Phụ huynh đề nghị cấm hẳn việc lái ô tô trong sân trường
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:
Mọi người đến đây không chỉ để được hòa mình vào một không gian văn hóa đậm chất truyền thống của Hà Nội xưa, mà còn cảm nhận được nhịp sống năng động của Hà Nội hôm nay, và để được tận hưởng bầu không khí thoáng đãng, mát mẻ dễ chịu
Và có một điều đặc biệt mà hẳn là quý vị cũng nhận thấy như chúng tôi, đó là tình trạng vứt rác bừa bãi ra bờ hồ gần như không còn nữa.
Thay đổi ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
Được biết, từ cuối tháng 4/2019 đến nay, hai chiếc camera đặt cố định ở khu vực này cùng hơn 20 nhân viên của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã đi kiểm tra, nhắc nhở, ghi hình người vứt rác tùy tiện để làm căn cứ xử phạt, để tạo sự thay đổi mạnh mẽ trong ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân và du khách.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hiếu, Tổ trưởng Tổ môi trường số 1, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội chi nhánh Hoàn Kiếm là một trong những người thường xuyên sâu sát thực hiện công việc này trong suốt thời gian qua ở khu vực Bờ Hồ
PV: Xin chào chị! trong các dịp Lễ, Tết như thế này thì công việc của các chị có bận rộn hơn nhiều không ạ?
- Càng về cuối năm càng tổ chức nhiều sự kiện trên tuyến phố đi bộ, năm nào cũng vậy cứ dịp Lễ, Tết là chị em phải thường xuyên làm thêm tăng ca. Ý thức của người dân chưa được nâng cao, một lượng rác khổng lồ tồn đọng lớn ở phố đi bộ, chị em đi làm đến 4-5h sáng mới xong được công việc, thu dọn xong rác quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
PV: Được biết, trong năm qua, Urenco Hoàn Kiếm đã thực hiện việc ghi hình để xử phạt các trường hợp xả rác không đúng nơi quy định. Chị có thể cho thính giả rõ hơn, công việc đó được thực hiện như thế nào không?
- Chúng tôi vừa tuyên truyền, nhắc nhở cho bà con xả rác đúng nơi quy định, đồng thời có đặt camera ghi hình những hộ kinh doanh, những nhà hàng, quán ăn xả rác bừa bãi sau đó báo cáo về quận. Qua đó đã cải thiện được rất nhiều tình trạng vệ sinh môi trường ở tuyến phố đi bộ; nhiều nhà hàng, quán ăn đã có ý thức để rác đúng nơi quy định, nhất là mấy quán trà chanh, trước đó xả rác rất bừa bãi.
PV: Vâng, rõ ràng là biện pháp ghi hình xử phạt kết hợp với nhắc nhở thường xuyên đã tạo ra sự thay đổi đáng kể về tình hình vệ sinh môi trường cũng như ý thức của người dân. Vậy thời gian tới, chị có mong muốn điều gì?
- Mong muốn lớn nhất, rất mong mọi người nâng cao ý thức vứt rác đúng giờ, đúng nơi quy định, hỗ trợ để chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ, làm cho không gian đi bộ ở Hồ Hoàn Kiếm ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.
PV: Xin cảm ơn chị!
Hơn ai hết, những người dọn dẹp vệ sinh quanh Bờ Hồ như chị HIếu đã ghi nhận hiệu quả rõ rệt từ việc lắp đặt camera ghi hình người vi phạm xả rác trên phố đi bộ. Trước đây, cán bộ, công nhân trong Tổ số 1 của chị Hiếu phải làm luôn tay luôn chân mà không hết việc, nhất là trước 9 giờ tối, lượng rác xả tùy tiện ra phố đi bộ nhiều không dọn kịp thì nay các chị đã “nhàn” hơn nhiều và được trở về nhà sớm hơn.
Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn có những trường hợp xả rác tùy tiện khiến chị Hiếu buộc phải lên tiếng: “Bác ơi, những ngày cuối năm như thế này, rác nhiều thế này các bác cố gắng để gọn gàng, chúng cháu đi qua, các bác hãy vứt lên xe, các bác đừng vứt bừa bãi vì sẽ có nhân viên đi ghi hình và sẽ gửi về quận báo cáo để quận sẽ xử phạt, thế nên các bác lưu ý hộ cháu”.
Phạt nặng hành vi vứt rác tùy tiện
Việc lắp camera ghi hình và xử phạt tới 7 triệu đồng về hành vi vứt rác tùy tiện ở phố đi bộ đã được nhiều người dân đồng tình. Mức phạt này được người dân đánh giá là có tính răn đe để góp phần giảm thiểu lượng rác xung quanh phố đi bộ nhất là những dịp cuối tuần, nghỉ lễ.
“Em nghĩ mức phạt của mình là 7 triệu đồng với những người vi phạm thì chắc chắn sẽ có hiệu quả”.
“Giống như Singapore, anh phải có ý thức, nếu không anh phải bị phạt, cái tốt phải bắt đầu từ từng thành viên trong xã hội phải thực hiện”.
Ông Đặng Hữu Bình, Giám đốc Urenco Chi nhánh Hoàn Kiếm Hà Nội cho biết, sau khi ghi lại các hành động xả rác bừa bãi, với trường hợp du khách và người dân vi phạm, Công ty sẽ thông báo cho cơ quan Công an đến lập biên bản xử lý. Nhờ thực hiện ghi hình hành động xả rác không đúng nơi quy định, ý thức người dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có những chuyển biến tích cực: "Người dân và các hộ kinh doanh ở Hoàn Kiếm đã nhận thức được vấn đề, ý thức được nâng lên rõ rệt trong trách nhiệm trong vấn đề vệ sinh môi trường. Tôi mong muốn tất cả mọi người khi đến với Hoàn Kiếm chấp hành nghiêm chỉnh việc không bỏ rác bừa bãi, hạn chế những ý thức không tốt về vệ sinh môi trường”.
Ban đầu, ý tưởng lắp đặt camera tại các điểm “nóng” về xả rác trên phố đi bộ Hồ Gươm chỉ hy vọng mang tính nhắc nhở đối với người dân và du khách. Tuy nhiên, nhờ có những kết quả cụ thể, việc ghi hình vi phạm xả rác chỉ sau vài tuần triển khai đã được mở rộng. Dễ nhận thấy nhất là giờ đây các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đã tự dọn dẹp vệ sinh, trang bị các thùng rác nhỏ đặt trước cửa hàng của mình, thay vì gom rác thành đống hoặc buộc những túi nilon để phía trước cửa hàng đợi xe môi trường đến thu dọn như trước kia. Còn du khách cũng có ý thức hơn trong việc vứt rác đúng chỗ, đúng nơi quy định. Bà con sinh sống gần khu vực Hồ Hoàn Kiếm rất phấn khởi trước sự thay đổi này:
“Nhân dân quanh khu vực phố cổ và Hồ Hoàn Kiếm rất ý thức, không vứt rác ra đường, mọi người đều tôn trọng và bảo vệ không gian môi trường. Chúng tôi ủng hộ và quyết tâm thực hiện điều này”
“Tôi thấy ý thức chung mọi người, kể cả khách du lịch khi họ đánh rơi một cái giấy là người ta có ý thức nhặt lên và đưa vào thùng rác luôn, người dân không còn phàn nàn gì về môi trường đường phố. Hàng ngày chúng tôi vừa nhắc nhở mọi người vừa thực hiện đổ rác đúng nơi quy định”.
Từ khi quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tăng cường đội tuyên truyền nhắc nhở và nhất là từ khi đặt camera giám sát hành vi xả rác thì đường phố đã trở nên sạch đẹp hơn. Đặc biệt là các quán ăn, hàng nước đã giảm hẳn hiện tượng vứt rác bừa bãi; ý thức bảo vệ môi trường của người dân và du khách được nâng cao. Tuy nhiên, để kết quả này được duy trì và tạo chuyển biến rõ nét hơn trong việc bảo vệ không gian và môi trường khu vực Hồ Hoàn Kiếm thì còn rất nhiều việc phải làm.
Có mặt tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm những ngày này, có thể thấy rõ, việc ghi hình và đặt những biển cảnh báo xử phạt người vi phạm đã trở thành biện pháp hữu hiệu đối với tình trạng xả rác nơi công cộng. Chia sẻ với phóng viên, nhiều người dân và du khách đều đồng tình cho rằng, biện pháp này vừa có tác dụng tuyên truyền, vừa nhắc nhở nghiêm khắc, giúp mọi người nhận thức được hậu quả của hành vi này. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, việc xử phạt hiện nay cũng còn không ít khó khăn.
Ông Phạm Tuấn Long – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ, những trường hợp vi phạm là người dân sở tại kinh doanh hàng quán có địa chỉ cụ thể, đơn vị chức năng sẽ chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm lấy bằng chứng để tiến hành xử phạt theo Nghị định 155/2016 của Chính phủ. Tuy nhiên, quy định hiện nay không cho phép tạm giữ bất kỳ vật dụng, giấy tờ tùy thân nào của người vi phạm để thực hiện quyết định xử phạt. Do đó, việc xử phạt, nhất là với những người vi phạm là khách vãng lai gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo vệ sinh môi trường dịp Tết
Và để đảm bảo vệ sinh môi trường trong dịp Tết Nguyên Đán và Lễ hội xuân Canh Tý, quận Hoàn Kiếm đã có phương án cụ thể để khắc phục những khó khăn này: “Chúng tôi không mong muốn gì việc xử phạt cả mà mong muốn mọi người dân có ý thức, đặc biệt là các du khách đến với Hoàn Kiếm cùng với chúng tôi giữ gìn vệ sinh môi trường, có cách ứng xử văn minh với các không gian văn hóa và không gian công cộng”.
Ông Phạm Tuấn Long cho biết thêm, quận Hoàn Kiếm đã quyết định không giới hạn việc ghi hình ở các khu vực phố đi bộ mà mở rộng phạm vi, triển khai thêm ở các khu phố cổ trên địa bàn quận, nhằm nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống.
Ủng hộ chủ trương ghi hình xử phạt hành vi xả rác không đúng nơi quy định ở các không gian công cộng, nhất là những khu vực được coi là “bộ mặt” của Thủ đô như Hồ Gươm, một bạn trẻ có mặt tại phố đi bộ tại đây cho rằng, nên áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung song song với phạt tiền, chẳng hạn như đi dọn rác, nhặt rác, lao động công ích: “Việc xử phạt có thể nhiều người hoàn toàn ủng hộ bỏ tiền để chi trả nhưng nếu như người ta có thể làm các việc tình nguyện như đi nhặt rác trên phố đi bộ thì người ta có thể cải thiện được tư duy hoặc thay đổi được thói quen”.
Hiệu quả cải thiện vệ sinh môi trường và ý thức của người dân nhờ áp dụng biện pháp ghi hình xử phạt kết hợp truyền thông nhắc nhở áp dụng tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm cho thấy, những thói quen tùy tiện hoàn toàn có thể thay đổi để trở nên văn minh hơn, một khi cơ quan chức năng xác định đó là nhiệm vụ quan trọng và có các giải pháp đồng bộ, kiên trì. Và mô hình từ Hoàn Kiếm có thể gợi mở cách làm cho nhiều khu vực khác ở các đô thị hiện cũng đang “đau đầu” với tình trạng xả rác bữa bãi.
Những con đường, ngõ phố sạch đẹp, không rác bẩn, môi trường sống trong lành là điều mà ai ai trong chúng ta cũng mong muốn. Thế nên, dù việc ghi hình, xử lý xả rác mang lại nhiều hiệu quả tích cực thì vẫn cần nhiều hơn nữa sự thay đổi bền vững trong nhận thức và hành động của mỗi người, bỏ rác đúng nơi quy định để giữ gìn vệ sinh môi trường, vì đó là cuộc sống của chúng ta, bầu không khí của chúng ta.
Khi mỗi người có ý thức hơn với môi trường sống quanh mình, khi ai cũng bỏ rác đúng nơi quy định và hạn chế xả rác ra môi trường, thì những hành vi xả rác tùy tiện sẽ trở thành lạc lõng, sẽ dần ít đi, nhờ sự lên án của cộng đồng và sự nghiêm khắc của các chế tài xử phạt.
Thay đổi một thói quen, có thể là nhỏ thôi trong cuộc sống thường ngày của bạn, nhưng sự thay đổi lớn bắt đầu từ những việc làm tưởng chừng rất nhỏ như vậy, phải không các bạn?!
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3/10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Một số chặng của dự án đường sắt cao tốc Bắc–Nam sẽ được khởi công vào năm 2027 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2035. Vậy đường sắt sẽ ra sao? Cần tính toán, quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia như thế nào trong bối cảnh hình thành hệ thống đường sắt cao tốc?
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, thuộc top 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nam giới hút thuốc là nhiều nhất với tỷ lệ trên 45%.
Thời gian gần đây một số địa phương trên cả nước đã thí điểm cho học sinh THCS được nghỉ thêm ngày thứ bảy, lịch học từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Nhiều gia đình và học sinh bày tỏ sự hào hứng với điều này.
Chiều 03/10, trả lời câu hỏi phóng viên về việc nhiều ý kiến đề nghị xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có văn bản khẳng định, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng đã tăng gần gấp đôi, lên mức 8% trong một nghiên cứu mới đây của Đại học y tế cộng đồng.