Liên quan đến việc, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Xa lộ Hà Nội thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đã bít lối đi dưới dạ cầu Rạch Chiếc (thuộc TP. Thủ Đức), chiều qua (31/5), Sở GTVT TP.HCM đã có họp bàn với chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan về vấn đề này.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên sau cuộc họp, ông Phan Công Bằng (Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM) cho biết, dự án BOT xa lộ Hà Nội được áp dụng từ cầu Sài Gòn cho đến cầu Đồng Nai nên phương tiện nào lưu thông qua đoạn đường trên điều phải thu phí theo quy định.
Riêng đoạn đường bên dạ cầu Rạch Chiếc theo quy hoạch là để trồng cây xanh và 1 số hạ tầng kỹ thuật khác. Do đó, khi dự án chưa triển khai thì có thể làm đường tạm cho người dân lưu thông.
“Phía Sở TP.HCM đã kiểm tra việc thi công ở cầu Rạch Chiếc, nhà đầu tư công trình BOT Xa lộ Hà Nội đang thực hiện thi công vỉa hè và việc phân luồng tổ chức giao thông hiện nay là đúng theo phương án tổ chức giao thông mà Thành phố phê duyệt”, ông Bằng lý giải.
Ông Bằng cũng cho rằng, việc người dân đi vòng dưới dạ cầu Rạch Chiếc để vào trung tâm Thành phố là một hình thức nhằm để né trạm thu phí Xa lộ Hà Nội và lâu ngày đã trở thành thói quen, nên khi nhà đầu tư bắt đầu thực hiện các hạn mục công trình và tổ chức lại giao thông tại đây thì đã gây ra sự bất ngờ cho người dân.
Trong quyết định về cho phép thu phí của UBND TP.HCM có chính sách miễn, giảm phí cho các hộ dân có xe ô tô không kinh doanh trên mặt tiền đường Song Hành Xa lộ Hà Nội. Riêng đối với người dân sống bên trong thì UBND Thành phố chưa đề cập đến miễn giảm.
Trước đó, từ ngày 29/5, lối rẽ dưới chân cầu Rạch Chiếc (TP. Thủ Đức, TP.HCM) đã bị rào chắn không cho ô tô lưu thông. Người dân sống gần trạm thu phí BOT Xa lộ Hà Nội muốn đi vào trung tâm thành phố buộc phải đi qua trạm thu phí mới lên được cầu Rạch Chiếc. Vụ việc khiến nhiều người bức xúc cho rằng, chủ đầu tư BOT xa lộ Hà Nội chặn đường để tận thu phí.
Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12
Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.
Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.
Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.
Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.
Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.