Sau khi xăng dầu hạ nhiệt, nhiều loại hình vận tải giảm giá cước
Lê Tùng - 07/09/2022 | 7:11 (GTM + 7)
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản về việc điều chỉnh giảm giá cước các lĩnh vực vận tải đến thời điểm hiện nay và đưa ra các giải pháp quyết liệt để kiềm chế việc tăng giá tàu, xe… các dịp lễ, Tết để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Doanh nghiệp taxi, xe khách và tàu hỏa đồng loạt giảm giá
Theo đó, từ đầu năm 2022, giá nhiên liệu liên tục tăng cao đã tác động ảnh hưởng đến chi phí vận tải và giá dịch vụ vận tải của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải.
Tại thời điểm giá nhiên liệu tăng cao, một số doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh tăng giá dịch vụ vận tải để bù đắp chi phí (tăng giá cước hành khcáh vận tải đường bộ, cước vận tải hàng hóa đường bộ tăng khoảng từ 10 – 20% tùy theo cung đường và loại hàng hóa; giá cước vận tải hàng hóa đường sắt điều chỉnh tăng từ 3 – 5% so với giá cước đã công bố từ đầu năm; giá vé trên các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra đảo tăng từ 15 – 20% so với năm 2021).
Ngoài ra cũng có các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vận tải không điều chỉnh tăng giá như giá vé dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa; giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa được thực hiện theo cơ chế giá vé linh hoạt nên các hãng hàng không vẫn có thể chủ động điều chỉnh các mức giá và tỷ lệ bán vé tương ứng với từng mức giá để giảm thiểu tác động về chi phí do biến động của giá nhiên liệu.
Đáng chú ý, từ tháng 7/2022 đến nay, sau khi Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành thực hiện các giải pháp để điều hành giảm giá nhiên liệu nhằm bình ổn giá trên thị trường, giá nhiên liệu trong nước đã có 5 lần điều chỉnh giảm và 1 lần giữ nguyên mức giá.
Bộ GTVT cũng có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan đến công tác quản lý giá thuộc thẩm quyền; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải.
Theo thông kê, ở lĩnh vực đường bộ, hiện tại có khoảng 63,98% các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi sau khi kê khai tăng giá đã giảm hoặc đã thực hiện kê khai giảm giá (từ 800 – 1.000 đồng/km, tương đương từ 4,5 – 12%); khoảng 44,6% đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cũng giảm khoảng 5,26 – 14,7%); các loại hình vận tải du lịch, hợp đồng giảm theo thỏa thuận khi ký kết hợp đồng vận chuyển giá tăng giảm theo từng thời điểm.
Ở lĩnh vực đường sắt, kể từ thời điểm giá dầu đồng loạt giảm, các Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt cũng thực hiện 2 đợt giảm giá như giá cước vận tải hàng hóa thực hiện giảm 5%; vận tải hành khách giảm 5 – 10%.
Ở lĩnh vực hàng không, các hãng cũng đều triển khai thực hiện kê khai nhiều dải giá từ thấp đến cao, đảm bảo không vượt mức giá tối đa quy định và thực hiện niêm yết giá công khai trên trang thông tin điện tử của hãng.
Tăng cường kiểm tra kê khai, niêm yết giá cước vận tải
Về công tác phục vụ vận tải hành khách và các dịp lễ, Tết, hàng năm, Bộ GTVT đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị về việc tăng cường công tác vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân vào các dịp nghỉ lễ như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, nghỉ lễ 30/4 – 1/5, dịp lễ 2/9…
Trong đó, Bộ GTVT đều chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong toàn ngành giao thông tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định.
Kết quả cho thấy, trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán năm 2022, dịp lễ 30/4 – 1/5, năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ được nâng cao, bảo đảm an toàn và giao thông thông suốt, ngay cả trong các ngày cao điểm phục vụ Tết, không xảy ra hiện tượng người dân không có phương tiện đi lại; công tác phục vụ nhu cầu đi lại của người dân được đảm bảo tốt, các phản ánh về thu giá vé cao đã giảm nhiều so với các năm trước đây.
Tới đây, Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định, đặc biệt là dịp lễ, Tết; tiếp tục theo dõi nắm bắt tình hình diễn biến của giá nhiên liệu để chỉ đạo kịp thời việc kê khai giá của doanh nghiệp, đơn vị vận tải phù hợp với giảm giá nhiên liệu… để phục vụ tốt nhu cầu đi lại chính đáng của người dân.
Chỉ riêng từ ngày 28 - 30/11/2023, Đội Quản lý thị trường số 13 – Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã kiểm tra và xử lý các cửa hàng gần khu vực cổng trường THCS Nghĩa Tân và trường THCS Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thu giữ 430 chiếc kẹo dẻo hình mắt người.
Với mức đầu tư 55 triệu USD, từ khi vận hành đến nay, doanh thu trung bình của tuyến buýt nhanh BRT 01 chỉ khoảng 25 tỷ đồng mỗi năm. Mỗi chuyến xe chở từ 42 đến 45 khách, chưa bằng nửa công suất thiết kế. Mức trợ giá liên tục tăng, từ 26% thời điểm đầu, lên hơn 62% vào năm 2021.
Mặc dù hiện nay chưa tổ chức điều trị nội trú (không có bệnh nhân ở lại qua đêm), nhưng Bệnh viện mắt Hồng Sơn luôn chủ động trong công tác phòng chống cháy nổ.
Bên cạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh thì TPHCM mà nhiều địa phương khác trên cả nước cũng đang từng bước chuẩn bị thành lập thị trường tín chỉ carbon.
Công trình cải tạo Rạch Tham Lương Bến Cát giai đoạn 2 được khởi công từ tháng 2 – 2023 với kỳ vọng giải quyết tiêu thoát nước, chống ngập cho 14.900ha của thành phố, giải quyết ô nhiễm, kết nối hạ tầng giao thông các khu dân cư quanh tuyến kênh, tăng năng lực giao thông đường bộ và đường thủy.
Thảo luận dự án Luật Đấu giá tài sản sửa đổi, một số ĐBQH đề xuất, tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền mặt đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá, nhằm tăng trách nhiệm các bên tham gia và giảm vấn đề tiêu cực.
Thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tập trung tuyên truyền, xây dựng, nhân rộng và phát huy vai trò của các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân tham gia PCCC”. Qua đó, góp phần đưa công tác PCCC là nhiệm vụ thường xuyên và được cả hệ thống chính trị đặc biệt quan tâm.