Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chuẩn bị vận hành chính thức xe buýt nhanh BRT tại Hà Nội

Phóng viên - 23/12/2016 | 10:55 (GTM + 7)

VOVGT - Phương án tổ chức, phân luồng giao thông, các nguy cơ phải lường trước khi vận hành loại hình phương tiện công cộng này, là những vấn đề được quan tâm.

Theo thông báo của Sở GTVT Hà Nội, thủ đô dự kiến sẽ chính thức vận hành thử xe buýt nhanh BRT từ ngày 15/12 tới đây. Phương án tổ chức, phân luồng giao thông, cũng như các nguy cơ phải lường trước khi vận hành loại hình phương tiện công cộng hoàn toàn mới này, là những vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo phương án phân luồng được Sở GTVT Hà Nội công bố, tuyến xe buýt nhanh BRT Yên Nghĩa – Kim Mã sẽ được vận hành kết hợp cả hai hình thức: giao thông chung và giao thông riêng. Theo đó, đối với các đoạn tuyến (Ba La-Yên Nghĩa và Giang Văn Minh-Kim Mã-Giảng Võ), BRT được tổ chức tham gia giao thông hỗn hợp đi chung với các phương tiện khác như trong thiết kế kỹ thuật được duyệt. Trong khi đó, đối với đoạn tuyến Ba La-nút giao Giảng Võ-Cát Linh, BRT sẽ được tổ chức đi riêng.

Thử nghiệm xe buýt nhanh BRT tại Bến xe Kim Mã.Ảnh: Kinh tế đô thị

Trả lời phỏng vấn với Phóng viên Kênh VOV Giao thông Quốc gia, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị cho biết, xe buýt nhanh BRT là loại hình mới vận hành trên hành lang có mức độ giao thông tương đối cao, bởi vậy chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến vận hành BRT. Do đó, cách tổ chức giao thông của Sở GTVT Hà Nội hiện nay là hướng vào mục tiêu đưa BRT vào vận hành với dịch vụ tối đa, nhưng không làm xáo trộn quá lớn đến hiện trạng giao thông hiện tại. Cách tổ chức giao thông cũng linh hoạt với đặc thù giao thông của từng tuyến.

Ông Hải thông tin: "Có một số đoạn tuyến mặt cắt hẹp, giao thông hỗn hợp phức tạp và không có nhu cầu dừng đón thì bố trí cho xe đi trong làn giao thông chung, cùng làn giao thông hỗn hợp; còn đoạn tuyến có bề rộng đường đủ lớn và có tổ chức được làn ưu tiên thì có phân tích làn BRT rõ rệt hơn với làn giao thông khác, thông qua hệ thống vạch sơn và đinh phản quang, để người tham gia giao thông có thể phân biệt được làn giao thông của mình và làn giao thông BRT".

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Hải, dọc theo hành lang tuyến sẽ có biển báo, sơn kẻ để nhận diện làn BRT với làn giao thông hỗn hợp khác. Bên cạnh đó, việc tổ chức cho xe BRT tiếp cận nhà ga thì được ưu tiên bằng cách các đường đinh phản quang được bố trí dày hơn, để các phương tiện khác khó tiếp cận vào nhà ga, cản trở lưu thông của BRT. Đồng thời, việc tổ chức lưu thông ở nút cũng theo hướng tạo thuận lợi nhất cho BRT, phối hợp pha đèn, tổ chức tín hiệu ưu tiên cho BRT tiếp cận vào nút và thoát khỏi nút nhanh nhất.

Theo thông báo của Sở GTVT Hà Nội, cơ quan này cũng sẽ tổ chức lại các tuyến xe buýt truyền thống, nhằm kết nối và thực hiện vai trò gom khách, giải tỏa khách cho BRT. Thống kê cho thấy, hiện tại thành phố đang có 7 tuyến xe buýt vận hành trùng hoặc khó tiếp cận, do đó, cơ quan này sẽ tổ chức lại theo hướng; tất cả các đoạn tuyến trùng sẽ được ngắt khỏi hành lang BRT, đồng thời tăng cường tiếp cận ở các vị trí có nhà ga BRT, để người dân có thể sử dụng xe buýt tiếp cận BRT và có thể từ BRT quay lại tiếp cận xe buýt thuận lợi nhất.

Tuy nhiên, các ý kiến chuyên gia và người dân cho rằng, việc vận hành một loại hình phương tiện mới trong bối cảnh giao thông hỗn hợp phức tạp, mật độ cao chắc chắn sẽ kéo theo các nguy cơ mất an toàn và không đảm bảo yêu cầu đề ra. Do đó, các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý, vận hành phải hết sức lưu ý và có biện pháp ứng phó.

Vì vậy, đối với công tác kiểm tra, rà soát chuẩn bị vận hành, ông Lương Đức Thắng, Phó trưởng phòng Quản lý giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết: "Về đảm bảo an toàn kết cấu cho các công trình dọc tuyến BRT cũng như đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện lưu thông trên tuyến đang triển khai thi công, chúng tôi sẽ phối hợp với liên ngành để đi kiểm tra, đánh giá tất cả các nguyên nhân gây ra các hiện tượng va chạm trên đồng thời đưa ra đề xuất. Trước mắt chúng tôi sẽ tăng cường hệ thống biển báo từ xa để đảm bảo an toàn kết cấu cũng như dẫn hướng cho người điều khiển giao thông".

Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị cũng cho rằng, yếu tố của BRT được người dân quan tâm nhiều nhất là thời gian vận hành trên tuyến. Nếu thời gian vận hành và tần suất được đảm bảo thì tính hấp dẫn của BRT sẽ tăng cao. Do đó, ông Hải lưu ý giải pháp: "Một là mặc dù chúng ta có nhận diện của làn BRT nhưng không phải làn tách bạch, làn cứng nên phải có kiểm soát, thậm chí có xử lý kịp thời, nghiêm túc để tránh các phương tiện khác xâm phạm, cản trở hoạt động của BRT, vừa đảm bảo dịch vụ nhưng cũng vừa an toàn nữa. Hai là tiếp tục theo dõi các nhu cầu giao thông tại các nút để có điều chỉnh pha đèn hợp lý, để cho thời gian chờ đợi của BRT hợp lý nhất, không quá dài, ảnh hưởng đến thời gian đi lại của tuyến".

Các ý kiến đồng thuận cho rằng, khi BRT vận hành thì nhu cầu sẽ thay đổi. Khi người dân thấy loại hình mới hấp dẫn thì lượng khách của BRT có thể gia tăng. Có thể có những đoạn tuyến, đầu mối giao thông tăng cao về nhu cầu, khi đó, cơ quan chức năng và đơn vị vận hành cần điều chỉnh dịch vụ phù hợp, đặc biệt là xe buýt đi theo cho hợp lý. Tất cả các giải pháp phải hướng tới kết nối và thuận tiện của dịch vụ, làm thỏa mãn và hài lòng hành khách, chỉ có như vậy, người dân mới sử dụng rộng rãi phương tiện công cộng hơn trong thời gian tới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //