Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chủ động ứng phó với bão số 4

Phóng viên - 16/08/2018 | 8:51 (GTM + 7)

VOVGT – Các tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Phòng đang triển khai kế hoạch nhằm chủ động ứng phó với bão số 4.

Quảng Ninh:

Các tàu du lịch vận chuyển khách theo giờ, không đăng ký lưu trú qua đêm trên vịnh Hạ Long vẫn tạm thời được hoạt động cho đến khi có lệnh của Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh

Trước diễn biến phức tạp của bão số 4, để đảm bảo an toàn cho phương tiện và khách du lịch, bắt đầu từ 12h trưa 15/8, Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh đã ngừng cấp phép đối với các tàu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long.

Lệnh cấm được áp dụng cho tất cả các tàu chưa rời bến. Đối với hơn 160 tàu lưu trú trên Vịnh Hạ Long đã được cấp phép rời bến phải quay về Cảng Tuần Châu trả khách vào lúc 19h tối nay. Riêng với các tàu du lịch vận chuyển khách theo giờ, vẫn tiếp tục được hoạt động nhưng cần theo dõi diễn biến của bão số 4 và chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn cho phương tiện và du khách, tạm dừng hoạt động khi bão đổ bộ.

Ông Lê Duy Phước, Phó giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh cho biết: “Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh cũng đã thông báo tới tất cả các chủ phương tiện và thuyền trưởng theo dõi diễn biến của cơn bão để có phương án sẵn sàng đảm bảo an toàn cho du khách kể cả đang trong hành trình hay buổi tối neo đậu tại cảng. Và nếu cần thiết sẽ yêu cầu các tàu đến các điểm tránh trú bão theo quy định”.

Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi được 7.328 phương tiện tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn - Ảnh minh họa: Báo Giao thông.

Đến chiều tối qua (15/8) tỉnh Thanh Hóa đã kêu gọi được 7.328 phương tiện tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn, còn 115 phương tiện đang đánh bắt gần bờ. Ngoài ra các địa phương cũng triển khai nhiều giải pháp ứng phó với cơ bão số 4.

Thanh Hóa có 7.443 phương tiện nghề cá với khoảng 28 nghìn lao động. Tính đến 16 giờ chiều qua (15/8) đã có 7.328 phương tiện với hơn 27 nghìn lao động đã vào nơi tránh trú bão an toàn (neo đậu tại các bến trong tỉnh có 6.906 phương tiện; tại các bến ngoài tỉnh là 422 phương tiện) Các phương tiện đang neo đậu, tránh trú ngoài tỉnh đều giữ liên lạc với gia đình bình thường. Hiện tại còn 115 phương tiện với 230 lao động đang đánh bắt gần bờ vùng biển thanh hóa, sáng đi tối về.

Đến chiều qua UBND các huyện miền núi đã triển khai việc kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm, ven sông suối, vùng trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; các huyện, thành phố ven biển triển khai phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản, đặc biệt đối với khác du lịch trên biển, ven biển. Các địa phương đã chủ động kiểm tra, rà soát hệ thống công trình đê điều, hồ đập; chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn cho công trình, đặc biệt tại các vị trí trọng điểm xung yếu.

Ông Lê Văn Thủy- tổng giám đốc Cty TNHH MTV thủy nông Sông Chu cho biết, các phương án phòng chống bão lũ đã được đơn vị triển khai kịp thời: “Chúng tôi triển khai thực hiện đúng quy trình quản lý hệ thống là kiểm tra công trình trước lũ, đánh giá an toàn công trình hồ đập và sửa chữa công trình trước lũ. Lập phương án phòng chống lũ lụt theo từng công trình xong là triển khai phương án phòng chống bão lụt đến từng địa bàn và khi có mua lũ thì triển khai theo đúng phương án đã được phê duyệt”.

Hải Phòng

Ảnh minh họa

Là một trong những địa phương được dự báo là chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, trong 2 ngày qua, thành phố Hải Phòng đã có nhiều công điện và tổ chức các cuộc họp bàn phương án khẩn cấp phòng chống bão. Lệnh cấm biển bắt đầu từ 12 giờ trưa nay và việc di dời dân tại các địa bàn xung yếu, có nguy cơ mất an toàn cũng sẽ đảm bảo hoàn thành trước 12 giờ trưa nay.

Việc đảm bảo cho các tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển vào nơi trú tránh an toàn trước bão số 4 vào là một trong những yêu cầu đặt ra hàng đầu đối với các huyện đảo và ven biển của thành phố Hải Phòng. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố đã kiểm đếm, thông báo cho trên 3 nghìn phương tiện với gần 12 nghìn lao động, cùng hàng trăm lồng bè đang hoạt động trên biển các phương án chủ động phòng tránh bão. Đến 7 giờ sáng nay, gần như toàn bộ các phương tiện đã vào nơi trú tránh.

Đại tá Phạm Quang Đáo, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho biết, chỉ còn một vài phương tiện đang hoạt động quanh đảo Bạch Long Vĩ và lực lượng chức năng sẽ kiên quyết yêu cầu các phương tiện này vào đất liền, đảm bảo an toàn trước khi bão về: “Hiện nay, bộ đội biên phòng đang tích cực phối hợp với địa phương vận động các phương tiện còn lại có điều kiện vào được đất liền thì vào đất liền để phòng tránh. Còn các phương tiện nhỏ không vào được thì tập trung đưa lên bờ để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đề nghị huyện đảo Bạch Long Vỹ, chỉ đạo các ngành, các lực lượng xuống tận các phương tiện yêu cầu các phương tiện có khả năng vào được đất liền thì phải di chuyển vào đất liền. Nếu không, ở ngoài đó sẽ xảy ra thiệt hại lớn”.

Trong mấy ngày qua, các Công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Hải Phòng đã thực hiện tiêu thoát nước trong nội đồng và vùng đệm, đảm bảo an toàn cho đê điều, hồ đập; hạ mực nước trên các hệ thống sông và cống thoát nước tại Hải Phòng xuống thấp nhất có thể. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 4 có thể gây mưa lớn tại Hải Phòng và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; lượng mưa có thể đạt từ 250 – 300 mm đe dọa gây ngập úng các diện tích canh tác, nhất là tại các huyện ngoại thành của Hải Phòng.

>>> Ứng phó cơn bão số 4: Đảm bảo giao thông trên các tuyến quốc lộ

Ông Nguyễn Trọng Nhưỡng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) cho biết, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ động, sẵn sàng vận hành các máy bơm tiêu thoát nước chống úng, bảo vệ lúa và hoa màu của người dân trong trường hợp mưa lớn kéo dài: “Đến nay, mực nước của Vĩnh Bảo tương đối thấp. Ở Vĩnh Bảo, nguy cơ lớn nhất là úng lụt đối với lúa, rau màu. Tháng 7 đã phải cấy lại một số diện tích. Cơn bão này dự báo mưa lớn thì nguy cơ úng vẫn tiếp tục. Đề nghị ngành điện chủ động đảm bảo điện để chạy máy bơm tiêu úng”.

Mặc dù diện tích đồi núi không nhiều, nhưng trước diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của cơn bão số 4, các phương án di dời dân, chống sạt lở núi, đất đá đã được các địa phương lên phương án cụ thể. Thực hiện công điện khẩn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, các địa phương sẽ hoàn thành việc di dời dân khỏi các khu vực nguy hiểm trước 12 giờ trưa nay. Việc an toàn cho người dân tại các khu du lịch, các vùng ven biển có mức độ nguy hiểm cao được các địa phương đặc biệt quan tâm.

Hoàng Xuân Minh, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn cho biết: “Đồ Sơn đang tập trung chống nước dâng, tràn vào khu dân cư. Mực nước chỉ 2,2m nhưng nếu bão vào, nước sẽ dâng lên khoảng từ 2 – 3 mét, vẫn tràn vào khu dân cư. Đặc biệt ở đây, khách du lịch sẽ đi xem bão rất nhiều, xem sóng. Cái này là hiện tượng và đã xảy ra tai nạn thế này rồi. Chúng tôi sẽ lập các chốt, ngăn không cho khách du lịch đi xem sóng”.

Trong ngày 15/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã triệu tập 2 cuộc họp khẩn cấp để triển khai công tác phòng chống bão số 4. Ngày hôm nay, thành phố tiếp tục tổ chức 6 đoàn đi kiểm tra tình hình tại các địa phương, có phương án xử lý kịp thời trước mọi diễn biến phức tạp của thời tiết.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //