Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tỷ lệ phạt nguội thấp vì ít xe chính chủ?

Phóng viên - 27/06/2018 | 7:16 (GTM + 7)

VOVGT- Chính quy định hạn chế phạm vi xử phạt hành vi không sang tên đổi chủ khiến nhiều chủ phương tiện, nhất là xe máy không chấp hành quy định...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo quy định tại Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, các chủ phương tiện sẽ bị xử phạt lỗi không sang tên, đổi chủ trong 2 trường hợp: khi đăng ký quản lý phương tiện và điều tra giải quyết TNGT từ mức nghiêm trọng trở lên.

Không khó để bắt gặp các hình ảnh người tham gia giao thông ngang nhiên vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, nhất là với xe máy. Những hình ảnh người điều khiển phương tiện mô tô, xe máy vượt đèn đỏ, lạng lách, không đội mũ bảo hiểm diễn ra khá phổ biến.

Tuy vậy, như thừa nhận của lãnh đạo Đội CSGT số 6, Công an TP. Hà Nội, từ năm 2017, khi quy định xử phạt xe không thực hiện sang tên đổi chủ theo nghị định 46, Đội CSGT số 6 lập biên bản xử phạt đối với hơn 37 nghìn trường hợp xe máy vi phạm các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phạt tiền gần 5,5 tỷ đồng. 

Sáu tháng đầu năm, con số tương ứng là gần 10 nghìn trường hợp và phạt tiền hơn 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Đội CSGT số 6, Công an TP. Hà Nội, đó hầu hết là các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung, còn việc xử phạt lỗi không chính chủ hầu như không có:

"Chủ trương xử phạt xe chính chủ hay không chính chủ chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở để đảm bảo cho nhân dân trong việc đi lại hay mất cắp xe máy, đem lại lợi ích cho nhân dân đầu tiên vì xác minh rất nhanh. Còn lỗi thì chủ yếu nhắc nhở để nhân dân biết."

Thừa nhận thực tế này, trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho rằng, theo quy định, khi các phương tiện được mua, tặng, thừa kế, phân bổ, điều chuyển là xe mô tô, thì cần làm các thủ tục đăng ý, sang tên xe để chuyển tên chủ xe trên giấy sang tên của mình. Nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp chủ phương tiên không thực hiện theo quy định. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xử lý phạt nguội thông qua hệ thống camera giám sát của Công an Thành phố.

Cụ thể, từ khi có quy định xử phạt xe không sản tên, đổi chủ, Phòng CSGT công an Hà Nội mới xử phạt được 2.550 trường hợp, trong đó 6 tháng đầu năm 2018 xử lý hơn 500 trường hợp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các hành vi bị xử lý (chưa đến 1%).

Theo ông Hùng, tại Nghị định 46 của Chính phủ đã quy định rõ: chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký, sang tên xe sẽ bị xử phạt trọng 2 trường hợp: thông qua công tác đăng ký, quản lý phương tiện, và thông qua công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên. Và số phương tiện bị xử phạt nêu trên cũng chủ yếu là ô tô, được thực hiện thông qua công tác đăng ký, quản lý phương tiện là chủ yếu.

Tổ công tác Y2 kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

Theo lãnh đạo Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội, tỷ lệ xe không chính chủ thấp khoogn chỉ ảnh hươgnr đến hiệu quả quản lý trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mà còn ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách, kiến nghị các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông của công an Thành phố. Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng nói:

"Khi chủ phương tiện không làm thủ tục sang tên thì công tác thống kê của lực lượng công an để xác định vùng nào có nhiều xe, vùng nào có ít xe để kiến nghi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện bến xe tĩnh hoặc từng cung đường các phương tiện di chuyển. Nếu chúng tôi có số lượng chính xác từng vùng có bao nhiêu phương tiện, từng khu vực có bao nhiêu ô tô, mô tô thường xuyên đi lại thì từ đó chúng tôi có thể có kiến nghị hoặc bố trí lực lượng đảm bảo tốt nhất cho người tham gia giao thông có thể đi lại thông suốt, an toàn."

Cũng theo lãnh đạo Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội, từ năm 2015, Thành phố Hà Nội đã đầu tư hệ thống camera giám sát giao thông trên địa bàn Thành phố. Tuy vậy, do dữ liệu xe chính chủ thấp nên hệ thống này mới bước đầu phát huy tác dụng giám sát vi phạm với ô tô, còn xe máy hầu như chưa thực hiện được.

>>>Đi xe máy không có biển số bị xử phạt thế nào?

>>>Vi phạm lỗi gì thì bị tạm giữ đăng ký và giấy phép lái xe?

Tags:
Ý kiến của bạn
Tự sự của đêm: Quán cháo dưới gốc cây bàng

Tự sự của đêm: Quán cháo dưới gốc cây bàng

Ở gần nhà cha mẹ tôi, có một quán cháo dưới gốc cây bàng đã tồn tại 30 năm và là kế sinh nhai của một gia đình 3 thế hệ.

Tài xế cần làm gì để không gặp những bệnh lý tim mạch khiến ngưng thở khi ngủ?

Tài xế cần làm gì để không gặp những bệnh lý tim mạch khiến ngưng thở khi ngủ?

Một quả tim khỏe sẽ cho ta một sức khỏe tinh thần tốt, ngược lại chỉ cần đập nhanh, lạc nhịp là khiến ta mất ăn, mất ngủ.

Xử lý hàng rong trước cổng trường để đảm bảo ATGT

Xử lý hàng rong trước cổng trường để đảm bảo ATGT

Bảo đảm TT ATGT cổng trường là một trong những nội dung luôn được nhà trường cùng các đơn vị chức năng đặc biệt quan tâm phối hợp thực hiện.

Nhức nhối nạn buôn bán lấn chiếm tại vòng xoay cầu Rạch Sỏi

Nhức nhối nạn buôn bán lấn chiếm tại vòng xoay cầu Rạch Sỏi

Nhiều năm qua, tình trạng buôn bán lấn chiếm tại khu vực vòng xoay cầu Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang diễn ra ngày một phức tap.

Trông xe dưới gầm cầu, nên hay không?

Trông xe dưới gầm cầu, nên hay không?

Hà Nội tiếp tục đề xuất Bộ GTVT cho sử dụng lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn để trông giữ phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô. Trong bối cảnh Hà Nội đang hướng đến việc hạn chế phương tiện cá nhân, nỗ lực giảm ùn tắc và tai nạn giao thông thì có nên cho phép trông xe dưới gầm cầu?

Cơ quan môi trường bị kiện vì ‘thiên vị xe điện’

Cơ quan môi trường bị kiện vì ‘thiên vị xe điện’

Giá xăng dầu tăng cao, cùng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khiến chính quyền nhiều thành phố đang dành sự ưu ái đặc biệt cho xe điện, hạn chế xe động cơ đốt trong. Tuy nhiên chính điều này cũng là nguồn cơn gây bất đồng sâu sắc giữa các nhà sản xuất ô tô với cơ quan quản lý.

Cơ chế nào cho bài toán quản lý, khai thác, vận hành đường cao tốc?

Cơ chế nào cho bài toán quản lý, khai thác, vận hành đường cao tốc?

Câu chuyện đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây bị ngừng cung cấp điện thậm chí đứng trước nguy cơ không được quản lý, vận hành, bảo trì… đã và đang nhận được rất nhiều quan tâm từ dư luận cả nước.

// //