Thời gian qua, công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại các địa phương chưa cao, đạt khoảng 35-40%. Nhiều cơ sở hóa chất xây dựng biện pháp phòng ngừa, nhưng không tổ chức diễn tập.
Tại Tọa đàm “Biện pháp tăng cường ứng phó sự cố hóa chất”, do Tạp chí Công thương tổ chức ngày 20/12, ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho biết, hoạt động diễn tập vô cùng quan trọng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương
Chuỗi khép kín của hóa chất gồm rất nhiều khâu, mỗi khâu đều phát sinh những tình huống cần phải ứng phó.
"Những tình huống nguy hiểm có thể là hoạt động rò rỉ, cháy nổ, phát tán khí độc ra môi trường. Khi phát sinh những tình huống như vậy, tùy theo quy mô có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng con người", ông Nguyễn Xuân Sinh nhận định.
Theo Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất, Cục Hóa chất, Bộ Công Thương, thời gian qua, công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại các địa phương ở nước ta chưa cao, đạt khoảng 35-40% (số địa phương thực hiện diễn tập ít nhất là 1 lần). Nhiều cơ sở hóa chất xây dựng biện pháp phòng ngừa, nhưng không tổ chức diễn tập.
Ông Sinh cho biết, để nâng cao công tác ứng phó, xử lý, sắp tới, Cục Hóa chất được Bộ Công Thương giao chủ trì việc xây dựng Bộ Luật Hóa chất mới, trong đó thay thế, hoặc sửa đổi một số điều căn cứ trên các nghiên cứu và thực tiễn quản lý thời gian qua. Bộ luật mới sẽ bổ sung những quy định cấp thiết để kịp thời hoàn thiện khung khổ pháp lý.
Nhằm nâng cao công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất, ngày 18/10/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Theo đó, có bổ sung quy định: Hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất... Ảnh minh họa Báo Công thương
Từ phía địa phương, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh cho biết, đơn vị đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện diễn tập ứng phó sự cố hóa chất. Đồng thời, xây dựng 10 kịch bản trên mười địa bàn, liên quan đến hoạt động từ vận chuyển trên đường bộ, đường sông, hay sự cháy nổ liên quan đến kho chứa, tràn…
Bắc Ninh cũng căn cứ vào quy chế hoạt động, vận hành trơn tru nhất, đảm bảo hàng năm tổ chức diễn tập ứng phó sự hóa chất cấp tỉnh.
“Những cuộc diễn tập tạo sự lan tỏa rất mạnh mẽ. Từ đó “đánh” vào ý thức, nhận thức của người đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sở tham gia hoạt động hóa chất”, ông Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Hà Thị Nguyệt Quế, đại diện Công ty TNHH công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng cho biết, là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hóa chất, doanh nghiệp luôn ý thức coi việc áp dụng những biện pháp ứng phó sự cố hóa chất là ưu tiên hàng đầu.
“Nhận thức được vai trò của vấn đề an toàn, cũng như sự phát triển của toàn doanh nghiệp, xuyên suốt từ khi thành lập đến nay, chúng tôi ý thức được rằng, áp dụng những biện pháp ứng phó sự cố hóa chất là rất quan trọng. Đó là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của công ty chúng tôi. Đây cũng là giải pháp giúp công ty hoạt động lâu dài”, bà Hà Thị Nguyệt Quế khẳng định.
Bà Hà Thị Nguyệt Quế, Đại diện Công ty TNHH công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng
Tuy nhiên theo bà Quế, việc tuyển dụng nhân sự cho các vị trí phụ trách đảm bảo an toàn hóa chất vô cùng khó khăn, khiến doanh nghiệp đang thực sự thiếu nguồn nhân lực. Trong khi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp rất rộng, khối lượng hóa chất giao dịch trong ngày khá lớn nhưng đội ngũ cán bộ an toàn đang quá mỏng, tần suất và áp lực công việc quá lớn nên việc bổ sung nhân sự đúng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với nhu cầu là việc không dễ.
Ngoài ra, việc triển khai 4 tại chỗ trong ứng phó sự cố hóa chất cũng gặp khó khăn về phương tiện, khả năng tự trang bị của doanh nghiệp chỉ ứng phó được những sự cố nhỏ.
70% công việc tại các bệnh viện hiện nay được đặt lên vai các điều dưỡng. Không chỉ vậy, ở những bệnh viện tuyến cuối, các điều dưỡng luôn phải đối mặt với áp lực rất lớn, không được phép sai sót, điều này vô hình đẩy họ đến nhanh hơn đến “điểm giới hạn của bản thân”.
Để làm một tài xế chuyên nghiệp thời nay, theo các bạn, cần những yếu tố gì? Lái xe an toàn, văn hóa giao thông?- Điều đó đương nhiên rồi. Sự tận tụy chu đáo với khách?- đó cũng là hiển nhiên, với những người làm nghề dịch vụ. Tuy nhiên, còn một kỹ năng nữa cũng cực kỳ quan trọng, đó là ngoại ngữ.
Với mỗi người dân, dù ở bất cứ đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh luôn là đại diện cho niềm tự hào Việt Nam, khơi dậy hai tiếng quê hương trong mỗi người con đất Việt.
Cụ ông 71 tuổi đi xe đạp từ km 185 hướng Hà Nội đi Hà Nam trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trong tối muộn được CSGT phát hiện và giúp liên hệ với gia đình.
Cục CSGT vừa chỉ đạo lực lượng CSGT các địa phương tiếp tục tập trung lực lượng, phương tiện để bảo đảm TTATGT trong hai ngày cuối của kỳ nghỉ tết, hỗ trợ giúp đỡ tối đa người dân trở về nơi làm việc, học tập sau Tết.
Định nghĩa thế nào là vừa đủ với mỗi người lại không giống nhau, miễn sao mỗi người đều thấy tự do, thoải mái và hạnh phúc với lựa chọn vừa đủ đó của mình.