Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Những cán bộ này chính là cầu nối giữa chính quyền và người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án, hoàn thành giải phóng mặt bằng sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.
Nhìn ngôi nhà mới khang trang của bà Hồ Thị Thắng (xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), ít ai biết, bà cũng đã từng lo lắng khi phải di dời vì dự ánh vành đai 3. Thế nhưng, với sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương, bà đã được giới thiệu mua một nền nhà với giá rẻ. Chính quyền cũng hỗ trợ bà trong việc vay một khoản tiền từ nhà nước để xây dựng nhà mới.
Cuộc sống gia đình bà giờ đây đã ổn định hơn nhiều: “Nhà cửa khang trang nên về ở cũng đã tạm ổn. Nhà mới làm cũng ấm cúng hơn. Nhà cũ mặc dù đất rộng nhưng không bằng bên này. Mới đầu, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi cũng không chấp thuận. Nhưng sau được sự vận động của chính quyền xã, hiện tôi đã chấp thuận và hài lòng”.
Cuối năm 2022, đầu năm 2023, huyện Hóc Môn tiếp nhận chủ trương của Thành phố về tập trung giải quyết giải phóng mặt bằng sớm để bàn giao lại cho chủ đầu tư triển khai dự án vành đai 3. Ông Trần Văn Khuyên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn nhận định, đây là việc làm lớn, có ý nghĩa chính trị đối với địa phương, nhưng là việc hết sức khó khăn trong thời điểm đó.
Để triển khai nhiệm vụ trọng tâm, Huyện uỷ đề ra Nghị quyết phân công các đồng chí Thường vụ Huyện uỷ, Huyện uỷ viên và Đảng uỷ của 4 xã vành đai 3 đi qua, chỉ đạo cụ thể cho chi bộ ấp. Chủ trương từ công tác quản lý đất đai để khảo sát và nắm kỹ các hộ dân trong và ngoài huyện; sàng lọc đất để nắm bắt được bao nhiêu diện tích đất công, bao nhiêu diện tích đất của người dân và đất của hợp tác xã trước đây; các hộ dân sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi chuyển đến nơi ở mới.
Ông Khuyên cho biết: “Nắm chắc từng bước đi như vậy nên chúng tôi bắt đầu đi tuyên truyền, vận động cho người dân. Về mặt chuyên môn, công tác quản lý đất đai, đo đạc phải nắm kỹ, giá cả bồi thường giải phóng mặt bằng phải được định giá như thế nào để phù hợp với điều kiện. Trong quá trình thực hiện, cũng có các thế lực xấu xen vào, và chúng tôi cũng kịp thời ngăn chặn”.
Ban Bồi thường giải phóng Mặt bằng huyện Hóc Môn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các dự án phát triển hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Với sự chỉ đạo sát sao và trách nhiệm cao, Ban đã thực hiện hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Ông Hoàng Văn Quân, Phó Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn chia sẻ: “Ngay từ ban đầu phải tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân để biết người dân cần gì. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra khảo sát từng hộ dân một, xem gia cảnh họ thế nào, nguồn gốc pháp lý đất đai ra sao, đơn giá bồi thường có được thoả mãn không.
Trên cơ sở đó, mới duyệt giá bồi thường. Đối với người dân, quan trọng nhất là ổn định cuộc sống khi không còn nhà ở và giá bồi thường tương xứng. Đó là điều kiện tiên quyết để thành công trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng”.
Dự án vành đai 3 TP.HCM đi qua huyện Hóc Môn khoảng hơn 11 km, ảnh hưởng đến hơn 300 hộ dân. Đối với các hộ dân đất đai có nguồn gốc pháp lý không đủ điều kiện để hưởng các chính sách của công tác bồi thường, Ban sẽ báo cáo tham mưu Thành phố xin chủ trương và có những cơ chế kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp cùng chung tay để chia sẻ khó khăn và đồng lòng với người dân.
Ông Hoàng Văn Quân cho hay: “Những trường hợp không đủ điều kiện, chúng tôi đã tham mưu Thành phố có quỹ căn hộ tái định cư ở hai địa phương huyện Bình Chánh và quận 12, để người dân được lựa chọn. Nếu đủ kinh phí thì lựa chọn về quận 12, nếu ít hơn có thể về huyện Bình Chánh. Đó là những phương án dự trù cho người dân, vì không thể nào họ không có chỗ ở”.
Nhiều cuộc họp trao đổi thông tin, cập nhật tiến độ và giải quyết kịp thời những khó khăn phát sinh đã được diễn ra. Đặc biệt, đó là việc chú trọng công tác tuyên truyền, giải thích về những chủ trương, chính sách và tầm quan trọng của dự án vành đai 3 đối với sự phát triển của địa phương cũng như khu vực phía Nam để người dân hiểu và đồng lòng.
Ông Trần Văn Khuyên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn nhấn mạnh: “Việc khó, người đứng đầu phải làm. Việc ít khó hơn, người kế tiếp làm. Mỗi đồng chí đều phải xung phong để làm cho tốt. Đây là dự án lớn nhất đi qua huyện Hóc Môn từ trước đến nay, người dân và Đảng bộ chính quyền địa phương cũng khao khát cho sự phát triển của địa phương mình nên đã đồng thuận, chấp nhận các chủ trương. Lãnh đạo Huyện, xã, ấp nhiệt tâm, nhiệt tình gắn bó với dân và sát với dân, sát với công tác quản lý đất đai để làm tốt nhiệm vụ này”.
Sự tâm huyết của các cán bộ ở huyện Hóc Môn trong công tác giải phóng mặt bằng cho dự án đường vành đai 3 đã mang lại một kết quả tốt đẹp.
Thành công này không chỉ là dấu ấn của một dự án lớn, mà còn là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm, sự gắn kết giữa chính quyền và người dân.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.