Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TPHCM: Gần 45.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm

Phóng viên - 10/12/2021 | 15:17 (GTM + 7)

Kỳ họp Hội đồng nhân dân thứ 4 HDND TPHCM khóa XIII đã quyết định bố trí gần 45.000 tỷ đồng cho nhiều dự án trọng điểm với kỳ vọng giúp thành phố sớm vượt qua khó khăn, khôi phục vụ trí vốn có.

Với nguồn vốn được phân bổ, dự án mở rộng Quốc lộ 50 sẽ được triển khai trong năm 2022 với hi vọng giải nhiệt tình trạng ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông (Ảnh: Hữu Khoa)
Với nguồn vốn được phân bổ, dự án mở rộng Quốc lộ 50 sẽ được triển khai trong năm 2022 với hi vọng giải nhiệt tình trạng ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông (Ảnh: Hữu Khoa)

Tại phiên bế mạc Kỳ họp Hội đồng nhân dân thứ 4 HDND TPHCM khóa XIII, các đại biểu HDND TPHCM đã thống nhất với phương án dự kiến bố trí nguồn vốn trung ương phân bổ cho thành phố năm 2022 là 2.479 tỉ đồng.

Số vốn này được bố trí cho các dự án hạ tầng quan trọng sử dụng vốn ngân sách trung ương như dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên (1000 tỷ đồng); dự án xây dựng nút giao thông An Phú (365 tỉ đồng); dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, huyện Bình Chánh (120 tỉ đồng); dự án xây dựng mới Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM (283 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, sẽ có 5 dự án sử dụng vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương là Dự án cải thiện môi trường nước TP, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 (190 tỉ đồng); Dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - giai đoạn 2 (400 tỉ đồng); Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM (50 tỉ đồng); Dự án cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP.HCM (11 tỉ đồng); và Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (60 tỉ đồng).

Ngoài ra, nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác cũng sẽ được phân bổ nguồn vốn ngân sách hơn 42.500 tỷ đồng đã được HDND thành phố thông qua trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Nguồn vốn này sẽ dùng để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, giáo dục …phục vụ đời sống dân sinh cũng như công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

TPHCM cũng bố trí dự phòng kế hoạch đầu tư công năm 2022 là 13.043 tỉ đồng để tiếp tục bố trí bổ sung vốn cho các chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công được HĐND TP.HCM thông qua trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

HĐND TPHCM giao UBND TP.HCM chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của từng số liệu, số vốn bố trí của từng dự án; đảm bảo đúng quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan. Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn được giao.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //