Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Yêu thương và khoảng cách

Phóng viên - 14/05/2021 | 6:29 (GTM + 7)

Yêu là phải gần. Nhưng có lúc gần nhau trong suy nghĩ và tình cảm, gần qua các kết nối công nghệ thôi, chứ tiếp xúc bạt mạng mà vẫn gần nhau, mang đến toàn virus vi khuẩn cho nhau, thì thật là tai hại.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dịch bệnh buộc chúng ta phải thay đổi nhiều thứ để thích nghi, nhưng cũng khiến ta nhận ra mình cần thay đổi, để thương yêu nhau theo một cách khác đi.

Con cái yêu thương bố mẹ già, giờ là lúc đừng đến thăm nom quá nhiều, mà hãy phân công một vài người trong gia đình thường trực chăm sóc các cụ, với các nguyên tắc vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ. Mỗi ngày bạn tiếp xúc cả chục người, xuất hiện ở bao nhiêu nơi công cộng, nguồn vi khuẩn gây bệnh mà bạn mang trên bộ quần áo, tay chân, mặt mùi mình, và thậm chí ủ trong người mình, làm sao biết nhiều ít ra sao. Trong khi người cao tuổi, sức chống đỡ mong manh như ngọn đèn trước gió.

Người lớn yêu thương con trẻ, bình thường vồ vập thơm má thơm mặt đã là một việc không nên, vì thiếu vệ sinh. Thời dịch bệnh, điều đó càng nguy hiểm. Dù sự đáng yêu của trẻ em khiến chúng ta không cưỡng lại nổi mong muốn được âu yếm, nựng nịu chúng, nhưng đừng quên giữ khoảng cách, vì chính bạn không chắc mình có an toàn.

Hãy biểu hiện bằng ánh nhìn, bằng lời nói, đứa trẻ sẽ cảm nhận được bạn yêu chúng ra sao. Hơn nữa, giữ khoảng cách và chừng mực trong cử chỉ âu yếu với trẻ em cũng là cách rất quan trọng để dạy trẻ ý thức tôn trọng bản thân, phòng tránh bị quấy rối, xâm hại.

Người lớn yêu thương mà phải xa nhau, đương niên là khổ tâm. Nhưng khoảng cách do dịch bệnh hay các yếu tố bất khả kháng vừa là thử thách, cũng vừa là gia vị để tình yêu thêm bền chặt, mặn nồng. Sau mỗi biến cố, bạn ngộ ra rằng, yêu thương trước hết là giữ gìn cho nhau sự bình an.

Yêu là phải gần. Nhưng có lúc gần nhau trong suy nghĩ và tình cảm, gần qua các kết nối công nghệ thôi, chứ tiếp xúc bạt mạng mà vẫn gần nhau, mang đến toàn virus vi khuẩn cho nhau, thì thật là tai hại.

Và khi dịch bệnh đi qua, chắc không còn ai hỏi, tại sao thương nhau không đến được với nhau?!

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Cao tốc chưa bàn giao xong, trách nhiệm thuộc về ai?

Vụ việc cắt điện tối 12/4 tại một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã khiến cho tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, nguy cơ mất toàn cho người và phương tiện. Nguyên nhân được cho là đơn vị mua điện đã chậm thanh toán tiền điện.

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp tai nạn lao động: Ngăn chặn cách nào?

Liên tiếp các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Đồng Nai, Yên Bái, Hà Nội ngay khi cả nước đồng loạt triển khai Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động năm 2024 cho thấy những khoảng trống rất lớn về an toàn lao động.

Đồng phục che áo lỗi

Đồng phục che áo lỗi

Những tín hiệu về khả năng thất bại nếu làm đường sắt đô thị trên làn BRT hiện nay đã được chỉ rõ. Vậy có cần thiết và lãng phí không khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu để triển khai vấn đề này.

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Có nên tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Trong Chỉ thị 12 ngày 21/4/2024, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 5 về gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước. Chính sách này đã từng phát huy tác dụng.

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

TP.HCM: Cần hành động quyết liệt trước những vụ ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra

Như thường lệ hàng năm, TP.HCM luôn lấy thời điểm giao mùa từ 15/4 -15/5 làm tháng hành động vì an toàn thực phẩm nhằm tuyên truyền người dân cảnh giác trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Sài Gòn sống và yêu: Phố Lương Hữu Khánh, nơi lưu giữ nghề làm biển hiệu

Đường Lương Hữu Khánh (quận 1, TP.HCM) được mệnh danh là “cái nôi” biển hiệu ở Sài Gòn - TP.HCM. Trải qua hơn 3 thập kỷ, những người thợ đã “chế tác” hàng nghìn biển hiệu, lưu giữ lại 1 phần ký‎ ức của Sài Gòn xưa và giữ gìn cái nghề một thời, từng được xem là biểu tượng của đất Sài thành.

Nhớ đĩa hoa cúng của ngoại

Nhớ đĩa hoa cúng của ngoại

Những bông hoa được đặt ngay ngắn lên một chiếc đĩa men với những bông hoa xanh nhàn nhạt, bà hai tay đặt lên ban thờ, sau đó là đến phần việc của ông, với một nén hương trầm thơm thoang thoảng mà đến bây giờ vẫn rõ ràng trong ký ức khứu giác của tôi.

// //