Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Xây dựng thói quen sử dụng giao thông công cộng từ trẻ nhỏ

Phóng viên - 09/10/2019 | 16:44 (GTM + 7)

Để có thể hạn chế lượng phương tiện cá nhân trên đường phố, hướng tới giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường thì việc xây dựng thói quen sử dụng các phương tiện công cộng cho người dân, đặc biệt là trẻ em là vô cùng quan trọng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Xây dựng thói quen sử dụng GTCC từ trẻ nhỏ
Phần lớn trẻ em được cha mẹ đưa tới trường bằng xe cá nhân, gây ra tình trạng ùn tắc, lộn xộn trước cổng trường học. Ảnh: atgt.vn

Hiện nay, phần lớn trẻ em được cha mẹ đưa tới trường bằng xe cá nhân, cùng với đó, các em còn thiếu kiến thức, kỹ năng khi tham gia giao thông dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay cứ 4 phút, trên tất cả các cung đường trên toàn thế giới có một trẻ em qua đời vì TNGT… Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích.

Qua các nghiên cứu, số trẻ em thương vong do TNGT trong 10 năm trở lại đây không hề giảm mà có dấu hiệu gia tăng. 90% số vụ TNGT liên quan đến trẻ em là do các em trực tiếp gây ra khi tham gia giao thông.

Do vậy, Tiến sỹ Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng việc trẻ em làm quen sớm với giao thông công cộng đặc biệt là xe buýt là hết sức quan trọng. Để tránh những nguy cơ có thể xảy ra khi tự điều khiển phương tiện khi chưa trang bị tốt luật giao thông hay được phụ huynh chở trên xe cá nhân di chuyển trên những con đường đông đúc thì việc sử dụng giao thông công cộng rõ ràng an toàn hơn rất nhiều.

“Việc trẻ em sử dụng giao thông công cộng như xe buýt cũng mang lại nhiều lợi ích, như: giảm thời gian đi lại của phụ huynh qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động và giảm ùn tắc giao thông. Chúng ta thấy rằng mỗi dịp nghỉ lễ khi mà nhu cầu đi lại giảm khoảng 10% thì lập tức đường thông thoáng, không còn ách tắc. Đặc biệt, lợi ích của việc đi xe buýt mang lại cho trẻ em đó là nâng cao sự độc lập của học sinh. Chẳng hạn chúng ta có thể thấy những học sinh Nhật Bản hoặc Phần Lan tự đi bộ hay đi xe buýt thì điều này giúp góp phần rất tốt định hình tính cách độc lập của trẻ em”.

Lợi ích của việc đi xe buýt mang lại cho trẻ em đó là nâng cao sự độc lập của học sinh
Lợi ích của việc đi xe buýt mang lại cho trẻ em đó là nâng cao sự độc lập của học sinh

Mặc dù vậy, hiện nhiều phụ huynh vẫn còn ngần ngại khi cho con sử dụng xe buýt đến trường. Anh Nguyễn Văn Nam, sinh sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ anh có hai con nhỏ hiện đang học cấp 1 và cấp 2. Sáng nào anh và vợ anh cũng luân phiên nhau đưa con đến trường bằng xe máy. Mặc dù việc đưa đón con ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, thời gian của hai vợ chồng nhưng anh vẫn chưa sẵn sàng để con đi xe buýt tới trường.

“Từ nhà tôi đến trường của bé lớn cũng có tuyến buýt rất thuận tiện nhưng tôi không cho con đi vì nói thật tôi không yên tâm. Nếu nước mình có bổ sung các tiêu chuẩn xe buýt dành cho trẻ em, như bậc lên xuống, chỗ ngồi, rồi cả nhân viên kiểm đếm, lưu ý riêng với các cháu nữa. Thì tôi sẽ cân nhắc".

Nhìn nhận thực tế này, ông Trần Hữu Minh phân tích hiện nay nhà nước đã những chính sách để ưu tiên nhưng chưa có những giải pháp cụ thể và cũng chưa truyền thông, tuyên truyền nhiều về vấn đề này. Đặc biệt là về cơ sở hạ tầng còn quá nhiều bất hợp lý, chẳng hạn như những yếu tố hết sức cơ bản cho trẻ em để đi xe buýt như không gian để tiếp cận đến các nhà chờ xe buýt, vạch qua đường, chu kỳ đèn để trẻ em qua đường một cách an toàn thì hiện nay rất khó tìm ở các đô thị Việt Nam.

“Đây là những rào cản, thách thức rất lớn mà đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp trong thời gian tới, nếu chúng ta muốn khuyến khích cho trẻ em sớm tham gia vào giao thông công cộng như xe buýt để đi đến trường và từ trường về nhà. Đây là những giải pháp mà thế giới đã làm từ lâu rồi mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được”.

Các chuyên gia cho rằng để trẻ em sớm hình thành thói quen sử dụng xe buýt, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hạ tầng giao thông thân thiện, thuận tiện hơn với trẻ nhỏ. Trong điều kiện hạ tầng giao thông hiện nay, có thể cân nhắc sử dụng xe buýt cỡ nhỏ đưa đón học sinh, đặc biệt các khu vực có dân cư tập trung như các khu đô thị, khu chung cư cao tầng…

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về lợi ích cũng như các kỹ năng đi xe buýt an toàn, chẳng hạn như biên soạn và phát các cẩm nang ATGT đối với học sinh các cấp, trong đó có việc hướng dẫn các kỹ năng đi xe buýt an toàn; hoàn thiện biên tập và đưa vào giảng dạy các kỹ năng, các kiến thức về an toàn giao thông trong các chương trình học chính khóa.

Xây dựng thói quen sử dụng GTCC từ trẻ nhỏ
Các doanh nghiệp vận tải có thể phối hợp với nhà trường để xây dựng các tuyến buýt riêng biệt nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho học sinh sử dụng xe buýt.

Về phía các doanh nghiệp vận tải có thể phối hợp với nhà trường để xây dựng các tuyến buýt riêng biệt nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho học sinh sử dụng xe buýt.

Lấy dẫn chứng như tại Nhật Bản, một trong các sản phẩm chủ đạo của Tập đoàn Michinori, doanh nghiệp vận tải buýt lớn nhất nước này là vé định kỳ cho học sinh trung học. Để có thể tiếp cận với phụ huynh và nhà trường, vào đầu năm học, Tập đoàn gửi kèm đơn đăng ký trong cùng phong bì với thông báo nhập học để tiếp thị, thu hút học sinh sử dụng xe buýt.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ giúp xe buýt thể hiện ưu thế so với các phương tiện giao thông cá nhân, từ đó phụ huynh sẵn sàng từ bỏ thói quen đưa đón con bằng phương tiện cá nhân, trẻ nhỏ cũng sớm hình thành thói quen sử dụng phương tiện công cộng,  nhờ vậy giải tỏa áp lực giao thông, bài toán nan giải ở Hà Nội.

Tags:
Ý kiến của bạn
Để tồn đọng, hư hỏng là chưa làm hết trách nhiệm

Để tồn đọng, hư hỏng là chưa làm hết trách nhiệm

Theo quy định hiện hành, để có thể ra quyết định tịch thu, đấu giá phương tiện vi phạm giao thông bị tồn đọng, thường phải mất hàng năm, thậm chí 2 năm.

Thành phố Pleiku nhận giải thưởng Sáng kiến xuất sắc về an toàn đường bộ toàn cầu

Thành phố Pleiku nhận giải thưởng Sáng kiến xuất sắc về an toàn đường bộ toàn cầu

Khoảng 6h sáng giờ Việt Nam (18h ngày 12/6 - giờ Mỹ, Thành phố Pleiku, Việt Nam vinh dự là một trong bốn đơn vị trên toàn thế giới được nhận Giải thưởng Sáng kiến Bloomberg Philanthropies xuất sắc về an toàn đường bộ toàn cầu, hạng mục Đột phá trong quản lý tốc độ với dự án “Giảm tốc độ- Trường học an toàn”.

Vì sao khó đấu giá thanh lý phương tiện vi phạm giao thông?

Vì sao khó đấu giá thanh lý phương tiện vi phạm giao thông?

Như VOV Giao thôn đã thông tin, từ khi Nghị định 100/2020 ra đời, trong đó nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn, số phương tiện vi phạm bị tồn đọng tại các bãi trông giữ ngày càng nhiều.

Ngập úng đô thị, thiệt hại đong đếm được không?

Ngập úng đô thị, thiệt hại đong đếm được không?

Tình trạng ngập úng cục bộ tại các đô thị xảy ra ngày càng thường xuyên và kéo dài, dễ dẫn tới xuống cấp nhanh chóng hệ thống mặt đường, làm phát sinh chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên. Những thiệt hại này có đong đếm được không? Cách nào giảm thiểu thiệt hại do ngập úng đô thị?

Phía sau những cú trút giận lên chân ga, vô lăng

Phía sau những cú trút giận lên chân ga, vô lăng

Thiếu kiểm soát cơn giận, trút giận lên chân ga, vần vô lăng đâm vào người và xe khác. Đó là những hành vi thiếu kiểm soát ở một số vụ việc nảy sinh mâu thuẫn rất nhỏ trên đường hay trong quán ăn thời gian gần đây.

Thị trường tín chỉ carbon: Cơ hội và thử thách

Thị trường tín chỉ carbon: Cơ hội và thử thách

Việt Nam đã nhận được hơn 1.200 tỷ đồng đầu tiên từ việc bán hơn 10 triệu tấn tín chỉ carbon rừng.

Giao thông gặp khó vì mở rộng rào thi công hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng

Giao thông gặp khó vì mở rộng rào thi công hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng

Trong vài ngày trở lại đây, tại khu vực thi công hầm chui Kim Đồng – Giải Phóng (Hà Nội), rào chắn đã mở rộng để phục vụ công tác thi công. Tại ngã ba Giải Phóng – Kim Đồng, phía đường Giải Phóng, rào được mở rộng sang phía Kim Đồng tạo thành đoạn vòng cung.

// //