Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho thuê vỉa hè 45.000/ tháng, chuyên gia kinh tế nói rất thấp

Phóng viên - 01/01/2022 | 9:54 (GTM + 7)

Việc cho phép quận Hoàn Kiếm sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh đang làm dấy lên những tranh luận trái chiều và vẫn còn nhiều băn khoăn từ cả người dân và giới chuyên gia, xung quanh mục tiêu chính mà Hà Nội hướng tới khi thực hiện chủ trương này.

Anh-1 Via he tren pho Le Phung Hieu- canh mot khach san nam trong du kien cho thue de kinh doanh dich vu
Vỉa hè trên phố Lê Phụng Hiểu, cạnh một khách sạn nằm trong dự kiến cho thuê để kinh doanh dịch vụ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo thông báo của thành phố Hà Nội, 5 tuyến phố được đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh gồm: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông) và Lê Phụng Hiểu.

Vị trí sử dụng là hè phố sát tường nhà và nằm trong phạm vi mặt tiền của tòa nhà kết nối với không gian tầng một. Thời gian cấp phép 6 tháng/lần, thời gian hoạt động từ 6h ngày hôm trước đến 2h sáng ngày hôm sau, riêng phố Phùng Hưng từ 6h đến 22h.

Anh Lê Duy Tiến, sinh sống trên phố Lê Phụng Hiểu cho rằng, nếu cho thuê vỉa hè, chỉ nên thực hiện ở đoạn thông thoáng như bên hông khách sạn Metropol: “Nói chung làm nó cứ hợp lý, thông thoáng dễ đi, không cản trở là được”.

Anh-2 Mot quan cafe su dung tam thoi mot phan he pho tai 94 Ly Thuong Kiet bi mot so cu dan gan do phan doi
Một quán cafe sử dụng tạm thời một phần hè phố tại 94 Lý Thường Kiệt bị một số cư dân gần đó phản đối

Trong khi đó, ông Trần Thanh Dũng, hộ kinh doanh trên phố Lý Thường Kiệt, lại phản đối kế hoạch này. Bởi tại số 94 Lý Thường Kiệt, gần nơi ông buôn bán và sinh sống, vốn đã tồn tại một quán cà phê sử dụng tạm thời một phần hè phố, gây bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, gây khó khăn cho người đi bộ.

“Cả dãy xe để đây thì lối đi này nó nhỏ chứ, dân đi bộ đi thế nào được, phải xuống lòng đường đi à. Thuê thế nào, nếu nhà nước cho thuê thì thuê, chứ người dân không đồng ý cho thuê kiểu này”, ông Dũng cho biết.

Chuyên gia giao thông Phạm Hoài Chung ủng hộ việc cấp phép tạm thời ở những đoạn tuyến vỉa hè đủ điều kiện về an toàn giao thông để kinh doanh dịch vụ, phục vụ phát triển kinh tế cho Thủ đô.

Nhưng ông Chung cho rằng, cần giám sát chặt, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở” gây mất mỹ quan đô thị: “Thực ra nếu làm minh bạch, công khai thì có thể làm được. Tất nhiên không tránh khỏi vấn đề những nhà ở tuyến phố đó bị ảnh hưởng nhất định, nhưng chúng ta nên vì lợi ích chung của thành phố.

Khu vực trung tâm có thể phát triển được ẩm thực, văn hóa, chợ đêm, kinh tế đêm cần có không gian để người ta ăn uống. Gọi là tạm thời thôi, nếu chỗ nào bất hợp lý, chúng ta phải điều chỉnh, không nên cấp cố định lâu dài”.

Ở góc nhìn khác, chuyên gia giao thông Phan Lê Bình thẳng thắn nói, mục tiêu cho thuê vỉa hè để kinh doanh dịch vụ như quận Hoàn Kiếm đề xuất nhằm hạn chế tình trạng lấn chiếm, kinh doanh trái phép tự phát, ảnh hưởng mỹ quan đô thị, trật tự ATGT và vệ sinh môi trường là chưa rõ ràng.

Bởi lẽ, năng lực quản trị công sản của các cấp chính quyền từ phường đến quận ra sao, đều đã được thể hiện rõ trong những ngày cuối năm này, khi hiện tượng lấn chiếm vỉa hè làm hàng quán, chỗ đỗ xe xảy ra rất nhếch nhác và phổ biến.

“Tôi ủng hộ một phần thôi, nếu đảm bảo không gian cho người đi bộ. Còn nếu dạng kinh doanh lấn hết chỗ, không còn chỗ cho người đi bộ nữa thì sai hoàn toàn. Ông Chủ tịch phường phải chịu xử lý kỷ luật, không thể nào yên vị ngồi đấy còn người dân chịu thiệt hại được”, ông Phan Lê Bình nói.

Anh-3 Via he tren pho Hai Ba Trung cung nam trong ke hoach cho thue de kinh doanh dich vu- No vua duoc lat lai loai gach moi nhung hien da bi lan chiem thanh noi do o to
Vỉa hè trên phố Hai Bà Trưng cũng nằm trong kế hoạch cho thuê để kinh doanh dịch vụ. Nó vừa được lát lại loại gạch mới nhưng hiện đã bị lấn chiếm thành nơi đỗ ô tô

Theo ông Phan Lê Bình, một điểm cần làm rõ trong đề án thí điểm của Quận Hoàn Kiếm, đó là ai sẽ được ưu tiên sử dụng một phần vỉa hè. Đơn vị quản lý nên gắp thăm hoặc đấu thầu thay vì chỉ định thầu, gây thắc mắc về sự minh bạch trong quá trình thực hiện.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh phân tích, giá thuê 45.000 đồng/m2/tháng với 3 công ty Mặt trời Thủ đô, Prodigi Pacific Việt Nam và Tài chính Toàn cầu được cho là rất thấp, nếu so với mức phí các đơn vị khác đang trả để sử dụng tạm thời hè phố nhằm trông giữ phương tiện.

Mọi thứ vẫn chưa thực sự rõ ràng, từ mục tiêu lập lại mỹ quan đô thị, tăng nguồn thu cho ngân sách, đến quá trình thực hiện, cam kết nội dung trong hợp đồng thuê vỉa hè.

“Một đằng ví dụ anh đang cho thuê giữ xe cả ngày lẫn đêm là 264 nghìn/m2/tháng, đằng này có 45 nghìn/m2/tháng, bằng 1/6 thôi, thế là bất hợp lý rồi.

Thứ hai, anh phải tổ chức đấu thầu, hoặc tìm kiếm một phương thức để tất cả mọi chủ thể được tham gia vào hoạt động kinh doanh vỉa hè đó. Người ta cảm thấy công bằng, bình đẳng, chứ không phải chỉ định thầu. Nếu chỉ định thầu cuối cùng là người nhà nhà anh, hay sân sau này kia, nó không ổn”, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Theo ông Đinh Trọng Thịnh, việc tổ chức, quản lý lại không gian trên vỉa hè là rất cần thiết, bởi dù muốn hay không thì nền kinh tế ngầm trên vỉa hè vẫn diễn ra, người kinh doanh vẫn mất chi phí, nhưng nguồn thu nhà nước thất thoát.

Điều quan trọng là đơn vị triển khai có cách thức thực hiện khoa học, minh bạch và vì lợi ích chung hay không. Nếu nhìn vào cách Hà Nội bất ngờ chấp thuận đề nghị của quận Hoàn Kiếm với 3 công ty đã sẵn sàng triển khai, ông Đinh Trọng Thịnh tỏ ra nghi ngờ về mục tiêu của kế hoạch này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //