Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thạc sĩ Đặng Hoàng An - “Đôi chân tròn” san sẻ yêu thương

Thanh Phê, Mộng Toàn - 31/10/2022 | 9:58 (GTM + 7)

Từng là một giảng viên đại học, diễn giả của nhiều chương trình tâm lý được giới trẻ yêu thích, thế nhưng, biến cố căn bệnh suy tủy và thiếu canxi bất ngờ ập đến đã khiến cuộc sống của anh Đặng Hoàng An, quê Long An bị đảo lộn hoàn toàn.

 Từ một người khỏe mạnh, chủ động về kinh tế, bỗng chốc phải phụ thuộc vào gia đình, có lúc An rơi vào trạng thái tuyệt vọng đến cùng cực. Không khuất phục khó khăn, thầy giáo trẻ vẫn đem năng lượng tích cực đến với mọi người trên chính “đôi chân tròn”. 

Thầy giáo Đặng Hoàng An chia sẻ với các sinh viên (Ảnh chụp trong những ngày dịch chưa bùng phát trong cộng đồng) - Ảnh SGGP

Thầy giáo Đặng Hoàng An chia sẻ với các sinh viên (Ảnh chụp trong những ngày dịch chưa bùng phát trong cộng đồng) - Ảnh SGGP

PV: Chào anh An, từ một người khỏe mạnh, chủ động về kinh tế, bỗng chốc phải phụ thuộc vào gia đình. Điều gì đã giúp anh bước qua những biến cố đó?

Anh Đặng Hoàng An: Thời điểm đó, động lực giúp mình vượt qua đó chính là về gia đình bởi vì cha mẹ thì lúc nào cũng ở bên cạnh, động viên, hỗ trợ và có thể là đỡ đần hết tất cả mọi thứ, nếu như đôi chân mình đi không được thì thời điểm đó cha chính là người thay đôi chân cho mình, trong thời điểm đó lúc nào mẹ cũng bên cạnh mình.

May mắn nữa là anh học khoa tâm lý, tốt nghiệp ĐH Sư phạm HCM và làm với những người cũng hết sức là tâm lý nên trong thời gian đó quý thầy cô, các anh chị em đồng nghiệp ở khoa, động viên, nâng đỡ tinh thần cho mình rất nhiều và bên cạnh đó các bạn sinh viên hay động viên, nên mình cảm thấy có nhiều người quan tâm, chiến đấu với bệnh tật để quay lại làm nghề trở lại…

PV: Không truyền đạt kiến thức trên giảng đường, nhưng anh lại trở thành một người tư vấn tâm lý, truyền cảm hứng, năng lượng tích cực cho rất nhiều người. Anh có chia sẻ gì về điều này?

Anh Đặng Hoàng An: Sau khi trải qua biến cố lớn trong cuộc đời, chính bản thân mình cũng chạm ngỡ những điều mà trước đây nếu mình nghĩ không có biến cố chắc mình không có nhận ra được những giá trị đó đâu, sau khi trải qua biến cố, mất mác về đôi chân của mình giúp mình nhận ra được giá trị cuộc sống này.

Đâu đó vẫn còn nhiều người tệ hơn mình, họ phải nằm một chỗ, sức khỏe của họ yếu hơn mình và họ khó khăn cả về mặt thể xác, tin thần, cả về mặt vật chất nữa, thì lúc đo khi mình bước ra ngoài xã hội rồi mình mới thấy có những người giống mình trước kia, vẫn sống trong bi quan.

Lúc đầu mình chỉ muốn đến gặp gỡ những người đồng cảnh như mình đến để chia sẻ, an ủi, động viên, vật chất để hỗ trợ họ trong thời điểm nhất định tuy nhiên cái duyên bén, và lúc đó đối tượng mình hướng đến là những người đồng cảnh với mình.

Mình hiểu những gì họ đang gặp phải và làm công tác xã hội, bởi vì mình thấy được những giá trị sau khi mình cho đi…đổi lại mình nhận lại cũng rất nhiều thứ, để mình thêm yêu cuộc đời này hơn.

PV: Không chỉ lo cho bản thân mình, anh An còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội nữa? Điều gì thôi thúc anh làm điều này?

Anh Đặng Hoàng An: Từ năm 2019 đến hiện tại bây giờ, mình gắn liền với công tác xã hội, với những người đồng cảnh với mình có thể hỗ trợ về vật chất, nhu yếu phẩm rồi có thể hỗ trợ họ về xe lăn để họ có thể duy chuyển thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó những đối tượng khác mình cũng hướng đến đó là những cụ già sống neo đơn, không có con cháu, những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần rồi đặc biệt là những trẻ em khó khăn, không có đủ điều kiện để đến trường, rồi mình lập ra cái quỹ rồi bạn bè, anh chị em đồng nghiệp sẽ chung tay góp vào quỹ đó để chăm lo cho những mảnh đời bất hạnh, yếu thế kém may mắn trong cuộc sống, tạo cho mình động lực phải phấn đấu nhiều hơn nữa chứ không thể dậm chân tại chỗ.

PV: Hiện tại, điều mà anh An ấp ủ và mong muốn nhất lúc này là gì?

Anh Đặng Hoàng An: Mình muốn làm chuỗi video clip truyền cảm hứng, mình dự định sẽ đặt tên là nghị lực Việt Nam và sẽ cho ra quyển tự truyện kể về cuộc đời của mình về đôi chân tròn lăn qua biến cố trong cuộc đời của mình.

Quyển tự truyện này như một món quà về mặt tinh thần để có thể cho những người đồng hành, hay những người nào chưa tìm ra được phương hướng cuộc sống, góp nhặt cho mình một chút gì đó để mình sống tích cực, lạc quan hơn.

PV: Anh có muốn chia sẻ thêm điều gì với các bạn thính giả của Mekong FM, những người đang theo dõi chương trình?

Anh Đặng Hoàng An: Chúng ta giữ vững niềm tin, giữ vững cho mình một ý chí một nghị lực để vượt qua những khó khăn khó khăn đó thì tương lai mình sẽ có thể gặp phải những điều mà ngoài những dự định, ngoài những mong muốn của mình.

Biết đâu cuối con đường trắc trở đó mình sẽ gặp được điểm sáng, hay hướng đi nào đó để giúp mình sống một cách lạc quan tích cực hơn

Và đứng trước những bài toán khó trong cuộc đời mình đừng vội đầu hàng trước số phận mà mình cố gắng tìm ra những cách giải và khi mình giải được rồi thì những khó khăn sau này sẽ không cản bước được mình.

PV: Cảm ơn Đặng Hoàng An với những chia sẻ vừa rồi. Mong anh An và gia đình nhiều sức khỏe, riêng anh luôn vững vàng vượt qua khó khăn, và thật nhiều năng lượng cho những dự định sắp tới. 

Đặng Hoàng An đã trải qua biến cố oan nghiệt - Ảnh Danviet

Đặng Hoàng An đã trải qua biến cố oan nghiệt - Ảnh Danviet

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ, cậu bé Hoàng An luôn nỗ lực học tập và luôn là niềm tự hào của cha mẹ. Sự cố gắng không ngừng nghỉ ấy đã được đền đáp xứng đáng khi cậu học trò nghèo năm nào đã trở thành giảng viên, thạc sĩ Tâm lý của trường ĐH Sư Phạm TP.HCM.

Sau biến cố, anh An tạm gác lại công việc mơ ước và bắt đầu cuộc sống mới với “đôi chân tròn” là chiếc xe lăn. Anh Đặng Hoàng An, chia sẻ:

"Lúc đó bắt đầu mình nhìn lại chính mình, mình thấy cha mẹ cũng cực khổ cả đời, lo lắng cho mình rồi mình ra trường làm công việc như ba mẹ kỳ vọng rồi mình cũng đỡ được phần nào cho gia đình không được bao lâu thì mình chính trở thành gánh nặng cho cha mẹ nữa thì lúc đó cảm giác của mình cảm thấy như đứa con bất lực, mình không đủ sức để tải nỗi tất cả những cài gì mà đang diễn ra.

Cái thứ nhất nói về gánh nặng của gia đình, cái thứ hai là nói về những cơn đau hành hạ, từng ngày, từng giờ, thậm chí là từng phút, thứ 3 mình phải tạm dừng những công việc mà mình yêu thích, đam mê từ thuở nhỏ thì mình không biết khi nào mình trở lại, thứ 4 không biết tương lai về đâu, nói chung mọi thứ như màu tối sẫm lại".

Khó khăn là vậy, như với chàng trai Đặng Hoàng An, chưa bao giờ anh gục ngã. Hằng ngày, khi cha mẹ đi làm, anh dùng nó di chuyển trong nhà, chăm sóc nhà cửa, vườn tược. Mỗi ngày trôi qua, anh tìm thêm được nguồn năng lượng để vui sống.

Không chỉ khởi nghiệp trồng nấm bào ngư, chàng trai trẻ còn tận dụng kiến thức của một thạc sĩ ngành tâm lý, tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, truyền cảm hứng cho sinh viên ở nhiều trường đại học, hay tư vấn cho các khán thính giả trên sóng phát thanh, đài truyền hình.

Có nhiều phụ huynh, học sinh, sinh viên muốn tư vấn riêng, anh sẵn sàng hỗ trợ. Vậy là thầy giáo trẻ đã tìm được một mảnh đất dụng võ cho niềm đam mê của mình. Niềm vui dần trở lại trên gương mặt của chàng trai từng u buồn vì chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Ảnh Danviet

Ảnh Danviet

Lắng nghe câu chuyện của anh An, chúng tôi dễ dàng cảm nhận niềm vui của anh qua giọng nói, nét mặt và cả sự hạnh phúc ánh lên trong khóe mắt. Với anh, hạnh phúc lớn lao nhất là chinh phục được bản thân, bước qua những tổn thương để vươn lên trong cuộc sống.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thế nhưng anh An luôn nhiệt tình với các hoạt động thiện nguyện tại địa phương. Không quản ngại đường xa, không quản ngại phải bước đi bằng chiếc xe lăn, hễ nghe ở đâu có hoàn cảnh cần giúp đỡ là người thanh niên ấy cùng với những cô, dì, bạn bè của mình lại lên đường:

"Thấy hoàn cảnh nào khó khăn, An cũng giúp đỡ hết mình. Bạn An làm như vậy, ai cũng yêu quý, khuyến khích. Anh em chứ không bằng An đâu, nói thật. Dù xa cỡ nào cũng đi hết á. Lúc mà mấy cô cháu đi tặng xe lăn với tặng quà, cho sữa bà con, An đi không được, mình thấy mình đứt ruột luôn, mình sợ, đi mà sợ té, ngã xe ghê, xót ruột".

"Anh An là một người có nghị lực cực kỳ cao. Ảnh có một tấm lòng rất là tốt đối với mọi người, hay chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn từ thuở bé tới lớn lận chứ không phải mới đây ảnh mới phát nguyện đâu. Hiện tại, bây giờ cuộc sống của ảnh khó khăn, ảnh không có được như người bình thường, phải ngồi xe lăn nhưng không vì thế mà ảnh từ bỏ tất cả mọi thứ. Ảnh đứng dậy, dùng nghị lực của bản thân mình chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn bước tiếp trong cuộc sống này".

Với sự phát triển của công nghệ, cuộc sống của anh An không chỉ gói gọn trong không gian hẹp mà còn kết nối thế giới rộng lớn bằng kênh Vlog của riêng mình. Dù chưa nhiều người theo dõi nhưng với anh An đó là động lực vô cùng to lớn để anh đi tiếp trên đôi chân tròn. Các clip của anh An đã truyền năng lượng tích cực trên kênh YouTube, nhiều người khâm phục nghị lực sống lạc quan, mạnh mẽ, tích cực của thầy giáo trẻ tật nguyền.

Không khuất phục khó khăn, anh An đã vươn lên để sống vui, sống tốt và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Đó cũng là cách để anh làm cha mẹ an long. Dù khó khăn và thách thức nhưng anh Anh vẫn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, san sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.

“Khiếm khuyết chỉ là sự bất tiện chứ không phải bất hạnh” mà ở đó sức mạnh lớn nhất để vượt qua mọi nghịch cảnh ngay trong chính bản thân mình.

Có lẽ thầy giáo trẻ Đặng Hoàng An chính là minh chứng cụ thể và sống động nhất cho điều đó.

Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //