Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Triển khai đổi mới SGK Lớp 1: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Phóng viên - 02/09/2020 | 16:06 (GTM + 7)

Chỉ còn vài ngày nữa, sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được đưa vào sử dụng từ năm học 2020-2021. Đến nay, các trường đã hoàn thành việc lựa chọn bộ sách cũng như công tác tập huấn cho các giáo viên giảng dạy theo chư

SGK năm nay hứa hẹn "bắt mắt" và hấp dẫn hơn với trẻ em
SGK năm nay hứa hẹn "bắt mắt" và hấp dẫn hơn với trẻ em

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chỉ còn vài ngày nữa, sách giáo khoa lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được đưa vào sử dụng từ năm học 2020-2021. Đến nay, các trường đã hoàn thành việc lựa chọn bộ sách cũng như công tác tập huấn cho các giáo viên giảng dạy theo chương trình mới. Tuy nhiên, vẫn còn không ít băn khoăn của phụ huynh, giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện.

Từ năm học này, các trường tiểu học được tự quyết định lựa chọn một bộ sách giáo khoa trong 5 bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt, bao gồm Bộ Cánh diều và 4 bộ sách của Nhà xuất bản giáo dục gồm Bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự Bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, và Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Theo thông tin từ các địa phương, cả 5 bộ sách đều được các cơ sở giáo dục và đào tạo lựa chọn theo những tỷ lệ khác nhau, và không có bộ nào bị “từ chối”. 

Việc áp dụng bộ sách giáo khoa mới trong một năm học đặc biệt, có ảnh hưởng của dịch covid cũng khiến không ít phụ huynh cảm thấy băn khoăn:

"Mình cầm trên tay mình thấy SGK mới rất  đẹp khổ lớn hơn SGK cũ, nội dung khó hơn, còn giá cả tương đối là đắt so với SGK cũ".

"Sách mới mà mỗi trường học một bộ SGK khác nhau thì tôi thấy hơi lo lắng, kiến thức của các con học cùng khối không biết trong các bộ sách này, nội dung truyền đạt khác nhau có nhiều không?"

"Khi mà Bộ Giáo dục thay đổi cũng có lí do của Bộ giáo dục, sự thay đổi có thể tốt hơn hoặc không tốt hơn nhưng có thể là cần thiết nên Bộ mới quy định như thế. Chị hoàn toàn đồng ý với quy định này và không lo lắng khi mà thay đổi chương trình như thế con sẽ gặp khó khăn gì cả, vì các cô giáo có kiến thức sư phạm, các cô giáo sẽ truyền đạt lại cho các con nên các con học dần dần sẽ tốt".

Theo giá công bố của nhà xuất bản, sách giáo khoa có giá từ 188.000 đến 215.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, khi đến tay phụ huynh, giá bán đã cao hơn nhiều, thậm chí lên tới 800.000 đồng/bộ, vượt quá khả năng chi trả của nhiều hộ gia đình, nhất là khi đầu năm, các gia đình có rất nhiều khoản phải thu hay những hộ gia đình khó khăn.

Chị Nguyễn Thị Thủy, ở quận Đống Đa, Hà Nội không tránh khỏi bức xúc:

"Về giá cả rất đắt, so với một bộ sách giáo khoa như trước đây gây lãng phí tốn kém tiền bạc, tốn tiền quá khả năng chi trả của phụ huynh, cho nên tôi nghĩ nên xem xét lại việc đó, phải có cơ chế quản lý giá và định giá là bao nhiêu tiền, chi phí giấy bao nhiêu,  trả tiền bao nhiêu…"

Cô Phan Liên Hương, giáo viên trường tiểu học Đông Thái, quận Tây Hồ, Hà Nội đánh giá cao nội dung của các bộ sách giáo khoa mới. Sách được biên soạn lại và nghiên cứu cẩn thận, không chỉ cung cấp những kiến thức mới mà còn chú trọng phát triển các kỹ năng “cứng”“mềm” cho học sinh.

Mặt khác, các giáo viên có thể chủ động, linh hoạt trong sử dụng sách giáo khoa, coi như là bộ tài liệu tham khảo và không bắt buộc phải triển khai đúng như sách.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch covid, năm học kết thúc muộn và thời gian tập huấn gấp gáp, nên cô giáo Hương cũng như nhiều giáo viên khác vẫn còn không ít lo lắng dù đã được chính tác giả của các nhà xuất bản tập huấn về cấu trúc và cách tiếp cận sách:

"Khi đưa vào triển khai một bộ sách giáo khoa mới thì nó cũng sẽ gặp những khó khăn riêng. Ví dụ như là bọn mình cũng chưa biết là khi mà thực tế đi giảng dạy thì học sinh sẽ như thế nào? mình cũng chưa chưa hình dung được là thực tế giảng dạy thì sẽ vấp phải những khó khăn gì? bây giờ thì bộ sách mới cho nên bọn mình phải soạn lại tất cả giáo trình giáo án bài vở để bọn mình hướng dẫn học sinh nó cũng rất là vội vàng và rất vất vả".

Trong cuộc họp trực tuyến của Bộ giáo dục và đào tạo mới đây, một số địa phương chia sẻ những khó khăn về điều kiện để đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1, nhất là tình trạng thiếu phòng học và thiếu giáo viên. Tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM, dân số tăng cơ học rất nhanh, trường lớp không đáp ứng kịp, quy định hạn chế số lượng học sinh dưới 35/lớp rất khó thực hiện.. 

Tình trạng thiếu phòng học cũng xảy ra tương tự tại tỉnh Đắc Lắc. Hiện nay trên toàn tỉnh đang thiếu hơn 600 phòng học cho khối tiểu học. Mặc dù, Sở giáo dục và đào tạo đã ưu tiên bố trí phòng học cho khối lớp 1 nhưng hiện nay vẫn còn 5 trường không có đủ phòng học theo tiêu chuẩn.

Ngoài ra, việc thiếu trang thiết bị dạy học theo chương trình mới cũng là khó khăn mà tỉnh đang gặp phải, ông Phạm Đăng Khoa- Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đắc Lắc:

"Chúng tôi dự tính sau khi mà rà soát mỗi trường cũng cần gần 1 tỷ đồng để phục vụ cho phòng học lớp 1. Trên toàn tỉnh hiện nay có 403 trường tiểu học, vì thế với kinh phí rất lớn trong điều kiện ở Đăk Lăk hiện nay là một tỉnh vẫn còn sự trợ giúp của Trung ương, hàng năm thu mới chỉ đảm bảo được 1 phần 3 cái chi ngân sách của địa phương thì đây là việc khó khăn".

Bên cạnh đó, theo chương trình mới yêu cầu học sinh lớp 1 bắt buộc phải học 2 buổi/ngày, tính trung bình sẽ cần khoảng 1,8 giáo viên/ lớp. Trong khi đó, năm học 2019-2020, toàn quốc có khoảng 400 nghìn giáo viên tiểu học, tỷ lệ trung bình GV/lớp ở cấp tiểu học là 1,41, dù đã tăng gần 5.000 giáo viên so với năm học trước nhưng cấp tiểu học vẫn thiếu gần 10.000 giáo viên.

Do vậy nhiều ý kiến cho rằng, để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới thành công cũng cần những giải pháp bổ sung thêm số lượng giáo viên thiếu hụt  

Nội dung kỹ năng an toàn nằm rải rác ở nhiều quyển khác nhau, có khi ghép cả vào sách Đạo đức

Sau 6 năm kể từ khi chủ trương Một chương trình, nhiều bộ sách giáo đã đi vào nghị quyết của Quốc hội, năm học này, học sinh lớp 1 trên toàn quốc chính thức được tiếp cận chương trình sách giáo khoa mới.

Năm đầu triển khai thực hiện sẽ khó tránh khỏi những vướng mắc nhưng sự đổi mới trong tư duy dạy và học, và trong tư duy quản lý giáo dục là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài Bình luận “Học thôi, đừng đợi”

Nói gì thì nói, Sách giáo khoa Lớp Một năm nay hứa hẹn sẽ thu hút trẻ em hơn, bởi sắc màu sinh động, thiết kế gần gũi, ít chữ, nhiều hình hơn trước. Không chỉ bắt mắt, mà thiết kế của một số cuốn như tiếng anh, mỹ thuật, cho phép trẻ tương tác với sách tốt hơn, chứ không chỉ đọc và viết.

Gần 600 nghìn đồng cho 11 quyển sách giáo khoa, 6 cuốn vở các loại và 2 bộ độ dụng cụ học tập, không quá sức với phụ huynh ở đô thị,  dù rằng chi phí chuẩn bị vào Lớp Một còn nhiều thứ khác. Và dù, nó bằng gần 1 tạ thóc của phụ huynh ở nông thôn.

Khi nhiều nhà xuất bản cùng tham gia làm sách giáo khoa, sự cạnh tranh sẽ là điều kiện để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, kích thích sự sáng tạo của người viết sách. Cho nên, chi phí cho một bộ sách dù tăng lên, phụ huynh cũng sẽ hài lòng nếu nó xứng đáng.

Song, có vẻ “đề bài” đặt ra cho chương trình Lớp Một đang được các nhà xuất bản giải bằng nhiều cách khác nhau, mà nếu tập hợp về cùng một bộ giải pháp, lại có những trùng lắp, thiếu hệ thống, đôi khi khá khiên cưỡng.

Chẳng hạn, cùng về kỹ năng an toàn, Sách “Tự nhiên và xã hội” của NXB Đại học Sư phạm giới thiệu sơ lược kỹ năng để tránh bị quấy rối và xâm hại tình dục, trong khi, cuốn “Đạo đức lớp 1” của NXB Đại học Sư phạm TPHCM hướng trẻ em nhận biết và phòng trách tai nạn thương tích.

An toàn là kỹ năng số một, nhẽ ra cần được biên soạn một cách công phu, bài bản và toàn diện hơn trong một bộ sách, thay vì tích hợp lẻ tẻ vào các mảng vấn đề khác. Chưa kể, bố mẹ các em xem xong cũng  chưa lý giải được, vì sao vấn đề phòng chống tai nạn thương tích lại xếp cùng nhóm với những câu chuyện đạo đức?

Một số hoạt động như thể chất, trải nghiệm, đưa vào sách giáo khoa kể cũng không sai. Nhưng xem qua thiết kế nội dung, nó có vẻ phù hợp với người hướng dẫn nhiều hơn là các trẻ em 6 tuổi. Cũng bấy nhiêu tư thế, động tác, mấy chục năm trước, bố mẹ các em dễ dàng làm theo hướng dẫn của thầy cô mà chẳng cần đến sách vở.

Chủ trương Một chương trình, nhiều bộ sách giáo đã đi vào nghị quyết của Quốc hội từ cách đây 6 năm, nhằm hướng đến chất lượng tốt nhất cho giáo dục, kích thích sự phát triển của xã hội và nền kinh tế. Bản thân việc chấp nhận chủ trương này đã được coi là một bước tiến rất quan trọng của tư duy quản lý giáo dục, tư duy dạy và học.

Năm đầu tiên thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, khó tránh khỏi những sự bỡ ngỡ, bất cập nhất định. Song, không khí của sự mới mẻ, cộng với quá trình chủ động tập huấn, chuẩn bị từ ngành giáo dục và các nhà trường đang tạo hứng khởi cho cả thầy và trò trước thềm năm học mới.

Với sự thẩm định kỹ lưỡng của giáo viên, sự đồng hành của phụ huynh học sinh và lắng nghe phản ứng từ con trẻ, những điểm chưa phù hợp sẽ dần dần được góp ý điều chỉnh trong các lần xuất bản sau. 

Để đảm bảo chủ trương lớn này được thực hiện hiệu quả trong thời gian tới, thì bên cạnh sự theo dõi, sát sao của ngành giáo dục các cấp, cũng rất cần phổ biến rộng rãi Thông tư 33 tới của Bộ Giáo dục đào tạo tới phụ huynh học sinh và các nhà trường, giúp phụ huynh nắm vững tinh thần, mục tiêu đổi mới sách giáo khoa, phát huy vai trò chủ động lựa chọn sách phù hợp với con em mình, tránh tình trạng “loạn” sách giáo khoa như một số ý kiến lo ngại

Mạnh dạn đón nhận, tham gia và lắng nghe để hoàn thiện, đó là tâm thế nên có trước những cái mới, xu hướng mới nói chung – không riêng chương trình sách giáo khoa, thay vì khoanh tay đứng nhìn sự ì trệ dai dẳng trong tư duy giáo dục và tư duy phát triển lâu nay, hoặc đợi cho đến khi “đủ điều kiện” để đổi mới mà chưa biết tới khi nào.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.

// //