Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vỉa hè đang thực sự nuôi ai (Kỳ 3): Miếng bánh béo bở mang tên vỉa hè

Phóng viên - 15/07/2021 | 17:23 (GTM + 7)

Ở 2 kỳ trước, VOV Giao thông đã đề cập một loại phí có tên “phí ủng hộ” mà người kinh doanh dịch vụ phải trả để được hoạt động trên vỉa hè, cũng như tìm đáp án Hà Nội đang thu được bao nhiêu tiền từ việc cho thuê vỉa hè.

Tiếp tục đi sâu vào nguyên nhân vì sao vỉa hè, một diện tích đất công, lại có hấp lực kỳ lạ với các nhóm lợi ích như vậy? Vì sao Hà Nội dù vô tình hay hữu ý đang gạt sang một bên quyền bình đẳng đi lại của người dân để lập nên các bãi trông giữ xe lấn chiếm hết không gian công cộng? 

>>> Vỉa hè đang thực sự nuôi ai? (Kỳ 1): Một vỉa hè, dăm bảy loại phí
>>> Vỉa hè đang thực sự nuôi ai (Kỳ 2): Ai quản, nguồn lợi vỉa hè chảy về đâu?

Nghe nội dung chi tiết kỳ 3 tại đây:

Phố Trần Bình Trọng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong mắt người dân lâu nay đã không còn vỉa hè. Nó được một doanh nghiệp thuê lại của thành phố với chi phí 264 nghìn đồng/m2/tháng để lập bãi trông giữ ô tô. Đa số bãi xe này đều không thực hiện theo đúng quy định là “chừa lại tối thiểu 1,5 mét không gian vỉa hè cho người đi bộ”.

Một số người dân không giấu nổi bức xúc khi vỉa hè hư hỏng phải lát lại đá liên tục, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông:

Xe máy có 1 tạ, người đi bộ thì 70-80 cân, còn ô tô cả tấn thì đương nhiên gây hư hại

Cũng không muốn một tí nào, chẳng còn cách nào cả phải đi dưới đường thôi

Em có mấy lần suýt bị xe tông

Thành phố muốn làm kinh tế thì không nhất thiết phải lấy vỉa hè, lòng đường, mà lại do chính tiền thuế của dân làm ra, đến đỗ xong tôi thấy là trả tiền, mà không có vé, thế tiền đấy đi đâu, nhà nước thất thu!

Bê tông bó vỉa vỡ, vỉa hè bong tróc trên phố Võ Thị Sáu khi bị sử dụng toàn phần làm bãi đỗ xe ô tô ngày và đêm
Bê tông bó vỉa vỡ, vỉa hè bong tróc trên phố Võ Thị Sáu khi bị sử dụng toàn phần làm bãi đỗ xe ô tô ngày và đêm

Trả lời VOV Giao thông về việc vì sao Hà Nội thực hiện một chính sách đầy tranh cãi, là cấp phép tạm thời cho các bãi trông giữ xe hoạt động hợp pháp trên vỉa hè, ông Phan Trường Thành- Phó trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GTVT Hà Nội giải thích: Vì nhiều lý do, các bãi đỗ xe của Hà Nội vẫn đang nằm trên giấy. Quỹ đất các điểm đỗ xe đến năm 2020 dự kiến đạt gần 800 hecta, chiếm gần 3,2% đất xây dựng đô thị, nhưng đến nay, thực tế mới chiếm 0,12%.

'Chúng ta chưa đầu tư được theo quy hoạch, người dân vẫn có nhu cầu đỗ xe. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường vỉa hè để trông giữ phương tiện là chủ trương quá độ, cần thiết. Cái biến tấu trong trông giữ phương tiện thì trách nhiệm của chính quyền địa phương rất quan trọng', ông Phan Trường Thành nói.

Không đồng tình quan điểm này, chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cho rằng, không thể lấy vỉa hè ra làm “con tin” cho sự thất bại của một chính sách khác là phá sản các bãi đậu xe. Nguyên nhân thực sự đến từ miếng bánh quá béo bở từ việc thuê được vỉa hè với giá rẻ hàng nghìn lần so với giá thị trường. Đây là một hấp lực mạnh mẽ thu hút các tổ chức, cá nhân vận dụng mọi mối quan hệ, nguồn lực, kể cả “chung chi”, hối lộ để được sử dụng vỉa hè.

Cũng theo chuyên gia giao thông Phan Lê Bình: 'Điều kiện tiên quyết để người ta có thể đứng ra kinh doanh bãi đỗ xe được, là các bãi đỗ xe đang tận dụng vỉa hè phải được xóa bỏ.

Các phương tiện đỗ xe trên đường ở nơi có biển cấm phải bị xử lý triệt để thì mới có thị trường để các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào kinh doanh bãi đỗ xe. Chúng ta biết 1m2 mặt đường ở trung tâm HN, ô tô tiếp cận được có giá trị ít nhất 300 triệu đồng'.

Cứ 10 năm, thị phần đi xe đạp, đi bộ ở Hà Nội giảm một nửa. 27% vỉa hè được khảo sát trong 4 quận nội thành đủ không gian để thu hút người đi bộ, nhưng hiện phần lớn trở thành bãi trông giữ ô tô
Cứ 10 năm, thị phần đi xe đạp, đi bộ ở Hà Nội giảm một nửa. 27% vỉa hè được khảo sát trong 4 quận nội thành đủ không gian để thu hút người đi bộ, nhưng hiện phần lớn trở thành bãi trông giữ ô tô

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, đại diện chi cục Thuế Hà Nội tiết lộ một kẽ hở trong việc kê khai doanh thu thực tế của các doanh nghiệp trông giữ phương tiện: Đó là doanh nghiệp không bắt buộc lập và giao hóa đơn vé lẻ trị giá dưới 200 nghìn đồng, khách gửi xe lại ít có thói quen yêu cầu xuất hóa đơn hợp đồng theo tháng.

'Việc xác định số thuế phải nộp phụ thuộc rất lớn vào tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Việc kiểm tra, kiểm soát gặp khó khăn do giao dịch thời gian ngắn, thường trong ngày với khách hàng không hợp đồng tháng, giá trị giao dịch nhỏ, thanh toán tiền mặt dẫn đến việc doanh nghiệp có thể không kê khai doanh thu với phần không xuất hóa đơn vé này', bà Huyền cho biết. 

Các bãi đỗ xe tạm thời trên vỉa hè vẫn đang tồn tại, và không biết nó tồn tại “tạm thời” đến bao giờ? Theo Luật sư Phạm Thành Tài, nếu chiếu theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100 năm 2013, thì “tạm thời” ở đây là đến năm 2023. Như vậy, chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa, chính sách này sẽ hết hiệu lực, các tỉnh thành phố, trong đó có Hà Nội phải dỡ bỏ các bãi trông giữ xe và hoàn trả không gian vỉa hè cho người đi bộ. 

Nhưng cũng theo Luật sư Phạm Thành Tài, với việc Luật Giao thông đường bộ đang được sửa đổi, với sự phá sản của quy hoạch bãi đỗ xe, chậm trễ phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội, không có gì đảm bảo “tạm thời” sẽ không trở thành… “mãi mãi”: Theo quan điểm của tôi, các tỉnh cũng như UBND TP Hà Nội nếu như lạm dụng vào quy định sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố mà cấp phép tràn lan cho những điểm trông giữ xe sẽ gây mất trật tự, ATGT, ảnh hưởng quyền lợi của người đi bộ khi vỉa hè bị thu hẹp.

Thậm chí, tạo điều kiện cho các điểm trông giữ xe tự phát mọc lên, dẫn tới công tác quản lý của cơ quan nhà nước ngày càng khó khăn'.

Đường đến trường của trẻ em bị chắn bởi hàng loạt bãi đỗ xe trên phố Hào Nam (Hà Nội)
Đường đến trường của trẻ em bị chắn bởi hàng loạt bãi đỗ xe trên phố Hào Nam (Hà Nội)

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh tin rằng, khoản thu ngân sách Hà Nội không quá 25,5 tỷ đồng/năm từ hoạt động trông giữ phương tiện trên vỉa hè mà VOV Giao thông phân tích, không thể phản ánh tiềm năng thị trường hàng nghìn tỷ đồng của nền kinh tế trông giữ xe. Phần lớn doanh thu thực tế đang bị thất thoát vào những người lợi dụng kẽ hở của chính sách.

'Chúng ta không có phương thức đấu giá cũng như có quy chế đấu thầu và cách thức quản lý hợp lý cho nên hầu như phí trông giữ xe đó vào túi của các nhóm lợi ích. Vì thế lượng thu được của ngân sách nhà nước là rất nhỏ. Còn nói về chi phí để xây dựng, hồi phục vỉa hè thì tính theo chi phí đầu tư công và rất cao', Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nói.

---

Đón xem kỳ 4: Phần chìm của “miếng bánh” vỉa hè

Tags:
Ý kiến của bạn
Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Tại sao đang nắng nóng lại đi cắt tỉa cây?

Hàng loạt cây xanh rợp bóng mát trên quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn quận Bình Tân, TP.HCM bất ngờ bị cắt tỉa nhánh. Trong đó, có nhiều cây bị cắt trụi, chỉ còn phần gốc và nhánh. Nguyên nhân vì sao?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Làm gì để xóa “điểm đen” TNGT trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám?

Thời gian qua, không chỉ xảy ra ùn tắc giao thông, khu vực cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng liên tục xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đây là cầu vượt được xác định là điểm đen về tai nạn giao thông vào tháng 12/2023.

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng CSGT bảo đảm ATGT trong dịp nghỉ lễ

Thủ tướng gửi thư khen lực lượng CSGT bảo đảm ATGT trong dịp nghỉ lễ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư biểu dương, khen ngợi những thành tính mà lực lượng CSGT đã đạt được trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.

Trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn: Sẽ còn bế tắc lâu dài...

Trông giữ xe ở lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn: Sẽ còn bế tắc lâu dài...

Sở GTVT Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT tiếp tục cho phép Hà Nội sử dụng lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn để trông giữ phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô.

Hệ thống Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga nhận kỷ lục Việt Nam

Hệ thống Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga nhận kỷ lục Việt Nam

Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga đã được xác nhận là bệnh viện có số ca phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp Smile nhiều nhất tại Việt Nam và bệnh viện có số lượng ca phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể với kính đa tiêu Zeiss nhiều nhất tại Việt Nam.

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Làm gì để sốc lại tiến độ dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn?

Sau 16 tháng thi công dự án cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn đang chậm tiến độ khoảng 0,5% so với kế hoạch do các vướng mắc về mặt bằng cũng như mỏ vật liệu tại khu vực đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Cách nào phạt nguội người đi xe máy?

Như VOVGT đã thông tin, tại hội nghị sơ kết an toàn giao thông quý I/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch thường trực UBATGTQG đã đề nghị phạt nguội người đi xe máy giống như người đi ôtô.

// //