Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Siết tín dụng bất động sản: Cẩn trọng con dao 2 lưỡi

Như Ngọc - Anh Thư - 16/05/2022 | 21:09 (GTM + 7)

Trước diễn biến tăng trưởng nóng của thị trường BĐS cùng những bất ổn trong huy động trái phiếu DN lĩnh vực này, cơ quan quản lý đã có các động thái mạnh mẽ trong kiểm soát, siết chặt nguồn tín dụng vào BĐS. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, việc siết tín dụng vào BĐS có thể dẫn tới nhiều hệ lụy.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong bối cảnh thị trường bất động sản xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng nóng, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao thực hiện trong năm 2022. Điều này cũng nhằm phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN.

Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi trường cho biết: "Khi thị trường tăng trưởng nóng, tình hình sốt đất, giải pháp siết tín dụng, tức là ngăn tiền từ ngân hàng chảy vào thị trường là việc đương nhiên phải làm. Đấy là giải pháp tiền tệ đối với các trường hợp sốt nóng của thị trường. Đây được xem là giải pháp đương nhiên". 

Không chỉ vậy, việc "siết" tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, sẽ làm giảm nhà đầu cơ, các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều này sẽ từng bước làm minh bạch, chuyên nghiệp hóa thị trường bất động sản.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho biết: "Việc siết chặt tín dụng đồng thời phải siết chặt trái phiếu, làm cho trái phiếu phát huy đúng, hiệu quả. Điều này cũng làm giảm các nhà đầu cơ dùng đòn bẩy tài chính để đưa thị trường bất động sản trở về đúng giá trị thực, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và phát triển bền vững".

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại việc này có thể sẽ có những tác dụng ngược. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc, Bộ phận Định giá và Tư vấn tài chính, Savills Việt Nam cho biết: "Đối với chủ đầu tư thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn luôn là một công cụ hữu hiệu để triển khai một dự án BĐS.

Siết chặt tín dụng như vậy thì chủ đầu tư sẽ không có cơ hội để tiếp cận được nguồn vốn vay, để triển khai dự án, dẫn đến các dự án sẽ bị đình trệ và đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn cung BĐS trên thị trường.

Về phía người tiêu dùng cuối cùng, siết chặt  tín dụng BĐS sẽ cắt đứt nguồn cung cầu trên thị trường, hệ lụy là thị trường sẽ bị đóng băng và việc đóng băng đấy chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế".

Đồng tình quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - Tiền tệ quốc gia cho rằng, thị trường bất động sản có đặc điểm là, nếu đường cung và đường cầu chạy song song không gặp nhau được sẽ dẫn đến bong bóng hoặc dẫn đến đóng băng thị trường.

Hậu quả lớn nhất là giá bất động sản sụp đổ  trong khi các nhà đầu tư kỳ vọng giá bất động sản tiếp tục tăng nên cứ giữ bất động sản lại không bán, không có giao dịch nào thành công, đến một lúc nào đó, thị trường sẽ đóng băng, giá bất động sản sẽ sụt giảm nghiêm trọng như năm 2011 – 2012.

TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích: "Cuối cùng, toàn bộ tài sản thế chấp trong hệ thống ngân hàng sẽ suy giảm mạnh, không còn đủ khả năng để bao phủ cho các khoản nợ của ngân hàng thương mại, thì nguy cơ đổ bể lớn nhất không phải là thị trường bất động sản mà chính là các ngân hàng. Điều đó cũng có thể dẫn tới đổ bể các tham vọng tăng trưởng hiện nay của Việt Nam. Chính vì thế, tôi cho rằng siết hay nới lỏng tín dụng là một vấn đề vô cùng hệ trọng mà các quốc gia phải làm rất cẩn thận".

Bên cạnh đó, hiện nguồn cung cho thị trường bất động sản đang khan hiếm.. Trong khi đó, nhu cầu sở hữu BĐS của người dân rất lớn. Do đó, nếu siết cả tín dụng của nguồn cung sẽ càng làm cho nguồn cung tiếp tục suy yếu, dẫn tới nhiều hệ lụy khác.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam chia sẻ: "Trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, các dự án có rất ít bởi nhiều nguyên nhân, nhưng đây cũng là điểm yếu của lĩnh vực bất động sản. Vì chu kỳ của bất động sản là 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm liên tục phải như một dòng chảy, phải có thanh khoản. Chỉ cần dừng lại khoảng 50% là đã gây ra thiếu hụt rất nhiều, dẫn đến việc cung không đủ cầu và hệ quả là giá cả tăng cao, kéo theo nhiều hệ lụy khác nữa".

Có thể thấy, việc siết tín dụng bất động sản là giải pháp hữu hiệu  trong bối cảnh thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều ý kiến lo ngại thị trường sẽ gặp khó khi tín dụng bị "siết" đột ngột. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? Nội dung này sẽ được đề cập trong bài viết tiếp theo.

Thông tin trong nước và quốc tế

Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước (Ảnh minh họa)

Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước (Ảnh minh họa)

# Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết về tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực DN nhà nước. 

# Còn Bộ Tài chính cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ thanh tra các tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty kiểm toán, tập trung vào các báo cáo tài chính (kiểm toán) có nhiều sai sót.

# Từ đầu năm, chuỗi cung ứng hàng hóa trong các lĩnh vực như điện tử, máy tính, hàng dệt may, giày dép... từ Việt Nam tới Mỹ tiếp tục được cải thiện sau khi dịch bệnh được kiểm soát. 

# Đáng chú ý, Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào hệ thống của Walmart (của Mỹ), chủ yếu là các mặt hàng dệt may, đồ gia dụng, điện tử và thực phẩm chế biến sẵn. 

# Hiện tín dụng ngân hàng đã tăng 6,75% so với cuối năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao so với nhiều năm qua, chủ yếu do nhu cầu vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh của DN tăng. 

# Với thị trường vàng, phiên giao dịch đầu tuần, vàng SJC rời xa mốc 70 triệu đồng và giao dịch ở mức 69,5 triệu đồng/lượng. Đặc biệt, chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới đạt kỷ lục mới 18,5 triệu đồng/lượng. 

# Nhiều DN đầu mối vừa quyết định giảm giá thép khoảng 300-600 nghìn đồng/tấn vào trung tuần tháng 5, sau chuỗi ngày dài lập đỉnh lịch sử. 

# Còn theo BĐS.com.vn, bước sang quý II, sau nhiều tháng tăng nóng, thị trường đất nền ở nhiều địa phương đã quay đầu hạ nhiệt.

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

# Ủy ban Châu Âu đang lên kế hoạch chi 195 tỷ Euro để tiến tới dừng nhập khẩu nhiên liệu từ Nga vào năm 2027. 

# Còn JPMorgan nhận định, nền kinh tế Nga đang trong tình trạng tốt hơn so với dự báo dù phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây. 

# Sắp tới, Croatia sẽ trở thành thành viên thứ 20 của khu vực đồng tiền chung Eurozone, đồng thời sử dụng Euro làm tiền tệ chính.

# Còn tại Trung Quốc, từ hôm nay, thành phố Thượng Hải sẽ dần mở lại các cửa hàng, doanh nghiệp, sau nhiều tuần đóng cửa do chính sách phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. 

Thông tin thị trường chứng khoán

# Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đảo chiều sang giảm gần 11 điểm về mốc 1.171,95 điểm. Như vậy chỉ số chính đã mất gần 44 điểm so với lúc cao nhất phiên và là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp.

# Tác động mạnh nhất lên điểm số chung là các mã trụ cột giảm mạnh như VHM, GAS, MSN, BCM, TCB...Ngược lại, chiều nâng đỡ góp mặt nhiều mã Ngân hàng như VCB, CTG, BID, MBB…cùng với đó là PLX, VRE và SSI.

# Theo SSI Reseach, các nhóm ngành giảm mạnh nhất trong phiên hôm nay gồm Bảo hiểm, Điện, nước & xăng dầu khí đốt, Thực phẩm đồ uống, Bán lẻ, Công nghiệp, Bất động sản. Đi ngược diễn biến chung là các ngành Dầu khí, Chứng khoán, Ngân hàng./.

Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //