đã phân phối rồi thì ở chợ không có. Thời bao cấp là coi như không còn nữa.

Làng Vẽ - Đông Ngạc hôm nay nằm ngay dưới chân cầu Thăng Long – một công trình lớn với xe cộ luôn đông đúc, tấp nập, kéo theo đó là những tác động không nhỏ tới không gian, cơ sở hạ tầng của nhiều làng cổ bao quanh, trong đó có Đông Ngạc. Nhưng người dân nơi đây vô cùng tự hào với những giá trị truyền thống vẫn được các thế hệ bảo lưu, giữ gìn đến ngày nay. Ông Lê Văn Đôn cho biết:

Từ cổ xưa làng Vẽ, người ta đã nói là nếu con gái làng Vẽ đi lấy chồng nơi khác thì phải nộp vào khoảng độ vài trăm gạch để người dân xây đường làng làm kỷ niệm khi cô rời khỏi làng. Từ truyền thống đó cho đến nay người ta vẫn giữ đc, cái hủ tục hiện nay thì ko còn nữa nhưng người ta vẫn xây con đường gạch nghiêng để nhớ lại cái ngày xưa, và còn giữ lại đến ngày nay.

Thật hiếm thay một làng cổ hàng ngàn năm như làng Vẽ mà còn giữ được bao nhiêu di vật cổ trải qua bao cuộc bể dâu chiến tranh đổi đời. Đình Vẽ có những cây cổ thụ như muỗm, thị, vóc, hoa) mà tuổi đời đến 300-400 năm vẫn ra hoa, đơm quả, xanh tốt. Chùa Vẽ cũng có 2 cây đa, 2 cây muỗm cổ thụ, vẫn tỏa bóng mát, như bao bọc, chở che cho không gian yên bình của làng Vẽ.

Cổng một ngôi nhà trong làng. Ảnh: Mai Lân

Khu vực làng cổ của Đông Ngạc hiện nay gồm 6 xóm (Đông, Ngác, Vẽ, Trung, Ngấn, Chùa), trong khuôn viên rộng trên 12 hecta. Đường xóm chạy theo chiều Bắc – Nam, hai đầu đều có cổng vào, trong xóm cổ đường còn lát gạch nghiêng rộng hơn ba mét (trong số 12 cổng nay chỉ còn 5).

Trong khu vực làng cổ còn có khoảng 150 ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 100 năm. Nhiều ngôi nhà được đục chạm rất khéo léo, công phu. Trong bài “Làng cổ ven đô”, tác giả Triệu Bảo- Ngọc Anh viết: “… qua gầm cầu Thăng Long 700m đầy bụi bặm, rẽ vào làng Đông Ngạc, chúng tôi có cảm giác như lạc vào một thế giới khác." Quả thực, không gian truyền thống của Kẻ Vẽ hôm nay luôn mang đến cho mọi người những cảm giác yên bình, đáng nhớ.

Nếu bây giờ đi đến Làng Vẽ thì dù rằng làng Vẽ nay là phường Đông Ngạc đã có nhiều thay đổi nhưng người ta vẫn thấy dáng dấp của 1 ngôi làng cổ. Vì làng này vẫn là làng văn hiến, nhiều ngõ vẫn là gạch lát nghiêng, vẫn có những ngôi nhà lợp ngói vảy cá, có tường bao, có cây um tùm, in dấu thời gian, nên bây giờ ở làng vẫn còn nhiều dấu nét xưa vì nhiều người, nhiều dòng họ vẫn muốn giữ lại dáng dấp của gia đình và làng mạc ngày xưa.

Ở làng Vẽ vẫn còn những con ngõ rất đẹp, dù bị mất nhiều Nhưng dù sao nó vẫn còn, cái ngõ của làng vẫn đi thẳng vào. Có thể nói gạch lát nghiêng của làng Vẽ vẫn còn tồn tại, còn tại làng Chèm người ta lát gạch xi măng hết rồi. Phải nói là làng Chèm sự thay đổi về cảnh quan lớn hơn làng Vẽ, và làng Vẽ do truyền thống được duy trì tốt, cũng do sự quản lý của làng của xã, cũng rất tốt nên cảnh quan không thay đổi lắm, các ngõ vẫn bảo toàn được. Như ngõ Chùa, Ngõ Vẽ, Ngõ Ngang vẫn còn nguyên vẹn.

Công trình cầu Thăng Long cắt qua nhiều làng cổ, tạo nên một diện mạo mới hoàn toàn cho cả khu vực rộng lớn phía tây bắc Hà Nội. Các làng quê trù phú, yên bình một thời chỉ trong thời gian ngắn đã thành phố thành phường, có những ngôi nhà cao tầng, những tòa chung cư, biệt thự đồ sộ mọc lên hay dân cư khắp các tỉnh thành lên lập nghiệp, sinh sống ngày một nhiều khiến cho các làng cổ quanh khu vực khó tránh khỏi bị tác động từ nhiều mặt.

Nhìn sang những làng cổ như Kẻ Noi, Kẻ Chèm, Kẻ Gạ…thì có thể thấm thía sự nỗ lực vô cùng của người dân Kẻ Vẽ để giữ được những cánh cổng làng, ngôi nhà cổ hay những con đường ngõ lát gạch nghiêng đến hôm nay. Không tự nhiên Kẻ Vẽ còn bảo lưu được những nét đẹp như thế, bởi ý thức, trách nhiệm gìn giữ truyền thống luôn được lớp lớp thế hệ đi trước nhắc nhớ, giáo dục cho thế hệ sau bằng tất cả tâm huyết của mình:

Cái đổi mới của làng này bây giờ cũng là đổi mới chung, gần như đất thì chia ra, bán đi, không còn được như ngày xưa .Giai đoạn này tình hình kinh tế dù có gọi là khó khăn nhưng mà so ra thì cũng chưa phải là khó. Nên về mặt tư tưởng và cái ý thức của nhân dân đối với công trình văn hóa này thì vẫn còn chứ không ai bảo rằng nó bị mai một cả. Còn khỏe được đến đâu thì ta cứ cố gắng chăm sóc đến đó, vẫn cố gắng làm thế nào để giữ được cảnh quan của nó như ngày xưa.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

// //