Dịch bệnh kéo dài với những diễn biến phức tạp khiến nhiều khu dân cư phải chịu sự cách ly dài ngày vì có người nhiễm bệnh. Nhưng thay vì hoảng sợ, những người hàng xóm động viên nhau cùng vượt qua chuỗi ngày dài đằng đẵng không được ra khỏi nhà.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Cách đây hơn 1 tháng, khi vừa đi làm về đến nhà thì anh Long nhận được thông báo, khu phố nhà anh phải phong toả vì phát hiện nhiều trường hợp F0. Vốn là người làm việc trong môi trường năng động, phải đi lại nhiều, việc phải đối mặt với quãng thời gian ở nhà kéo dài hàng chục ngày đối với anh quả là một thử thách không dễ vượt qua.
Anh Long cho biết: 'Những ngày đầu tiên phải ở nhà quả thực rất khó chịu, công việc bị đình trệ, thói quen sinh hoạt hằng ngày phải thay đổi. Tất cả mọi hoạt động đều nằm gọn trong 4 bức tường. Mình chỉ được đi ra ngoài khi cán bộ y tế thông báo ra làm xét nghiệm. Xét nghiệm xong rồi lại phải về nhà thực hiện giãn cách…'
Một tuần đầu tiên anh Long gần như chỉ ở trong phòng làm việc và liên hệ với bạn bè thông qua mạng xã hội. Để cải thiện sức khoẻ, hằng ngày anh lên gác thượng tập thể dục. Vốn ở khu dân cư khá đông đúc, khi lên sân thượng anh mới thấy, có rất nhiều người hàng xóm của mình cũng lên tập thể dục.
Dù không thể tiếp xúc gần với nhau, nhưng mọi người vẫn nói chuyện, trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh ở khu phố.
Sang đến ngày hôm sau thì tất cả mọi người, không ai bảo ai đều đúng giờ là như có lịch hẹn lục tục trèo lên sân thượng cùng nhau tập thể dục từ xa. Ban đầu là những cuộc chuyện trò vui vẻ, rồi dần dần mọi người hướng dẫn cho nhau những bài tập thể dục nâng cao sức khoẻ. Có người thì chia sẻ cách phòng tránh dịch bệnh, rồi ăn uống ra sao để tăng cường sức đề kháng.
Rồi thành thói quen, mỗi ngày, anh Long và những người hàng xóm của mình, ngoài việc tập thể dục, trao đổi thông tin thời sự, dịch bệnh… họ còn chia sẻ cho nhau những đồ lương thực, thực phẩm mà mình chưa dùng đến cho hàng xóm của mình. Khi thì quả bí, lúc lại mớ rau, túi muối, vài gói mì tôm, hay những món ăn đã chế biến sẵn.
Nhà đối diện thì dùng cây sào phơi quần áo, móc đồ vào một đầu rồi đưa sang cho hàng xóm của mình. Vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn mà dần trở thành một thói quen khiến ai cũng thấy ấm lòng: Việc phải ở nhà nhiều ngày thực sự ai cũng cảm thấy bức bối, nhưng cũng vì thế mà tôi lại có nhiều thời gian tìm hiểu thêm những người hàng xóm. Qua mấy chục ngày giãn cách xã hội, tôi lại có thêm vài người bạn... Bình thường khi chúng tôi đi làm có khi chả bao giờ nhìn thấy mặt nhau, nhưng giãn cách thế này nên ở nhà, chiều chiều lại rủ nhau lên ban công, mỗi người một ấm trà, nhà nọ nói chuyện sang nhà kia, đủ thứ chuyện, mà chủ yếu cũng là chuyện về dịch bệnh…
Sống ở chung cư trong một khu đô thị tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, sáng ra khỏi nhà sớm và đến tối mịt mới về đến nhà, chị Loan không có hàng xóm, mặc dù chị đã về chung cư này sống gần 10 năm.
Những ngày thành phố Hà Nội thực hiện đợt giãn cách lần thứ tư khiến chị và mọi người trong nhà chỉ gần như quanh quẩn sinh hoạt trong căn hộ của mình. Mỗi tuần chị đi chợ một lần theo phiếu được toà nhà phát.
Hơn một tháng ở nhà, chị Loan thường xuyên truy cập vào nhóm các cư dân của toà nhà được lập trên mạng xã hội. Ở đây, toàn bộ thông tin về dịch bệnh của khu chung cư chị ở đều được cập nhật thường xuyên.
Qua những lần chuyện trò, chị cũng dần kết bạn được với khá nhiều cư dân trong toà nhà của mình. Thế rồi từ những chia sẻ với nhau, dù chưa thể gặp mặt trực tiếp nhưng chị Loan đã có thêm một vài người hàng xóm mới. Thậm chí có người còn làm cùng lĩnh vực mà chị đang hoạt động: Thời gian giãn cách quá lâu quả thực những ngày đầu đã gây ra nhiều khó khăn đối với tôi. Nhưng rồi cũng phải thích nghi dần. Cũng may cư dân chỗ tôi sống mọi người chia sẻ với nhau rất nhiều. Một số người còn tình nguyện đi chợ giúp cho những hộ gia đình là người già cả, ốm đau không tiện việc đi lại…
Qua chia sẻ với mọi người, chị Loan cũng đã biết thêm được rất nhiều thông tin, kiến thức phòng chống covid-19 cho bản thân và gia đình; cách ăn uống sao cho khoa học giúp nâng cao sức khoẻ, tăng sức đề kháng.
Không những vậy, chị và một số người bạn mới còn lập một nhóm riêng để cùng nhau tập thể dục trực tuyến, giống như cùng bạn đi tập ở phòng gym vậy. Mọi người cùng nhau tập luyện hằng ngày, chuyện trò vui vẻ. Đó cũng là cách mà chị Loan và những người bạn của mình vượt qua chuỗi ngày dài phải hạn chế ra đường theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ…
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… và nhiều tỉnh thành khác đang trong những ngày đấu tranh quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh, với hy vọng đưa cuộc sống của người dân trở về trạng thái bình thường mới trong tháng 9 này.
Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các lực lượng chống dịch tuyến đầu, nhiều người dân đã luôn có ý thức tự giác chấp hành những biện pháp phòng dịch do chính quyền địa phương đưa ra, hạn chế đến mức tối đa việc ra đường, hoặc tiếp xúc với đám đông… Cùng với đó là sự động viên, giúp đỡ nhau qua nhiều hình thức mà vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
Chính bằng những hành động tích cực của từng cá nhân trong thời gian qua đã giúp cho công cuộc phòng chống dịch bệnh của chúng ta đang ngày càng có những kết quả tốt đẹp.
Những ngày này, tôi và những người bạn của mình ở thành phố Hồ Chí Minh thường lên mạng để trò chuyện với nhau. Câu chuyện của chúng tôi, có lẽ cũng giống như hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện khác của mọi người. Chủ đề chủ đạo vẫn là xoay quanh dịch Covid-19.
Tôi thường hỏi các bạn tôi trong Nam xem tình hình sức khoẻ của họ ra sao, dịch bệnh trong đó diễn tiến thế nào. Khu vực họ ở có bị phong toả hay có nhiều người nhiễm bệnh hay không. Họ có thiếu thốn thứ gì cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình không?
Rất may, hầu hết các bạn tôi đều cho biết sức khoẻ của họ và gia đình đều ổn. Hằng tuần vẫn nhận được những gói cứu trợ của chính quyền địa phương tới tận cửa nhà. Nếu thiếu thốn gì đó, họ có thể nhờ lực lượng quân đội mua hàng giúp. Cũng rất nhanh chóng, thậm chí không phải chờ đợi lâu như mua hàng online trên các app bán hàng.
Hết chuyện Covid, chúng tôi lại xoay qua rủ nhau thi thố… online. Chủ yếu các môn thi đều là thể thao. Mỗi ngày mỗi người phải quay lại hình ảnh mình tập luyện theo chủ đề cả nhóm đưa ra rồi gửi cho mọi người xem, đánh giá, góp ý.
Sau ngày đầu tiên, ai cũng tỏ ra mệt mỏi, toàn bộ cơ thể đau nhừ tử vì những lần chống đẩy, hàng chục lần kéo xà, vài chục lần squad, plank… Thế nhưng, điều kỳ lạ là ai cũng hứng thú tham gia. Mà còn có việc gì nữa, khi mà tất cả đều phải ở nhà nghiêm túc chấp hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội?
Sau khoảng chục ngày, tôi cũng như mấy người bạn đều đã quen với việc tập thể dục hằng ngày. Có đôi lúc, gần như chúng tôi quên đi cái cảm giác phải ở nhà với quãng thời gian giãn cách dài lê thê bởi những bài tập đầm đìa mồ hôi nhưng tràn ngập không khí vui vẻ; Quên đi những âu lo về công việc, cuộc mưu sinh khắc nghiệt đang chờ đón phía trước…
Ngày hôm qua, anh bạn tôi trong Sài Gòn khoe, được người hàng xóm mang sang để trước cửa nhà cho một thùng carton rau củ quả Đà Lạt tươi rói. Anh hàng xóm bảo, có vườn cây ở Đà Lạt, đến kỳ thu hoạch nhờ người thu hoạch hộ rồi gửi về. Nhiều quá ăn không hết nên đem chia sẻ với hàng xóm.
Covid hoành hành, mang đến bao nhiêu đau thương mất mát cho hàng trăm, hàng ngàn gia đình, nhưng cũng giúp chúng ta có thời gian ngồi nhìn lại chính mình, để từ đó quý trọng thắt chặt những mối quan hệ với mọi người xung quanh, những mối quan hệ mà ngày thường bận bịu chúng ta vô tình quên đi mất.
Người ta cứ nói, covid và những chiếc khẩu trang khiến con người ta phải xa cách nhau. Nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, nó lại giúp tôi, giúp bạn tìm lại được những giá trị tốt đẹp của những mối quan hệ trong cuộc sống mà có lẽ bình thường ta sẽ không có được…
Trong bối cảnh phát triển hạ tầng ngày càng quan trọng, công tác dân vận giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 qua huyện Hóc Môn đã thể hiện rõ vai trò quyết định của các cán bộ cơ sở.
Theo các chuyên gia, để “cứu” Hà Nội khỏi bụi mịn, không còn cách nào khác là phải kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay, trong đó đáng kể nhất là nguồn phát thải từ hoạt động giao thông.
Tại dự thảo nghị định quy định về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Bộ GTVT đã cho phép người học lái xe máy có thể tự học lý thuyết, sau đó đăng ký kiểm tra và thi sát hạch, còn học lái xe ô tô thì vẫn phải học qua các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe.
Trong vụ tai nạn nghiêm trọng ô tô đâm vào đoàn người đưa tang ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội xảy ra gần đây, có một chi tiết đáng chú ý: Người tài xế mới đổi xe. Ông ta chủ yếu lái xe số sàn trước đây, và vừa chuyển sang lái xe số tự động.
Năm 2024 là năm thứ 12 triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012.
Theo dự báo của CTCK MB (MBS), lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng thêm khoảng 50 điểm cơ bản (0,5%), đạt mức 5,2-5,5%/năm vào cuối năm 2024.
Hoàng Kim Thân - chàng trai đến từ Thái Nguyên chia sẻ đầy hào hứng: “Mình rất yêu môn lịch sử, tuy nhiên do nhiều lý do nên mình không thể theo đuổi được bộ môn này. Chính vì vậy, hôm nay mình đến đây để tham quan, học hỏi và tìm hiểu về những chiến công của cha ông ta".