Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quản trị doanh nghiệp thích ứng với bối cảnh bình thường mới để phát triển bền vững

Phóng viên - 09/11/2021 | 11:36 (GTM + 7)

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái ‘bình thường mới’, các doanh nghiệp cần tái thiết nền tảng quản trị doanh nghiệp, tăng cường số hóa để phát triển bền vững theo cách vận hành mới.

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 khiến nhiều ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam tiếp tục trải qua một năm đầy khó khăn và khó đoán định.

Đứng trước những biến động, thách thức, bài toán làm thế nào để vận hành hiệu quả càng trở nên bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi cần thay đổi cách quản trị, nhanh chóng thích nghi và sớm đưa ra kế hoạch ứng phó vượt qua khủng hoảng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ứng dụng công nghệ, cắt giảm chi phí và thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh là giải pháp để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn COVID-19. Ảnh minh họa
Ứng dụng công nghệ, cắt giảm chi phí và thay đổi chiến lược sản xuất, kinh doanh là giải pháp để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn COVID-19. Ảnh minh họa

Nhờ chiến lược quản trị theo hướng phát triển bền vững, thời gian qua, không ít doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động ổn định trong lúc dịch bệnh hoành hành, tiếp tục phục hồi, phát triển ngay khi đại dịch dần qua đi.

Bà Đoàn Thị Mai Hương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) cho biết, đại dịch Covid-19 thực sự là thách thức lớn đối với ngành hàng không bởi lượng hành khách suy giảm mạnh, rủi ro lây nhiễm đối với nhân viên cao.

Trong bối cảnh đó, SASCO đã khẩn cấp thành lập bộ phận ứng phó dịch bệnh, bên cạnh đó kịp thời chuyển trạng thái, mục tiêu kinh doanh, xác định nguồn nhân lực là tài sản quý giá có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

Bà Đoàn Thị Mai Hương chia sẻ: “Chúng tôi đã chuyển từ trạng thái đang phát triển kinh doanh rất mạnh mẽ sang chiến lược bảo tồn nguồn vốn quý giá nhất của doanh nghiệp là nguồn nhân lực, người lao động của công ty. Công ty cũng tận dụng thời gian hoạt động kinh doanh bị gián đoạn để đào tạo và tái đào tạo cho người lao động. Chúng tôi hiểu rằng, sau dịch thì hành vi tiêu dùng của khách hàng, của hành khách đi hàng không chắc chắn sẽ có những thay đổi và phải mất thời gian 1 đến 2 năm, có thể là 3 năm, tâm lý của người tiêu dùng mới trở lại bình thường nên chúng tôi cũng có những kế hoạch để chuyển đổi hoạt động, các dịch vụ của mình cho phù hợp với những thói quen tiêu dùng mới”.

Tiếp cận và vượt qua khủng hoảng từ góc nhìn mới, bà Nguyễn Hải Hưng, Giám đốc điều hành Deloitte Việt Nam cho rằng, khó khăn do dịch bệnh có tính chu kỳ, ví dụ như cũng từng xảy ra dịch SARS vào năm 2003. Tuy nhiên, sau thời gian hoành hành, gây bão cho nền kinh tế, dịch bệnh rồi cũng sẽ được khống chế. Mỗi lần như vậy cả nền kinh tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp sẽ đúc rút được những kinh nghiệm hiệu quả hơn để đối phó, vượt qua, sau đó phục hồi và tiếp tục phát triển.

Theo bà Hưng, nếu có sự chuẩn bị tốt, doanh nghiệp có thể giảm bớt khó khăn, cũng như không rơi vào tình thế bị động khi đối phó với COVID-19: “Nếu chúng ta có sự chuẩn bị thì vượt qua khó khăn sẽ dễ dàng hơn. Với dịch COVID-19 chúng tôi cũng coi là một khủng hoảng có tính chu kỳ. Mỗi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị ‘vaccine’ cho chính bản thân mình. Ở đây chúng tôi coi đó là vaccine quản trị rủi ro, vaccine quản trị khủng hoảng. Trong quản trị đó có rất nhiều yếu tố như quản trị về mặt tài chính, quản trị về mặt hệ thống, quản trị về mặt nhân lực, nguồn lao động”.

các doanh nghiệp cần tái thiết nền tảng quản trị doanh nghiệp, tăng cường số hóa để phát triển bền vững theo cách vận hành mới.
Các doanh nghiệp cần tái thiết nền tảng quản trị doanh nghiệp, tăng cường số hóa để phát triển bền vững theo cách vận hành mới

Chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề quản trị nhân sự, ông Đỗ Thái Vương, Phó Chủ tịch Phát triển bền vững và Đối ngoại Unilever Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, trong đó yếu tố chất lượng, hiệu quả công việc được đặt lên hàng đầu: “Trước khi dịch COVID-19 xảy ra bản thân Unilever cũng đã khởi xướng văn hóa làm việc linh hoạt. Theo đó, nhân viên có thể làm việc linh động thời gian, linh động không gian làm việc. Chúng tôi chỉ chú tâm đến hiệu quả công việc chứ không nhất thiết bó buộc nhân viên phải có mặt tại văn phòng hay làm bao nhiêu tiếng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trang bị cho nhân viên những kỹ năng hỗ trợ cũng như thiết bị để làm việc một cách linh hoạt”.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế, gắn quá trình phục hồi với xu thế công nghệ, linh hoạt trong điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, thay đổi để hội nhập về những chuyển biến trong các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu và Việt Nam không là ngoại lệ. Thủ tướng Chính phủ cũng xác định rõ những trụ cột để chuyển đổi số; trong đó có Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đối với cộng đồng kinh doanh, đây không chỉ là bài toán dành riêng doanh nghiệp lớn có lợi thế về năng lực chuyển đổi số, mà là câu chuyện chung đối với các doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi, thích ứng nhanh với công nghệ số.

Theo ông Tiến, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nâng cao nhận thức, trong đó các lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định chuyển đổi số là yếu tố sống còn của doanh nghiệp: “Dựa trên những cung cấp, những sản phẩm, chính sách, định hướng của cơ quan nhà nước các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tiếp cận những định hướng này. Khi nhà nước có những chính sách, công cụ thì có thể tận dụng khai thác hiệu quả nhất. Ví dụ như, khi nhà nước mở dữ liệu doanh nghiệp có thể khai thác mà không phải đi tìm kiếm. Khi nhà nước phát triển hạ tầng là chúng ta có hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số. Khi có những chương trình như hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với những nền tảng số có tính ưu việt, ưu đãi doanh nghiệp có thể tận dụng để chuyển đổi số. Xét cho cùng tất cả những chuyển đổi, đặc biệt trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 này, chúng ta phải tái cơ cấu, phải chuyển đổi thực sự thì mới tồn tại và phát triển bền vững”.

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch Tập đoàn EDX cho rằng, chuyển đổi số hay thương mại điện tử là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại, trong trường hợp dịch bệnh kéo dài thì buộc phải có giải pháp thay đổi một cách đồng bộ như tái cấu trúc chiến lược, xây dựng thương hiệu, quản trị doanh nghiệp, nhân sự online: “Chúng ta chuyển từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến hay gọi là kinh doanh online. Một là nhân sự online, làm việc online. Hai là quản lý online, ba là bán hàng online và bốn là chuyển dịch lĩnh vực kinh doanh online. Trong quá trình triển khai, chúng ta cần khai thác thật kỹ dựa trên tiềm lực, lợi thế của doanh nghiệp mình, đang đứng ở đâu và như thế nào để chuyển dịch sao cho phù hợp”. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có thể nói, trước tác động của đại dịch COVID-19 vấn đề quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Để thích ứng với tình hình mới, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng phương thức quản trị linh hoạt, phù hợp. Trong đó, chú trọng tới vấn đề đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người lao động, kiên định mục tiêu nhưng không bảo thủ về cách làm, xác định rõ giá trị cốt lõi, tầm nhìn mà doanh nghiệp theo đuổi.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc các doanh nghiệp có thể duy trì, trụ vững và phát triển sau đại dịch như thế nào một mặt phụ thuộc vào môi trường kinh tế, nhưng cũng phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Đợt khủng hoảng này, thị trường thế giới sẽ được tái cấu trúc lại. Các nền kinh tế sẽ chú trọng bảo vệ thị trường trong nước nhiều hơn. Việt Nam với thị trường gần 100 triệu dân sẽ là tài nguyên rất lớn mà các doanh nghiệp có thể khai thác.

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, làn sóng chuyển đổi số ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt cũng đã chủ động, tích cực tìm hướng đi mới, áp dụng chuyển đổi số trong vận hành để có thể duy trì tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp sớm triển khai chuyển đổi số có sức chống chịu tốt hơn, bên cạnh đó sẵn sàng thích nghi ‘sống chung với dịch’, tận dụng cơ hội để phát triển bứt phá.

Những năm gần đây, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc chuyển đổi số, do đó, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong xây dựng được một chương trình chuyên đề về chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ mới. 

“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khẳng định: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi hoặc bỏ lỡ cơ hội phát triển.

Chương trình cũng đề ra các mục tiêu cụ thể như Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kinh tế số đóng góp 30% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%.

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

// //