Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Vỉa hè đang thực sự nuôi ai (Kỳ 2): Ai quản, nguồn lợi vỉa hè chảy về đâu?

Phóng viên - 14/07/2021 | 17:26 (GTM + 7)

Ở kỳ 1, VOV Giao thông đã phản ánh sự tồn tại của một loại phí không chính thức, đó là “phí ủng hộ” để được sử dụng vỉa hè vào mục đích kinh doanh. Vậy rốt cuộc, vỉa hè đang được những ai quản lý? Số tiền chính thức thu được từ khai thác vỉa hè là bao nhi

 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

CÓ HAY KHÔNG "BẢO KÊ" VI PHẠM

Giữa tháng 6/2021, sau khi VOV Giao thông gửi nội dung làm việc về bãi trông giữ xe tự phát gần bệnh viện K với UBND phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, thì một hiện tượng “lạ” đã xảy ra.

Lực lượng Công an phường, thanh tra giao thông liên tục có mặt tại bãi xe này, thậm chí đứng khá gần đối tượng trông giữ xe. Song, bãi xe vẫn tồn tại nhiều ngày và chỉ “sạch bóng” vào sáng 30/6/2021, thời điểm phóng viên làm việc với lãnh đạo UBND phường Hàng Bông.

Chiều cùng ngày, bãi xe này tái lập, các đối tượng tiếp tục ngang nhiên vẫy xe thu tiền.

 
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó chủ tịch UBND phường Hàng Bông cho hay, các đối tượng trông giữ xe từ địa bàn khác đến, rất manh động, khi lực lượng chức năng kiểm tra thì trốn hết nên chỉ làm việc được với chủ xe

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó chủ tịch UBND phường Hàng Bông cho hay, các đối tượng trông giữ xe từ địa bàn khác đến, rất manh động, khi lực lượng chức năng kiểm tra thì trốn hết nên chỉ làm việc được với chủ xe

Theo lời ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó chủ tịch UBND phường Hàng Bông, các lực lượng của phường xác minh có sự việc, nhưng… không xử lý được, bởi các đối tượng từ địa bàn khác đến, rất manh động, lang thang mọi ngóc ngách, lực lượng kiểm tra đến thì trốn hết, chỉ có thể làm việc với chủ xe.

Khi được hỏi: Có hay không hiện tượng làm lơ, “bảo kê” cho vi phạm, vị phó chủ tịch phường Hàng Bông khẳng định: “Về việc bảo kê, ý kiến phản ánh của người dân là không có. Chúng tôi làm hết sức đúng theo chức năng nhiệm vụ. Kinh phí các bãi xe được cấp phép là do quận và thành phố, chúng tôi chỉ có trách nhiệm về quản lý ở địa phương và các bãi xe cấp đúng phép chưa”.

Tại bãi giữ xe “lậu” này, phường Hàng Bông từng xử lý 2 cá nhân trú tại quận Đống Đa, với mức phạt 2,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khi phóng viên đối chiếu giá vé gửi 30 nghìn-50 nghìn/xe và ước số lượng hàng chục xe mỗi ngày xe, thì chỉ cần vài ngày, các đối tượng có thể “hòa vốn” tiền phạt.

Tình trạng phạt xong đâu lại hoàn đấy, quản lý cũng như không xảy ra ở nhiều nơi khác trên địa bàn Thủ đô. Điển hình là bãi trông giữ ô tô trên vỉa hè và dưới lòng đường sát Trung tâm văn hóa thông tin thể thao quận Hoàng Mai, dù được VOV Giao thông phản ánh, bị lực lượng liên ngành giải tỏa từ tháng 2/2020 song đến nay tái lập với quy mô lớn hơn trước. Hay dự án bãi đỗ xe thông minh bị “đắp chiếu” 3 năm nay tại khu vực cống hóa mương Nguyên Hồng, quận Ba Đình đã được hợp thức hóa thành bãi trông giữ xe tạm thời do doanh nghiệp chủ đầu tư quản lý toàn bộ diện tích.

Có hay không sự thỏa hiệp với sai phạm trên vỉa hè Hà Nội? Kiến Trúc Sư Trần Huy Ánh đặt nghi vấn:

Tôi đã chứng kiến những cuộc ra quân có cả lãnh đạo quận kiên quyết lắm, cho đến lực lượng công an. Chúng ta đông như thế nhưng chả đâu vào đâu cả và cuối cùng lại xoay sở, kiếm chác từ chính cái vỉa hè mà đáng ra chúng ta phải làm về trật tự. Cho nên, dù có nhiệt huyết bao nhiêu chăng nữa, có lẽ là đã đến lúc chúng ta phải xem lại cách quản trị này, cách thỏa hiệp này. Chúng ta có đang nói quá nhiều không mà chẳng làm gì không?

Nhằm đi tìm đáp án cho câu hỏi: Ai đang quản lý, có thẩm quyền kiểm tra vỉa hè? Hà Nội đang khai thác vỉa hè ra sao, kiếm được bao nhiêu tiền từ hoạt động này? Phóng viên VOV Giao thông đã “gõ cửa” nhiều cơ quan, đơn vị, chính quyền thành phố Hà Nội.

Theo ông Vũ Hoài Nam, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, ngoài UBND phường, Công an phường, Công an quận, các lực lượng có thể kiểm tra, xử lý vi phạm trên vỉa hè còn có: Đội thanh tra GTVT quận, Đội trật tự 113 Công an thành phố, Thanh tra Sở GTVT thành phố. Ông Nam chia sẻ, trên địa bàn Hoàn Kiếm hiện cấp phép cho 4 đơn vị trông giữ phương tiện công cộng trên vỉa hè, nguồn thu dưới 10 tỷ đồng/năm, chẳng thấm vào đâu so với 10 nghìn tỷ thu ngân sách hàng năm của quận Hoàn Kiếm. Và dĩ nhiên, nó chẳng đủ để tái đầu tư, chỉnh trang vỉa hè.

Nguồn thu này nộp hết vào ngân sách nhà nước, không giữ riêng ai, riêng cơ quan nào để đầu tư lại vào vỉa hè. Từ đó phân bổ xuống, các kế hoạch đầu tư theo lộ trình cũng liên quan rất nhiều mảng, không riêng gì hè phố

Ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo quyết định 41 năm 2016 của UBND thành phố, UBND cấp quận, huyện có thẩm quyền cấp giấy phép trông giữ xe trên hè phố. Số thu chính thức từ vỉa hè là bao nhiêu, thời điểm hiện tại, chính các Sở, ban, ngành Hà Nội cũng… không nắm được.

“Theo báo cáo của các quận huyện và khảo sát của chúng tôi, Hà Nội có khoảng 51 nghìn m2 trông giữ xe trên vỉa hè. Còn các đơn vị kinh doanh, chúng tôi chưa nắm được rõ số liệu chuẩn xác. Khi các quận huyện có báo cáo, chúng tôi sẽ cung cấp sau”

NHỮNG CON SỐ NHỎ BÉ

Theo tìm hiểu của VOV Giao thông, tính tới ngày 8/7/2021, chỉ có vài quận, huyện báo cáo số liệu về Sở GTVT Hà Nội theo công văn đề nghị số 2936 của Sở GTVT ký ngày 1/7/2021. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm có khoảng 20.000m2 trông giữ xe trên vỉa hè, chiếm 2/5 diện tích trông giữ xe trên vỉa hè toàn thành phố. Đây cũng là địa bàn có giá thuê lòng đường, vỉa hè, giá trông giữ phương tiện cao nhất. Chiếu theo các quy định và thực tế thu tại quận Hoàn Kiếm, có thể khẳng định, số tiền ngân sách thu được từ hoạt động trông giữ xe trên vỉa hè toàn thành phố KHÔNG QUÁ 25,5 TỶ ĐỒNG/NĂM.

Bình luận về con số chỉ bằng 1/3 chi phí Hà Nội bỏ ra để chỉnh trang, lát lại đá bờ hồ Hoàn Kiếm, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh khẳng định, phải có một lý do nào đó mà Hà Nội vẫn nhất quyết cho phép trông giữ xe trên vỉa hè dù nguồn thu chỉ mang tính “tượng trưng”.

Lượng tiền này không lớn và rõ ràng đi vào ngân sách, nhưng vỉa hè hoặc bãi đỗ khi bị hư hỏng thì lập tức người đứng ra chịu trách nhiệm lại là công ty quản lý vỉa hè, đô thị, chi phí bảo trì, bảo dưỡng lại là của ngân sách thành phố. Như vậy chúng ta đang móc túi ngân sách để chia cho nhóm lợi ích nào đó

Một số hình ảnh về các bãi xe vỉa hè khác mà PV VOV Giao thông chụp lại trong quá trình tác nghiệp:

6eb66c9971288576dc392
7fb15b9a462bb275eb3a3
765d2f7b32cac6949fdb5
de9d6fb47205865bdf144
e7a9378f2a3ede60872f1

---

Cách Hà Nội quản lý, sử dụng vỉa hè đã và đang bộc lộ một số hạn chế.

Cần làm gì để thoát khỏi vòng tròn lẩn quẩn thu phí vỉa hè theo kiểu “manh mún”, làm thế nào để minh bạch hóa quản lý, dẹp được lợi ích nhóm, hiện tượng bảo kê, làm lơ vi phạm trên vỉa hè?

Câu trả lời sẽ có trong kỳ 3: Vỉa hè đang thực sự nuôi ai: Miếng bánh béo bở mang tên vỉa hè

Tags:
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình

13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

TP.HCM: Danh tính 2 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà 4 tầng ở quận Tân Bình

Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

TP.HCM: Cháy nhà 4 tầng, 2 người tử vong

Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

TP.HCM: 17 tuyến buýt đưa đón khách đi metro số 1 chính thức hoạt động

Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.

Mặt bằng TP.HCM 'ngủ đông': Nỗi buồn cuối năm

Mặt bằng TP.HCM "ngủ đông": Nỗi buồn cuối năm

Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

Học sinh vi phạm luật giao thông: Đừng chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng

2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc  TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Cấp bách mở rộng, tháo “nút cổ chai” cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Sau khoảng 8 năm đưa vào hoạt động, cao tốc đoạn TP.HCM - Long Thành đã quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc, không chỉ gây bức xúc cho người tham gia giao thông mà còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.

// //