Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Siết chặt quản lý kinh doanh hóa chất độc hại: Nhìn từ các vụ tạt axit

Phóng viên - 01/06/2019 | 14:04 (GTM + 7)

Những nạn nhân của các vụ tạt axit vì đánh ghen, vì mâu thuẫn phải mang trên mình nỗi đau cả thể xác và tâm hồn suốt cuộc đời. Thế nhưng, những cá nhân, tổ chức trực tiếp bán hóa chất độc hại này thì hoàn toàn vô can...

Việc quản lý kinh doanh các hóa chất độc hại đang được thực hiện như thế nào?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong vai một phụ huynh đi mua axit về cho con làm thí nghiệm hóa học, phóng viên hỏi mua axit sunfuric khi vào một cửa hàng trên phố Tràng Tiền, nhân viên bán hàng hỏi rất cặn kẽ về việc dùng axit vào thí nghiệm gì, số lượng ra sao và không đồng ý bán nếu mua cho học sinh. Tuy nhiên, đối với người lớn, những người thường xuyên mua axit cho công việc của mình thì tương đối dễ dàng, không cần bất kì loại giấy tờ nào cả: 

PV: Em thấy nhiều nơi họ mua axit dễ lắm?

- Dễ mà. Người ta chạy theo lợi nhuận. Đây bọn em toàn có con nhỏ, phải nghĩ cho con mình về sau đi mua đi bán các thứ chẳng hạn. Các chị mua cho con thí nghiệm em khuyên thật chứ người khác, hay chị mua em không hỏi đâu

PV: Bình thường các cô giáo ra mua thì vẫn được?

- Các cô mua thì kệ các cô

PV Các cô mua có phải giấy tờ gì không, hay là..?

- Các cô mua chả cần giấy tờ gì.

Việc mua axit tại cửa hàng bán đồ thí nghiệm hóa học dường như có vẻ khó khăn hơn nhưng nếu vào các cửa hàng bán hóa chất trên các tuyến phố Hàng Hòm, hàng Mành (quận Hoàn Kiếm), đường Láng (quận Đống Đa), đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy)… bất kì ai cũng có thể mua được các axit với giá từ vài chục đến 100 nghìn đồng mà không  cần hỏi mục đích cũng như không cần bất kì phiếu kiểm soát nào. 

Thậm chí, nếu không thể đến trực tiếp, khách hàng chỉ cần để lại địa chỉ, số điện thoại, cửa hàng sẽ có người mang hàng đến tận nơi. Axit cũng có thể được mua dễ dàng tại những cơ sở sửa chữa xe máy, nạp ắc quy,..

Nhiều ý kiến cho rằng, việc quản lý mua bán hóa chất độc hại nói chung, trong đó có axit hiện nay quá lỏng lẻo một phần là do axit được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp và có giá thành rất rẻ, trong khi việc quản lý vật tư chưa được quan tâm đúng mức. Thạc sĩ Phạm Huy Đông- Phó Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam phân tích :

“Các quy định của Luật hóa chất tương đối chặt chẽ, nhưng việc quản lý Nhà nước chỉ có thể quản lý được những DN lớn, Hiện nay, Cục Hóa chất- Bộ Công thương có thể kiểm soát được số lượng mua vào, bán ra, tồn kho của các doanh nghiệp lớn còn những DN nhỏ không thể nào quản lý”.

Điều 23 Luật Hóa chất 2007 quy định việc mua, bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, có xác nhận của bên mua, bên bán; trong đó gồm các thông tin về tên hóa chất, số lượng hóa chất, mục đích sử dụng; tên, chữ ký của người mua, người bán; địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của người đại diện bên mua và bên bán; ngày giao hàng. Trong khi đó, Thông tư 28/2010 của Bộ Công Thương quy định rõ, những axit đậm đặc như H2SO4 hay HCL nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo, việc mua bán phải có phiếu kiểm soát.

Mặc dù pháp luật đã có những quy định chặt chẽ đối với việc mua bán hóa chất độc nói chung và axit nói riêng, song quá trình thực thi, kiểm tra, kiểm soát tại các địa phương chưa tốt.Trong khi đó quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc vẫn còn thấp chỉ từ 500-2 triệu đồng. LS Phạm Thành Tài- Giám đốc công ty Luật Phạm danh cho rằng, bày tỏ quan điểm:

“Tôi cho rằng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc là còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Bởi lẽ hóa chất độc rất nguy hiểm với con người, việc cố tình không tuân thủ quy định về mua bán hóa chất có thể kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do vậy cần phải có biện pháp tăng mức xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí xử lý hình sự đối với vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc để việc răn đe có hiệu quả”.

LS Phạm Thành Tài cho rằng, các nhà làm luật cần phân định rõ hành vi nào thì xử phạt hành chính và hình vi nào, mức độ vi phạm như nào thì bị xử lý hình sự hoặc cũng có thể quy định xử lý hình sự đối với tất cả các hành vi vi phạm liên quan đến hóa chất độc. Trước những sự việc tai nạn thương tâm do axit gây ra, rất cần xử lý nghiêm ngặt, xử phạt mạnh để tránh việc mua bán trái phép hóa chất để sử dụng vào mục đích xấu.

Công dụng của axit là dùng để sản xuất, nghiên cứu và thí nghiệm. Để có thể kiểm soát tốt hơn việc kinh doanh, buôn bán loại hóa chất này, đông Đông đề xuất nên thực hiện khâu hậu kiểm. Có nghĩa là, khi phát hiện ra các trường hợp mua axit sử dụng vào mục đích xấu, những cửa hàng cung cấp axit buộc phải đóng cửa hoặc cấm hoạt động, thì mới có thể quản lý được

Bên cạnh việc siết chặt quản lý kinh doanh buôn bán hóa chất độc, Ông Lê Nguyên Thanh- Trưởng bộ môn tội phạm học trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn cho rằng, đa phần các vụ tạt axit xuất phát từ sự thù hằn, những vụ ghen tuông, ích kỷ thiếu kiểm soát. Để có thể bảo vệ mình một cách tốt nhất, các nạn nhân, đặc biệt là các phụ nữ trong những trường hợp như vậy nên có thái độ mềm mỏng, từ từ khuyên giải: 

“Trong những trường hợp như vậy, khi họ ghen tuông, kcos cơn kích động thần kinh, nạn nhân phải khéo léo, thứ nhất khi họ có những cơn ghen tuông thì phải đối xử bình thường, không nên có cư xử nóng nảy, thách thức, cự tuyệt, có thái độ, hành động làm cho họ bị tổn thương”.

Chống lại, phòng ngừa sự man rợ, không có gì hiệu quả bằng tình yêu thương, tôn trọng giữa con người với con người

Hành vi sử dụng axit để làm tổn hại đến người khác là một hành vi man rợn, cần phải lên án và phải bị pháp luật trừng trị một cách chính đáng. Tuy nhiên, cũng cần quản lý chặt chẽ hơn đối với việc kinh doanh, buôn bán hóa chất này và gắn trách nhiệm đối với những cửa hàng, doanh nghiệp tham gia kinh doanh mặt hàng này.

Sử dụng axit để hủy hoại người khác có thể để lại những nỗi đau dai dẳng cho nạn nhân và cả thủ phạm. Để không còn xảy ra những hành vi man rợn, chúng ta chỉ có thể có cách cùng nhau xây dựng một xã hội nhân ái, đề cao những giá trị của tình yêu thương. 

“Tội ác man rợ, không thể triệt tiêu bằng nỗi sợ” (Bài bình luận của Nhà báo Phạm Trung Tuyến – Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông)

Thỉnh thoảng, dư luận lại ồn ào lên mấy ngày vì một vụ tạt axit man rợ. Báo chí lại rộ lên những loạt bài lên án thủ phạm, thương xót nạn nhân, rồi kêu gọi gia tăng hình phạt, xiết chặt nguồn cung axit trên thị trường… Sau đó, thỉnh thoảng lại có thêm một vụ việc tương tự xảy ra.

Tạt axit là hành vi man rợ, điều đó không cần bàn cãi. Nhưng khi người ta đã muốn hủy hoại cuộc đời nhau, sự man rợ sẽ không có giới hạn, cho dù cái giá phải trả đắt đến mức nào. Vì thế, gia tăng hình phạt không làm thay đổi được bản chất man rợ của các vụ án.

Kiểm soát nguồn cung axit và các loại hóa chất khác trên thị trường là điều cần thiết, dù có hay không các vụ tạt axit. Nhưng khi người ta muốn hủy hoại cuộc đời nhau, nếu không phải axit thì cũng luôn có những hình thức hủy hoại man rợ hơn.

Khi con người ta muốn hủy hoại nhau, đó là bởi lòng hận thù của họ quá lớn, đủ để họ thậm chí chấp nhận hủy hoại chính bản thân mình để đạt được mục đích. Vì thế, không có bất cứ mức án nào, không có bất cứ sự cấm cản nào bảo vệ được nạn nhân.
Để phòng ngừa, giảm bớt sự man rợ của con người đối với con người, luật pháp là không đủ. Luật pháp có tác dụng trừng phạt, đe dọa là chính. Nó sẽ vô tác dụng đối với những kẻ không còn khả năng sợ hãi sự trừng phạt.

Chống lại, phòng ngừa sự man rợ, không có gì hiệu quả bằng tình yêu thương, tôn trọng giữa con người với con người. Tình cảm yêu thương, tôn trọng của con người với nhau không bao giờ được xây dựng bằng nỗi sợ. Nó được xây dựng bằng cả quá trình sống, thông qua những ứng xử hàng ngày giữa con người với nhau.

Nếu như chúng ta không còn muốn nhìn thấy những hành vi hủy hoại nhau một cách man rợ, chúng ta chỉ có thể cùng nhau xây dựng một xã hội nhân ái, đề cao những giá trị của tình yêu thương. Tình yêu thương con người, nếu như không hiện diện hàng ngày trong từng việc nhỏ, sẽ không thể đột nhiên xuất hiện khi những va chạm tình cảm, hay lợi ích đột ngột nảy sinh.

Nếu chúng ta coi việc gia tăng hình phạt là giải pháp, chúng ta sẽ luôn phải dè chừng, đối phó với nhau bằng nỗi sợ. Nhưng nỗi sợ con người lại luôn là nguồn cơn của những tội ác man rợ nhất mà con người có thể dành cho nhau.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Cơn mưa lớn xảy ra vào đêm và sáng sớm nay (16/9) đã khiến nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội rơi vào cảnh ngập sâu và ùn tắc. Thậm chí có người đi làm từ 5h30 sáng đã gặp cảnh tắc đường và lội nước để tới cơ quan.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Dự thảo Nghị định thanh toán điện tử giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất mở rộng sử dụng tài khoản giao thông, không chỉ thanh toán phí đường bộ mà còn chi trả phí tại sân bay, cảng biển, bãi giữ xe hay phí đăng kiểm xe ô tô.

Cứu một cái cây

Cứu một cái cây

Trong số hàng chục nghìn cây xanh bị ngã đổ sau bão số 3 và những cơn dông trước đó, nhiều cây không qua khỏi vì vết thương quá nặng, nhưng cũng có những cây đã được cứu sống kịp thời, nhờ sự tận tâm. Rất nhiều cảm xúc lắng đọng trong mắt bộ hành, khi ngắm nhìn một cái cây được cứu.

Quy định 'gỡ khó' nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Quy định "gỡ khó" nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Khó tiếp cận nhà ở xã hội là thực tế đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Mới đây, Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Ám ảnh các điểm tập kết rác tại huyện Nhà Bè

Ám ảnh các điểm tập kết rác tại huyện Nhà Bè

Hiện tại Huyện Nhà Bè TP.HCM có 19 điểm tập kết rác thải. Tuy nhiên đa phần những điểm này không được che chắn kỹ đã phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sinh sống tại khu vực. Vậy địa phương đã có phản hồi thế nào trước những bức xúc của người dân?

Dấu xưa chợ Dinh

Dấu xưa chợ Dinh

Dù tên làng, tên ấp hay tên xã nhưng đối với người dân xứ Gò Công thì cái tên xưa nhiều người vẫn còn nhớ gọi khi nói đến Đồng Sơn, đó là “Chợ Dinh”.

// //