Mua vàng đã khó, bán cũng chẳng dễ
Theo ghi nhận, nếu như thời điểm giữa năm, nhiều người chen lấn để mua vàng, thì hiện nay, cảnh mua bán vô cùng ảm đạm, thậm chí người dân nếu có nhu cầu bán vàng, các tiệm vàng cũng không dám mua.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Nhưng để đảm bảo thành công khi triển khai, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, thì bước đi đầu tiên cần làm là đưa cho người dân một lý do và lộ trình đủ thuyết phục.
“Vùng phát thải thấp” mà Hà Nội dự kiến triển khai từ 2025 có thể là một gợi ý hay cho đô thị đang quá tải ngày càng trầm trọng. Người ta nhìn thấy ở đó cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức đi kèm.
Nếu nhìn nhận như một cơ hội để hạn chế được xe cá nhân vào nội đô, thì cơ hội lần này có thể rộng mở hơn. Bởi, trong kế hoạch xây dựng vùng phát thải thấp, việc hạn chế xe được xác định là một trong các công cụ để đạt mục tiêu môi trường, chứ không phải mục tiêu giảm ùn tắc.
Những người trong diện chịu tác động không có cảm giác ấm ức vì cảm thấy mình bị coi là “thủ phạm” gây tắc đường, nên sự chấp nhận có thể dễ hơn. Người ta sẽ coi đó là một phương án tổ chức giao thông cục bộ, giống như mở rộng phố đi bộ hoặc tạo các tuyến phố chỉ dành cho xe đạp, xe buýt, dù bất tiện nhưng có thể thích nghi.
Còn nếu nhìn nhận ở góc độ thách thức, rõ ràng thách thức là không nhỏ. Vì dù sao, bản chất câu chuyện vẫn là hạn chế cái tiện lợi của cá nhân để đổi lấy lợi ích chung, cả trước mắt và lâu dài cho cả cộng đồng.
Thói quen ít đi bộ, nhu cầu về sự sẵn có quá cao, cộng thêm việc chưa ý thức hết tầm nghiêm trọng của tắc đường và ô nhiễm không khí, là những lý do khiến người đi ô tô xe máy cá nhân có thể chưa sẵn sàng. Thiếu một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và rốt ráo, việc bắt tay làm vùng phát thải thấp ở Hà Nội từ năm 2025 sẽ gặp không ít khó khăn.
Song, đây là cái khó mà các đô thị đều từng phải trải qua trên định hướng phát triển bền vững. Bằng việc tổ chức tốt giao thông công cộng, bằng việc thể chế hóa các quy định về kiểm soát khí thải và trách nhiệm thuế phí với chủ các nguồn phát thải gây ô nhiễm, chính quyền đô thị sẽ có cơ sở vững chắc để thực hiện việc này.
Hà Nội đã vận hành được 2 đoạn tuyến đường sắt trên cao với trải nghiệm khá hài lòng từ người dân. Sự dịch chuyển từ xe cá nhân sang tàu điện, xe buýt, xe đạp công cộng của cư dân sống gần các nhà ga là tín hiệu tích cực để tăng thị phần giao thông công cộng. Các kế hoạch xanh hóa đoàn xe buýt, hợp lý hóa luồng tuyến đều đang được triển khai, vừa tăng độ thu hút với hành khách, vừa giảm phát thải từ hoạt động giao thông.
Song song với các giải pháp thúc đẩy quá trình tự chuyển đổi, Hà Nội cũng dần tính tới biện pháp cưỡng chế nhằm tăng sức ép dịch chuyển, ở những địa bàn mà mức độ đáp ứng của giao thông công cộng đã cao hơn. Đó là hướng đi đúng.
Tuy nhiên, để không vấp phải sự phản ứng mạnh tới mức phải gác đi gác lại kế hoạch như đã từng, các bước đi và mục tiêu cần hết sức rõ ràng, cụ thể. Đến năm 2025, khi áp dụng vùng phát thải thấp ở một số khu vực nội đô, thì tàu điện, xe buýt, xe đạp công cộng trên các hướng tuyến này đáp ứng bao nhiêu phần trăm nhu cầu? Kế hoạch điều chỉnh cụ thể của từng loại hình ra sao?
Thành phố chuẩn bị thế nào hệ thống bãi gửi xe ở cửa ngõ và khu vực kế cận? Các hoạt động đi lại thuần túy và đi lại gắn với sinh kế trên xe cá nhân sẽ được phân hóa, quản lý ra sao? Vẫn còn nhiều câu hỏi cần làm rõ.
Quy luật của dòng di chuyển ở đô thị hiện nay bị chi phối phần lớn bởi vị trí tập trung của các cơ quan, công sở, trường học và bệnh viện, những đối tượng đã nằm trong kế hoạch di dời khỏi nội đô từ vài chục năm nay, nhưng đến giờ chưa thể. Người dân không có lựa chọn khác nếu điểm đến của họ vẫn ở nội đô.
Vì thế, nếu bị hạn chế đi xe cá nhân vào nội đô vì các lý chưa đủ thuyết phục, người chấp hành có thể cảm thấy mình đang phải “đổ vỏ” cho những phần trách nhiệm mà cơ quan chức năng chưa làm hết. Điều này cản trở sự đồng thuận để thực thi chính sách.
Chưa kể, nếu kiện kỷ luật, kỷ cương quy hoạch xây dựng chưa đủ nghiêm, thông tin về các kế hoạch chưa đủ công khai để người dân giám sát, thì có thể dẫn đến rủi ro khác, như nguy cơ sốt nhà đất ở nội đô càng bị đẩy cao hơn, nguy cơ lách luật để xây dựng trái phép, thậm chí là xuất hiện cuộc đua di dời dân cư vào nội đô để né thu phí, hoặc cố bám lấy sự tiện lợi..
Tuy nhiên, khó không có nghĩa là không thể làm, nếu đó là việc cần thiết và không thể trì hoãn thêm. Điều quan trọng là, cần đưa ra một lý do, một lộ trình đủ thuyết phục cho những người chịu tác động.
Theo ghi nhận, nếu như thời điểm giữa năm, nhiều người chen lấn để mua vàng, thì hiện nay, cảnh mua bán vô cùng ảm đạm, thậm chí người dân nếu có nhu cầu bán vàng, các tiệm vàng cũng không dám mua.
Đi đường cao tốc nhưng không thể đi nhanh là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả đầu tư đường cao tốc. Nhưng không chỉ có thế, việc quy định tốc độ phương tiện trên đường cao tốc hiện nay thậm chí còn khiến người lái xe bối rối.
Bộ Công an đang đề xuất tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT. Theo đề xuất này, có những hành vi được đề xuất tăng mức phạt gấp 10 lần, lên tới 48-52 triệu đồng.
Theo số liệu thống kê từ Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2024, trên toàn địa bàn thành phố đã xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm chết 381 người và làm bị thương 768 người. Trong đó, số người thương vong ở độ tuổi học sinh là không hề nhỏ.
Cách Hà Nội khoảng 25km, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Về làm tương, ở trong nước có nhiều địa phương làm tương ngon và nổi tiếng nhưng Tương Bần có hương vị thơm ngon, khác biệt với những nơi khác.
Rác hữu cơ sau khi phân loại nếu được đựng trong một chiếc túi nilong hữu cơ sẽ đảm bảo được hiệu quả phân hủy rác ngoài môi trường tốt hơn. S4N, chiếc túi nilong hữu cơ được các thầy trò trường Khoa học tự nhiên nghiên cứu thành công là một tín hiệu vui cho môi trường xanh bền vững hơn trong tương lai.
Chiều tối qua, Giải Đua xe Ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 - PVOIL VOC 2024 đã chính thức khép lại tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Hà Nội) sau 03 ngày thi đấu gay cấn.