Hạn chế tốc độ
Việc giới hạn tốc độ để hạn chế tai nạn là cần thiết, nhưng tiếp cận cách giới hạn như thế nào để không tạo nên sự căng thẳng quá mức cần thiết cho người điều khiển phương tiện là điều cần nghĩ đến.
Theo đó, vào khoảng 19h38’ ngày 23/7, tại Km 188+300 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tổ công tác Đội 3 đã tiến hành dừng xe khách giường nằm 36 chỗ mang BKS: 75B – 014.xx do ông Đặng Xuân Th. (Sinh năm 1983, trú tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) điều khiển.
Qua tiến hành kiểm tra nồng độ cồn cho ra kết quả, tài xế Th. vi phạm ở mức 0,526mg/l khí thở, cao gấp 1,315 lần mức cao nhất quy định tại Nghị định 100 (0,4mg/l khí thở). Với lỗi vi phạm này, Đội 3 đã lập biên bản xử phạt tài xế Th. là 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Trước đó, vào sáng sớm ngày 23/7, Đội 3 đã phát hiện tài xế Nguyễn Quang M. (sinh năm 1989, trú tại Đống Đa, Hà Nội) điều khiển xe khách 34 chỗ mang BKS: 29B – 196.xx vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,158 mg/l khí thở.
Tài xế M. bị lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng, tước GPLX 11 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Theo Đội 3, hai trưởng hợp trên chỉ là một phần nhỏ trong số những cá nhân thiếu ý thức vẫn sử dụng rượu bia rồi lái xe. Cả hai đều là tài xế xe khách nhưng không nhận ra được trách nhiệm của mình đối với sự an toàn của hành khách mà mình chở. Hành vi nguy hiểm của cả hai đều phải chịu mức xử phạt nghiêm khắc để răn đe không tái phạm.
Theo thống kê của Cục CSGT, trong 1 tháng thực hiện cao điểm xử lý vi phạm, mỗi ngày lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý gần 1.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. So với cùng kỳ năm 2021, số lượng bị xử phạt về lỗi vi phạm trên tăng 22.088 trường hợp.
Đáng chú ý là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất chiếm 29,6% (8.471 t/h), không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn 382 t/h. Thời gian phát hiện các “ma men” nhiều nhất từ 18h-22h (17.703 t/h).
Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: TP Hồ Chí Minh (4.260 t/h); Hà Nội (1.616 t/h); Bình Dương (1.251 t/h); Bắc Ninh (1.019 t/h); Bắc Giang (984 t/h); Quảng Ninh (828 t/h); Tây Ninh (761 t/h); Thừa Thiên Huế (734 t/h); Đắk Lắk (711 t/h); Phú Thọ (710 t/h); Gia Lai (680 t/h); Đồng Nai (632 t/h); Bình Phước (593 t/h)...
Việc giới hạn tốc độ để hạn chế tai nạn là cần thiết, nhưng tiếp cận cách giới hạn như thế nào để không tạo nên sự căng thẳng quá mức cần thiết cho người điều khiển phương tiện là điều cần nghĩ đến.
Bộ GTVT vừa yêu cầu cục Đăng kiểm VN nghiên cứu đề xuất sửa quy định theo hướng: Xe không dán thẻ thu phí không dừng sẽ không được đăng kiểm. Nếu quy định như vậy, vấn đề pháp lý nào sẽ xuất hiện?
Trên cơ sở điều hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt giảm giá bán xăng dầu từ 15h ngày 11/8.
Thiếu tá quân đội, người cầm lái chiếc ô tô gây tai nạn trên đường 16 tháng 4 khiến một nữ sinh ở Ninh Thuận tử vong đã bị khởi tố, bắt tạm giam 3 tháng.
Sáng nay (11/8), Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phát hiện một kho thuốc không có hoá đơn chứng từ.
Kế hoạch cao điểm kiểm soát tải trọng các ngành Giao thông, Công an đang đem lại kết quả tích cực. Tại Hà Nội, ngành GTVT đã lập tổ công tác kiểm tra tất cả doanh nghiệp có xe tải từ 7 tấn trở lên chuyên chở vật liệu xây dựng, đặc biệt chú trọng vi phạm kích thước thành thùng.
Không phải ngẫu nhiên nhiều tài xế kêu gọi sự bình đẳng trong quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của cả chủ đầu tư, đơn vị vận hành và các chủ phương tiện.