TP.HCM: Tình hình sức khỏe của các nạn nhân trong vụ cháy ở quận Tân Bình
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Đã có nhiều ý kiến đề xuất quy hoạch, tổ chức lại vỉa hè để minh bạch hóa, giữ gìn, khai thác vỉa hè một cách bền vững, vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa lập lại trật tự mỹ quan đô thị, thúc đẩy phát triển dịch vụ kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội vẫn tỏ ra lúng túng trong tổ chức quản lý, dẫn tới hệ lụy: Vỉa hè - bộ mặt của đô thị trở nên nhếch nhác, lộn xộn và thành “lãnh địa” cho những kẻ trục lợi.
Khởi nghiệp 0 đồng, chỉ cần một chiếc ô, một ghế nhựa
“Khởi nghiệp 0 đồng” - Đó là cách nói của người dân phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về các đối tượng trông giữ ô tô trái phép trên vỉa hè dọc công trường Bệnh viện K.
Chỉ cần một chiếc ô, một ghế nhựa, một xấp vé giả, không biển hiệu, không giấy phép, không barie, các đối tượng đã có thể lập “chốt” trông giữ phương tiện. Khi thấy lái xe “lớ ngớ” tìm chỗ đỗ, ngay lập tức có người từ trong “chốt” lao ra vẫy vẫy, chỉ trỏ chỗ đỗ và ghi vé, thu tiền.
Khi được hỏi, liệu xe gửi có bị cẩu đi nếu bị kiểm tra, đối tượng thản nhiên trả lời:
"Hay nhỉ, có người trông xe lại bảo cẩu đi. Riêng thứ 7, chủ nhật chỉ lấy 50 nghìn từ sáng đến chiều. Đây vé đây. Bữa trước đại hội bầu cử, cấm hết đường này nên không được làm thôi. NGƯỜI TA bảo nghỉ thì phải nghỉ."
“Người ta” theo lời đối tượng này là ai? Tại sao có quyền cho phép các đối tượng ngang nhiên thu phí trái phép trên vỉa hè giữa thanh thiên bạch nhật? Một nhân viên bảo vệ bệnh viện K cố gắng lý giải:
"Trông xe ở đây toàn là tay bo thôi, toàn dân ngoài làm hết. Bệnh viện thỉnh thoảng nhắc nhở nhưng chúng không đi, chây ì ra. Công an trật tự phường, quận lờ đi, nó dúi cho một ít chẳng hạn, ví dụ thế”.
Không biển hiệu, không giấy phép, không barie. Chỉ cần một xấp vé giả, có thể ngang nhiên trông giữ ô tô trái phép ngay giữa lòng thủ đ
Cách “chốt” trông giữ phương tiện này không xa, một tài xế xe ôm “được” hoạt động trên vỉa hè phố Hai Bà Trưng tiết lộ, không phải tự nhiên được bắt khách tại đây:
Tháng nào ‘các ông ấy’ cũng thu 2 lần, mỗi lần 160 nghìn, đút thẳng túi thôi, không vé vung gì cả. Công an phường mới có quyền đấy chứ làm gì có đội nào.
Tương tự, một số người lái xe ba bánh, kinh doanh trà đá trên vỉa hè địa bàn các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng đều tiết lộ một loại phí, gọi là “tiền trà nước” cho các lực lượng kiểm tra.
Hồi trước thì một tháng mỗi xe nộp vài trăm nghìn.
Cuộc sống mưu sinh của mình là từ vỉa hè. Mình lấn chiếm vỉa hè là mình sai rồi. Nói chung là nộp một vài trăm thôi, ít hay nhiều thì bao giờ cũng vậy. Mình ăn bát cơm thì người ta cũng ăn bát cháo.
N.V.T., chủ một quán cà phê tại quận Tây Hồ thừa nhận, hôm nào đông khách, nhân viên cửa hàng buộc phải nhờ sự “nương tay” từ lực lượng kiểm tra sở tại, để được xếp xe tràn ra vỉa hè, lòng đường.
Hàng tháng tôi đang đóng 1 triệu rưỡi chi phí vỉa hè. Không phải là tôi để toàn bộ xe ra vỉa hè, mà chính quyền cho tôi để xe tràn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tôi thì tôi thấy chi phí này hợp lý vì tôi được kinh doanh tốt hơn.
Vỉa hè thì bị chiếm dụng làm nơi trông xe trái phép. Còn người đi bộ buộc phải đi dưới lòng đường. Ảnh chụp tại công trường Bện viện K, Quán Sứ (Hà Nội)
PHÍ ỦNG HỘ
Khảo sát những người kinh doanh, buôn bán cho thấy, chỉ một vỉa hè nhưng có tới dăm bảy loại phí: Phí xe ôm, phí trà đá, phí quán bún, phí quán café, phí bãi giữ xe… Ngắn gọn hơn theo lời họ, đó là “phí ủng hộ” để “được” làm ăn trên vỉa hè.
Theo những người được phỏng vấn, nó tồn tại ở hầu khắp các địa bàn quận, huyện Hà Nội, đặc biệt ở những tuyến phố có mật độ giao thương lớn, nhiều quán ăn uống bám vào vỉa hè, nơi có nhu cầu cao về dừng đỗ ô tô, xe máy.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, không có bất kỳ tài liệu chính thức nào khẳng định về “phí ủng hộ” này, nhưng qua thực tiễn việc sử dụng không gian vỉa hè, kể cả ngõ ngách để bán hàng đều có thu phí. Do chưa có những hướng dẫn chính thức của Bộ Tài chính và các cơ quan trung ương, mỗi địa phương lại ứng xử với vỉa hè một cách khác nhau, thậm chí mỗi thời lãnh đạo địa phương cũng khác nhau.
Lúc đuổi, lúc cho phép, rồi chiếm diện tích bao nhiêu, tất cả đều không rõ ràng và đặc biệt là cơ chế tài chính cho đến nay vẫn chưa thật rõ ai thu, thu bao nhiêu, thu về đâu, phân bổ sử dụng kinh phí ra sao, trách nhiệm của người quản lý như thế nào không có. Hóa ra đó là cách gây ra một sự thất thoát nguồn thu ngân sách và đặc biệt nữa là một trong những mảnh đất để tạo ra tình trạng tham nhũng, bảo kê… Về hình thức thì không thu nhưng thực chất là có thu mà nguồn thu này rơi vào túi riêng.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh tỏ ra ngạc nhiên khi lực lượng kiểm tra vỉa hè rất đông, các kỳ cuộc cao điểm xử lý cũng rất quyết liệt, nhưng hiện trạng vỉa hè ở Thủ đô vẫn vô cùng nhếch nhác, bị lấn chiếm, vô hiệu hóa công năng:
Nếu như chúng ta thỏa hiệp để sống bằng sự lộn xộn thì chúng ta tập hợp lực lượng đông đảo để duy trì trật tự mà làm gì. Đấy là câu hỏi rất biện chứng, không phải cảm tính gì cả. Cả một phường có đến hàng chục, hàng trăm người như thế, phải lo lương, đồng phục, họp hành, đi nghỉ mát. Bây giờ không cần họ nữa, vì đằng nào nó cũng lộn xộn thế rồi. Chứ không thể thỏa hiệp để đi đến một xã hội phi trật tự như thế, đó là logic của sự phát triển
Đối tượng trông giữ giữ ô tô trái phép trên vỉa hè dọc công trường bệnh viện K (Quán Sứ, Hà Nội)
---
Để làm rõ câu chuyện “Một vỉa hè dăm bảy loại phí” thì chính quyền các cấp nói gì về “phí ủng hộ” để sử dụng vỉa hè?
Nguồn thu được từ vỉa hè được sử dụng vào mục đích gì?
Ai đang quản lý vỉa hè?
Câu trả lời sẽ có trong kỳ 2: Ai quản, nguồn lợi vỉa hè chảy về đâu?
Nghe nội dung chi tiết kỳ 1 tại đây:
13 nạn nhân trong vụ cháy ở đường Xuân Hồng (quận Tân Bình, TP.HCM) được đưa vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 3 người phải thở máy.
Bước đầu, 2 người được xác định tử vong tại tầng 3 của căn nhà…
Căn nhà 4 tầng ở mặt tiền được ngăn thành hơn chục phòng cho thuê bất ngờ bốc cháy dữ dội khiến ít nhất 2 người tử vong, nhiều người bị thương.
Sau 1 thời gian chuẩn bị, 150 chiếc xe buýt thuần điện sẽ đi vào hoạt động trên 17 tuyến kết nối với metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên kể từ ngày 22/12/2024 tới đây.
Không khí mua sắm những ngày cuối năm đang rộn ràng khắp các con phố Sài Gòn. Thế nhưng, trái ngược với sự nhộn nhịp thường thấy, nhiều tuyến đường trung tâm thành phố lại đang "ngủ đông" với hàng loạt mặt bằng đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê.
2.220 là số trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông đường bộ bị lực lượng CSGT Hà Nội xử lý trong 1 tháng vừa qua; đồng thời, phạt tiền hơn 1,2 tỷ đồng và tạm giữ 1.027 phương tiện.
Vụ cháy nhà xảy ra rạng sáng ngày 20/12 tại căn nhà 1 trệt 3 lầu trên đường Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM khiến 2 người chết, 13 người bị ngạt khói phải nhập viện, cho thấy câu chuyện phòng cháy chữa cháy dịp cuối năm cần phải cảnh giác cao độ.