Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tháo 'nút thắt' để phát triển hạ tầng đường sắt

Phóng viên - 26/09/2019 | 14:11 (GTM + 7)

Có lịch sử hơn 130 năm hình thành và phát triển, nhưng ngành đường sắt đang trở nên tụt hậu so với tốc độ phát triển của các loại hình vận tải khác. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng đường sắt còn ngổn ngang những vấn đề cần tháo gỡ…

Tọa đàm trực tuyến “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: nút thắt và giải pháp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức.
Tọa đàm trực tuyến “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: nút thắt và giải pháp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức - Ảnh Báo CAND

Chiều 25/9, Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy hạ tầng đường sắt phát triển: Nút thắt và giải pháp”, nhằm lấy ý kiến đánh giá của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về những khó khăn, thách thức, những điểm nghẽn mà ngành đường sắt cần tháo gỡ để đưa tiềm năng, thế mạnh của vận tải đường sắt thực sự đi vào cuộc sống.

Chia sẻ tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hệ thống đường sắt hình thành từ thế kỷ trước nhưng hạ tầng bao nhiêu năm qua vẫn như cũ, không xây dựng thêm được những tuyến mới để kết nối các vùng miền khác, vẫn tập trung ở trục Bắc - Nam. Thậm chí, chúng ta còn dỡ bỏ mốt số tuyến nhưng làm mới lại rất ít, chỉ vài chục cây số ở phía Bắc.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nêu thực tế: "Đường vẫn là khổ 1m, cầu không đồng nhất, hầm xuống cấp, các nhà ga vẫn như thế, các bãi hàng bị thu hẹp... và không có điểm kết nối với các trung tâm, các luồng hàng. Ta chưa hình thành các trung tâm logictic mà có đường sắt kết nối vào mà chỉ có kết nối vào cảng trước kia thì bây giờ cũng dỡ đi. Kết nối quốc tế cũng hạn chế vì khổ đường 1m thì sang kia các bạn làm là 1,435 và chạy xuyên sang châu Âu chúng ta phải sang hàng và như thế cứ mỗi lần sang hàng thì chi phí lớn lên và như vậy không khuyến khích phát triển".

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, ngành đường sắt phải khai thác tốt nhất những gì đang có và bố trí nguồn lực cho khai thác, rồi mới xây dựng các tuyến ưu tiên tiếp. Ngay cả những tuyến hiện hữu, chúng ta cũng phải đầu tư để kết nối tốt hơn, làm quy hoạch tốt về đầu mối hàng hóa. Do cách phân bổ khu công nghiệp của ta rất phân tán, không tập trung được mối hàng hóa nên phải giải quyết nút thắt từ việc tổ chức khai thác, cho đến liên kết khai thác, hoạch định quy hoạch là làm những kết nối vào cảng hoặc trung tâm logistics thì mới phát huy được ưu thế của đường sắt. 

cơ sở hạ tầng đường sắt còn ngổn ngang những vấn đề cần tháo gỡ
Cơ sở hạ tầng đường sắt còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ - Ảnh minh họa

Thảo luận về những nút thắt của vận tải đường sắt hiện nay, các đại biểu cho rằng, do chưa có tầm nhìn chiến lược ưu tiên cho phát triển đường sắt nên chưa có chính sách đầu tư phát triển phù hợp. Nội tại của ngành đường sắt không tự mình vươn lên cạnh tranh, tự đổi mới để thích nghi với cơ chế thị trường.

Để tháo gỡ những nút thắt này, ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội nêu ý kiến: "Chúng ta phải quy hoạch được mạng lưới đường sắt trong tương lai phù hợp với địa hình, triển vọng và năng lực của chúng ta. Không chỉ là trục dọc Nam- Bắc mà trục ngang kết nối ở các điểm cầu, cảng, rồi miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp theo là chúng ta phải phân khúc và định lượng được nhu cầu phát triển cũng như năng lực tài chính để chúng ta đầu tư có chiều sâu và có chiều rộng". 

Đề cập đến những khó khăn của ngành đường sắt, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ, đối với đường sắt có 3 yếu tố: một là chất lượng hạ tầng, hai là chất lượng phương tiện, ba là chất lượng dịch vụ. Thời gian vừa qua, chất lượng phương tiện chúng ta cố gắng thúc đẩy đóng mới trong nước, thúc đẩy cơ khí đường sắt trong nước phát triển, nâng lên đến 80% nội địa hóa trong nước. Chất lượng dịch vụ có sự thay đổi, nhưng chất lượng hạ tầng có kết cấu chạy tàu, hai là hạ tầng kết nối vì không thúc đẩy phát triển nên năng lực thông qua bị hạn chế.

Đối với phương thức vận tải khác, có thể gia tăng phương tiện, gây áp lực để thúc đẩy động lực phát triển hạ tầng. Nhưng đối với đường sắt, điều hành tập trung thống nhất. Do vậy, chúng ta cần sửa đổi cơ chế làm sao bình đẳng với các phương tiện vận tải khác. Thực tế hiện nay, vốn thì hữu hạn nhưng cơ chế thì không hữu hạn nên cần sửa đổi cơ chế.

Nhìn nhận việc sử dụng nguồn lực để ngành đường sắt vận hành có hiệu quả, ông Trần Thọ Đạt, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng đưa ra gợi ý, nghiên cứu sử dụng nhà ga, đặc biệt là nhà ga lớn, không chỉ đơn thuần là trạm trung chuyển, mà có thể trở thành trung tâm thương mại, khu vui chơi, dịch vụ, bảo tàng… 

Theo ông Trần Thọ Đạt, hiện nay có hơn 290 tuyến ga xuyên suốt hệ thống đường sắt ở Việt Nam. Nhiều nước phát triển và một số nước trong khu đã chuyển đổi nhà ga, đặc biệt là nhà ga lớn – trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ. Việc này  tạo điều kiện cho xã hội hóa và sử dụng nguồn lực đang có một cách hiệu quả hơn, đồng thời, cũng là cách ứng xử với các phương tiện vận tải công bằng hơn. Việt Nam có thể nghiên cứu để vận dụng hợp lý với điều kiện kinh tế - xã hội.

Năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi), quy định rõ những chính sách của Nhà nước để phát triển đường sắt trong đó ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước…

Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2018/NĐ-CP, Nghị định số 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

Tags:
Ý kiến của bạn
Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Tận dụng tủ cáp viễn thông làm trạm sạc xe điện

Mới đây, công ty viễn thông hàng đầu Vương quốc Anh, British Telecom đã thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách “hô biến” tủ cáp điện thoại thành các trạm sạc xe điện.

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Phạt nguội xe máy: Kêu khó nhiều rồi, làm đi

Đề xuất phạt nguội với người điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông đã nhiều lần được đề cập, song đều chưa thực hiện được, trong khi vi phạm với xe máy ngày càng phổ biến, TNGT liên quan đến xe máy cũng ngày càng nhiều.

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Khai thác đất trái phép và những hệ lụy đau lòng

Hơn 2 năm qua, hàng chục hecta đất ruộng của người dân ấp Láng Cơm, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang bị bỏ trống không thể dùng để làm nông nghiệp. Nguyên nhân do những đối tượng xấu thời gian trước đây đến dụ dỗ người dân với mục đích mướn và mua đất để canh tác lúa.

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Tự sự của đêm: Cây cũng biết đau

Nhà tôi ở trung tâm thành thị nhưng vị trí nằm trên vùng đất nguyên sơ, khẩn hoang gần như muộn nhất của Sài Gòn.

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Sử dụng camera AI để giám sát, phát hiện hành vi nguy hiểm trên cao tốc

Tính đến hết tháng 04/2024, nước ta đã có khoảng 2000km đường bộ cao tốc. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, hệ thống đường bộ cao tốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Sốt ruột với các dự án chống ngập

Mùa mưa sắp đến, người dân đang hết sức sốt ruột vì các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM, trong đó có dự án chống ngập 10.000 tỷ đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Rõ ràng, việc chống ngập là việc quan trọng, cần có quy hoạch và phải ưu tiên bố trí vốn.

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Phụ huynh bối rối khi con sắp nghỉ hè

Sau ngày 31/5 học sinh cả nước bước vào kỳ nghỉ hè, đây cũng là lúc các bậc phụ huynh đau đầu với việc tổ chức một kỳ nghỉ hè bổ ích, an toàn cho con em mình.

// //