Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM đề xuất triển khai xe đạp công cộng: Cần nhưng cũng phải cẩn trọng

Phóng viên - 16/08/2019 | 5:59 (GTM + 7)

Việc vận động người dân sử dụng xe đạp công cộng rất khó; nhưng không phải không có lối ra. Vấn đề còn lại là phải có một quyết tâm chính trị rất lớn, thậm chí là chấp nhận chỉ trích để vượt qua.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Xe đạp công cộng đã là một khái niệm phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới nhằm hướng đến một hệ sinh thái giao thông xanh và thân thiện.

Trong vài năm qua, mô hình này cũng đã được thí điểm tại một số khu đô thị mới, các trường đại học lớn…và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người dùng.

Mới đây, Sở GTVT TPHCM cho biết đã có một số doanh nghiệp đề xuất triển khai mô hình xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm thành phố. Đề xuất cụ thể này là gì và liệu nó có thực sự khả thi để triển khai?

Sinh viên ĐHQG-HCM trải nghiệm ứng dụng E-Bike tại trạm xe Kí túc xá khu B. Ảnh: Phương Phạm

Trung tâm quản lý giao thông công cộng TPHCM cho biết đã nhận được đề xuất của một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Trí Nam, Công ty Mobike, Công ty TNHH công nghệ IOT thông minh Việt Nam...đề nghị mở dịch vụ sử dụng xe đạp, xe máy điện công cộng tại TPHCM. 

Theo đó, giai đoạn đầu sẽ đưa vào sử dụng 800 - 1.000 xe đạp công cộng được bố trí ở 70-80 vị trí bãi xe đạp được thực hiện ở khu vực quận 1, tiếp đến là mở rộng sang quận 3.

Theo các doanh nghiệp thì dịch vụ xe đạp đô thị này sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân đi từ nhà, người đi làm ở các công sở đến các trạm xe buýt hoặc địa điểm cần đến trong phạm vi 3km.

Các bãi đậu xe đạp công cộng có diện tích 5-10m2 với số lượng 10-20 xe được bố trí trên vỉa hè gần các trạm xe buýt, địa điểm du lịch, trường học, ký túc xá, chung cư và ở các cơ quan đơn vị có mật độ người sử dụng đông. Doanh nghiệp đề xuất miễn tiền thuê vỉa hè trong giai đoạn thí điểm của dự án để cung cấp cho người dân giá thuê xe hợp lý và nhằm thu hút người sử dụng.

Giá vé theo đề xuất của doanh nghiệp cho dịch vụ xe đạp công cộng là 5.000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút, và nếu được thông qua sẽ miễn phí 15 phút sử dụng đầu tiên trong thời gian đầu để khuyến khích nhiều người sử dụng.

Được biết, trong thời gian qua, mô hình xe đạp công cộng đã được các doanh nghiệp triển khai khá thành công tại khu vực ký túc xá đại học quốc gia, khu công viên phần mềm Quang Trung. Nhiều khách hàng đã có phản hồi tích cực về dịch vụ này:

"Tôi chọn xe đạp để di chuyển vì nó tiện, nhỏ gọn và có thể đi khắp mọi nơi; thứ hai là chi phí thấp phù hợp với sinh viên, thứ ba là thân thiện môi trường".

"Nó giải quyết được những quãng đường rất ngắn mà xe buýt không giải quyết được, ngoài ra, nếu chúng ta đi nhiều xe máy sẽ rất dễ ùn tắc giao thông".

"Việc của mình phải đi bộ khá nhiều, từ khi có dịch vụ này thì mình đi được nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và cũng thuận tiện hơn trong công việc".

"Với xe đạp công cộng và chia sẻ dùng chung thế này thì cũng tạo thêm 1 cái kênh cũng như 1 phương tiện thêm để các bạn lựa chọn. Các bạn có thể sử dụng bất kỳ lúc nào các bạn cần. Các bạn trẻ bây giờ sử dụng smartphone và mô hình này tích hợp được việc đó nên các bạn rất hứng thú".

Tuy nhiên, cần nhắc lại mô hình này cũng đã gặp nhiều bất cập khi triển khai tại thủ đô Hà Nội vài năm trước. Sau thời gian đầu thu hút sự tò mò của người dân thì các điểm cho thuê xe đạp gần như không hoạt động, hàng trăm chiếc xe đạp sau thời gian phơi nắng mưa nay đã hư hỏng không khác gì sắt vụn.

Ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc dự án BK - ebike chia sẻ:

"Cái khó khăn lớn nhất của chúng tôi khi thí điểm mô hình xe đạp công cộng đa điểm (thuê điểm này, trả điểm kia) thì tại Hà Nội từ trước đến nay chưa có mô hình nào cả, chúng tôi là những người đầu tiên cho nên không học được kinh nghiệm của ai. Phải giải quyết mâu thuẫn lớn nhất là làm sao quản lý được tài sản tốt, không bị mất mát, hư hỏng mà thủ tục vẫn phải đơn giản cho khách hàng".

Sử dụng ứng dụng của Ofo để thuê xe đạp ở Thượng Hải. Ảnh: Imaginechina

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long - Phó chủ tịch hội KHHT Cầu đường Việt Nam thì không dễ để triển khai mô hình này nhất là tại các đô thị đông đúc như Hà Nội hay TPHCM:

"Phải có các trạm bến để đặt xe, phải có đường kẻ làn riêng cho xe đạp, trong điều kiện giao thông hiện nay đặc biệt là tại các đô thị có mật độ đông đúc, chật hẹp thì liệu chính quyền địa phương có đáp ứng được các điều kiên đó không?"

Là một người có thời gian dài sinh sống và làm việc tại Châu Âu, Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu giao thông Việt Đức cho rằng dịch vụ xe đạp công cộng là mô hình phù hợp trong xu thế giao thông hiện nay.

Tuy nhiên để dịch vụ này thực sự hữu ích thì bên cạnh chất lượng dịch vụ thì cũng rất cần đến chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền đô thị. Ngoài ra, cũng cần có một cái nhìn cụ thể về vai trò của phương tiện phi cơ giới (như xe đạp công cộng, xe đạp điện…) trong chiến lược phát triển giao thông công cộng của thành phố, để các loại hình này có thể tương hỗ phát triển lẫn nhau.

"Nếu như chúng ta chỉ dừng lại ở mức thí điểm mà không có sự hỗ trợ của thành phố thì khả năng thành công không cao, không được gắn vào một chính sách phát triển chung thì sẽ dễ bị chết yểu". 

Ông Võ Khánh Hưng - Phó giám đốc Sở GTVT Tp.HCM cho biết đây cũng chỉ mới là đề xuất từ phía doanh nghiệp. Nếu được các cơ quan thẩm quyền chấp thuận chủ trương thì doanh nghiệp cần có triển khai khảo sát và đánh giá chi tiết hơn nữa về nhu cầu, hành vi sử dụng của khách hàng cũng như các điều kiện thời tiết, rủi ro…để có thể triển khai hiệu quả nhất.

Cần nhưng cũng phải cẩn trọng (Bình luận của nhà báo Bùi Trọng Điển)

Xe đạp công cộng đã và đang bùng phát tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Pháp, Trung Quốc…điều này thể hiện một xu hướng mới trong hoạt động giao thông. Không chỉ dừng ở việc chia sẻ mà đây cũng là tiền đề để các nhà quản lý có thể đưa ra những chính sách cụ thể nhằm hướng đến hệ sinh thái giao thông xanh, thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên trong bối cảnh giao thông nước ta hiện nay thì mô hình này nếu được triển khai rộng rãi chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết. 

Nhiều người đi làm bằng xe đạp ở TP.HCM - Ảnh: Tuổi trẻ

Đề xuất sử dụng xe đạp công cộng đi lại trong đô thị của một số doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh là một ý tưởng tốt, nhất là trong bối cảnh tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng đang diễn ra hàng ngày.

Giao thông tại thành phố lớn nhất cả nước này thực sự đang bị ”bức tử” bởi sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện cá nhân là xe gắn máy và ô tô với mức tăng 10% mỗi năm; tốc độ đô thị hóa và dân số cứ 5 năm tăng thêm 1 triệu người.

Trong khi việc đầu tư kết cấu hệ thống giao thông hàng năm tăng không đáng kể. Riêng hệ thống giao thông công cộng mà chủ yếu là xe buýt cũng chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu đi lại của người dân và đang có dấu hiệu đi xuống do hành khách không mặn mà.

Việc sử dụng xe đạp công cộng trong đô thị nếu làm được không chỉ giải quyết bài toán kẹt xe hàng ngày do các phương tiện cơ giới gây ra mà còn hạn chế khí thải, tiếng ồn; có lợi cho người dân về mặt sức khỏe; hướng tới một đô thị xanh, phát triển bền vững.

Vấn đề là muốn áp dụng được đề xuất này phải giải quyết được các khó khăn, thách thức đặt ra. Đó là thói quen lâu nay người dân ở các đô thị lớn đa phần đi lại bằng xe gắn máy, vừa nhanh lại tiện lợi; trong khi sử dụng xe đạp sẽ chậm hơn; chưa kể khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều không phù hợp; kết cấu hạ tầng giao thông quá tải; tình hình an ninh trật tự xã hội đôi lúc không ổn định, nạn trộm cắp xe cộ vẫn diễn ra.

Khi xuất hiện xe đạp công cộng liệu có đủ sức để trông giữ, bảo quản và tiện lợi cho người dân khi thuê, sử dụng vv…?

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay ở các đô thị lớn ở Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều quốc gia trên thế giới hiện cũng có nhiều người đã và đang sử dụng xe đạp như một loại phương tiện cơ động và rất tốt ở từng thời điểm và khu vực.

Thậm chí Hà Nội và Hội An cũng đã từng đề xuất và thí điểm nhưng thất bại. Vấn đề là từ các thất bại này, đòi hỏi các cấp quản lý của thành phố Hồ Chí Minh mà cụ thể ở đây là ngành giao thông vận tải phải rút ra bài học để không lặp lại; từ đó xắn tay cùng doanh nghiệp và cộng đồng nghiên cứu và triển khai thực hiện.

Theo đó, thành phố nên xây dựng đề án trên cơ sở làm thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; bổ sung thực tế và có điều chỉnh kịp thời các vướng mắc nảy sinh. Đẩy mạnh việc truyền thông tạo ra sự hưởng ứng của cả cộng đồng; lấy đội ngũ cán bộ công chức làm hạt nhân để xây dựng phong trào sử dụng xe đạp trong đi lại.

Có cơ chế phù hợp để các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xã hội hóa đề án này; cụ thể là ưu đãi về vốn, mặt bằng; phân bổ làn, ranh cho xe đạp lưu thông; công tác bảo đảm an ninh an toàn cho người sử dụng và chủ đầu tư…

Qua kiểm nghiệm, việc vận động người dân sử dụng xe đạp công cộng trong đi lại ở đô thị là rất khó nhưng muốn làm không phải không có lối ra.

Vấn đề còn lại là các cấp, các ngành của thành phố phải có một quyết tâm chính trị rất lớn, thậm chí là chấp nhận chỉ trích để vượt qua. Còn nếu thấy khó khăn đã nản lòng thì giao thông của thành phố Hồ Chí Minh vẫn sẽ còn hỗn loạn và phức tạp.

Tags:
Ý kiến của bạn
Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thuê bằng lái để đối phó với phạt nguội: Xử lý ra sao?

Thời gian gần đây, một số dư luận truyền tai nhau “mẹo” thuê bằng lái để đối phó phạt nguội, nhất là với những lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến mức bị tước giấy phép lái xe. Vậy, có những lổ hổng nào dẫn tới tình trạng này và cần bịt những lổ hổng này thế nào?

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Cơ chế thu hút tín dụng xanh cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn là một xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng đòi hỏi phài có các dự án xanh và cần các nguồn tín dụng xanh.

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Hỗ trợ 35.000 - 55.000 đồng/kg khi tiêu hủy gia súc, gia cầm

Bộ NN&PTNT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật. Trong đó, ban soạn thảo đã đề xuất nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cũng như người tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Ấm lòng những chuyến xe nghĩa tình

Ấm lòng những chuyến xe nghĩa tình

Với mong muốn hỗ trợ những bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn có thể tiết kiệm chi phí, anh Nguyễn Huỳnh An, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã đứng ra vận động mạnh thường quân và anh em địa phương thành lập nên Câu lạc bộ Chuyến xe nghĩa tình chở bệnh nhân cấp cứu và chuyển viện hoàn toàn miễn phí.

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Kích cầu du lịch nội địa: “Bài toán” tổ chức và chia sẻ lợi ích

Năm 2024, bên cạnh mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, ngành du lịch cũng kỳ vọng phục vụ 110 triệu khách nội địa. Tuy nhiên, giá vé máy bay tăng cao đang là rào cản lớn, bởi chi phí di chuyển bằng đường hàng không có thể chiếm tới 50% giá tour.

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, kết thúc tuần giao dịch 22–28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá có phần trái chiều, nhưng lực mua áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index tăng 0,22% lên 2.334 điểm, đạt mức cao nhất trong 9 tháng qua.

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

Làm nông thời công nghệ vừa an nhàn, vừa kinh tế

những năm gần đây, nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước phát triển vượt bậc, ghi nhận được sản lượng lúa, trái cây tăng cao, chất lượng vượt trội hơn. Có được thành quả đó một phần nhờ vào việc nông dân đã mạnh dạn đầu tư hơn vào máy móc công nghệ...

// //