Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Với vai trò là nước cường quốc nông nghiệp, Việt Nam sản xuất hàng năm khoảng 43 - 54 triệu tấn lúa và tạo ra khoảng 47 triệu tấn rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch. Khoảng 90% số lượng rơm rạ này được xử lý bằng cách đốt cháy ngoài trời, không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí nguồn tài nguyên quý giá.
Hiện nay, giải pháp nâng cao chuỗi giá trị của rơm rạ được đánh giá là phù hợp và hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu tình trạng đốt hở chất thải nông nghiệp nói chung và rơm rạ nói riêng. Rơm được tái sử dụng sau khi thu hoạch lúa để phục vụ cho các hoạt động kinh tế khác như làm phân bón, chất đốt, trồng nấm, nuôi giun, làm than hoạt tính….
Mặc dù đã góp phần giúp giảm bớt tình trạng đốt rơm, nhưng phần gốc rạ là phần khó thu gom, không bán được, phần lớn, người nông dân đốt ngay tại đồng ruộng nên vẫn tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.
Theo PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Phó chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, bài toán tiếp theo của xử lý tình trạng đốt hở rơm rạ hiện nay là phải tìm ra giải pháp nâng cao giá trị của gốc rạ: "Gốc rạ thì phải sử dụng giải pháp khác như hỗ trợ 1 số nhóm nghiên cứu ra chế phẩm sinh học phun vào gốc rạ để nó phân hủy ngay tại đồng rộng để phân hủy nhanh hơn, tạo phân bón, tăng sản lượng của hạt thóc, không cần dùng phân hóa học nên đảm bảo được chất lượng tốt hơn cho gạo hữu cơ….tất cả đều thu được lợi ích, nghĩa là nâng cao hiệu quả, giúp người nông dân, lại thêm lợi ích kép nữa là giảm phát thải khí nhà kính và bán được tín chỉ carbon so với đốt bỏ đi."
Người nông dân còn bị hạn chế trong việc tiếp cận các thông tin khoa học, nhưng lại chính là những người liên quan trực tiếp tới việc xử lý đốt hở rơm rạ nên họ có thể là những người đưa ra các ý tưởng, giải pháp thiết thực và phù hợp nhất. Theo Ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, cần khích lệ người nông dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện đang là học sinh, sinh viên, cũng chính là con cháu của những người nông dân đó có nhiều cơ hội đưa ra ý tưởng, giải pháp cho vấn đề đang tồn tại này:
"Nếu chúng ta động viên để tất cả mạnh dạn đưa ra các ý tưởng thì đó là cái rất đáng khích lệ, tức là nó mở rộng hơn, không chỉ các nhà khoa học mà cả những kinh nghiệm dân gian cũng có thể có được. Cái thứ 2 rất quan trọng là các cháu là con, cháu của các ông bà, bố mẹ làm nông nghiệp ấy, tác động vào ý thức của các cháu và từ đó tác động ngược trở lại để người dân có ý thức hơn. Đó là một thành công cực lớn rồi."
Mặc dù các giải pháp xử lý đốt hở rơm rạ theo hướng nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm phù hợp với chiến lược và xu hướng phát triển của Việt Nam và trên toàn thế giới., nhưng theo tiến sỹ Lương Hữu Thành, Trưởng bộ môn sinh học môi trường, Viện Môi trường nông nghiệp đánh giá, các giải pháp hiện nay chủ yếu mang tính tuyên truyền, có giá trị về mặt xã hội và môi trường, còn hiệu quả kinh tế trực tiếp cho người nông dân vẫn chưa đủ:
"Cái giá trị của rơm rạ chưa cân bằng được với giá trị của việc xử lý, nó không hiệu quả so với cái công người ta bỏ ra, đó là cản trở lớn nhất. Làm phân bón vẫn là phương pháp hiệu quả nhất vì nó gắn liền với hoạt động sản xuất bình thường, là người dân không phải bỏ cái gì ra cả, họ chỉ được cấp thêm nguyên liệu trong quá trình cày bừa ải đất thôi, thì chỉ đi theo hướng đó nhưng lại liên quan đến máy móc. Bây giờ mình muốn làm thì mình phải cải tiến hệ thống máy móc ấy, dân không tốn thì họ sẽ làm."
Ngoài ra, khi người nông dân đảm bảo được lợi ích kinh tế và chủ động tiến hành các giải pháp phù hợp khi xử lý rơm rạ thì còn có thể thu hút được thêm các nguồn vốn tài trợ trong nước và quốc tế, từ đó nhân rộng mô hình hiệu quả bền vững hơn nữa.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Chinazom Arinze, khi còn là sinh viên ngành luật tại Đại học Babcock ở Nigeria, đã sáng lập Autogirl vào năm 2019 như một công việc phụ để kiếm thêm thu nhập. Ban đầu là một đại lý xe hơi, Autogirl đã phát triển thành nền tảng cho thuê xe.
Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/8 vừa qua đã có những nội dung thay đổi lớn liên quan đến tài chính về đất đai trong đó có nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.