Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển giao thông đường thuỷ, giảm vấn nạn tắc đường

Phóng viên - 09/09/2019 | 16:15 (GTM + 7)

Mới đây, ứng dụng gọi xe Uber công bố kế hoạch mở taxi trên sông tại thành phố lớn nhất và là thủ đô thương mại của Nigeria – Lagos. Kế hoạch này tiếp nối dự án taxi trên sông mà Uber đã triển khai tại Mumbai (Ấn Độ) hồi năm ngoái; mở ra triển vọng giải q

Ảnh minh họa

Lagos, thành phố lớn nhất khu vực hạ Sahara, Châu Phi với 22 triệu dân nổi tiếng tắc đường. Người dân thường mất hàng giờ vì mắc kẹt giữa “biển” xe cộ, một phần do giao thông công cộng kém hiệu quả. 

Trong khi đó, khoảng 25% diện tích thành phố này là sông, hồ; do đó, việc di chuyển trên sông là một lựa chọn giao thông khả quan. Nhưng vài năm trở lại đây mới bắt đầu được khai thác. 

Anh Adris Anjorin, một doanh nhân tại Ikorodu, thường phải mất 3 tiếng đi ô tô nếu muốn di chuyển tới Ikoyi - khu vực kinh doanh chính của Lagos vì tắc nghẽn giao thông:

“Tôi rời nhà từ 4 giờ 30 sáng mà đường phố lúc đó đã chật ních, mất khoảng vài tiếng đồng hồ lái xe đi làm. Cuối ngày, tầm 10-11 giờ đêm, tôi mới về đến nhà”

Nay, với tàu cao tốc trên sông, thời gian đi làm của anh Adris Anjorin giảm xuống chỉ còn 30 phút. 

Giám đốc kinh doanh Brooks Entwistle cho biết: Uber đang đàm phán với chính quyền thành phố Lagos cùng các cơ quan quản lý để bắt đầu khởi động dịch vụ UberBoats trên sông. Ông chia sẻ: “Chúng tôi biết cải thiện giao thông tại Lagos là ưu tiên hàng đầu và Uber hoàn toàn có thể giúp đỡ chính quyền. Hiện tại, hãng đang thương thảo với các cơ quan chức năng liên quan”.

Trước Nigeria, Uber đã có kinh nghiệm khai thác vận tải đường thuỷ tại nhiều thành phố và quốc gia như Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ; khai thác một số dịch vụ  theo thời vụ tại thành phố Baltimore, Boston, Cario, Kiev, trong thời gian diễn ra liên hoan phim Cannes ở Pháp và mới nhất là Uber Boat tại thành phố Mumbai (Ấn Độ). 

Uber Boat tại thành phố tài chính Mumbai của Ấn Độ hoạt động từ năm ngoái. Khách hàng có thể đặt tàu để di chuyển qua lại 3 điểm trong thành phố; nhưng chỉ nhận đặt toàn bộ tàu chứ không đặt chỗ từng ghế riêng lẻ. Tàu được đưa vào sử dụng là tàu cao tốc, được chia làm 2 loại với hai mức giá khác nhau. Tàu bé 6-8 chỗ có giá 80 USD, tàu lớn hơn có thể chở 10 khách có giá 132 USD.

Với tàu cao tốc trên sông, người dân Lagos kỳ vọng có thể tránh được vấn nạn tắc đường, vốn là bài toán nan giải của thành phố

Uber cam kết trên tất cả taxi trên sông đều có phao cứu sinh, số điện thoại khẩn cấp cùng hướng dẫn an toàn để hạn chế rủi ro.
Với Lagos, Uber không phải công ty đầu tiên khai thác các dịch vụ vận tải trên sông. Hiện đã có một công ty đặt trụ ở Estonia cũng đang đàm phán với giới chức để đưa dịch vụ taxi trên sông vào hoạt động. Những dự án này phù hợp với chiến lược từ năm 2017 của chính quyền thành phố Lagos đó là tìm kiếm một hình thức vận tải mới để hạn chế tắc đường trên bộ.

Một trong những lý do khiến vận tải trên sông chưa thể phát triển mạnh đó là do thiếu quỹ đầu tư, chi phí vận hành cao và thiếu hỗ trợ từ chính quyền. Cơ quan đường thuỷ Lagos (LASWA) cho biết, họ sẽ sớm nạo vét các con sông để cải thiện an toàn cho các phương tiện di chuyển; Đồng thời nâng cao nhận thức về việc sử dụng áo phao cứu sinh, tăng chế tài xử phạt đối với các công ty vận tải hành khách đường thuỷ thiếu an toàn, coi thường tính mạng con người hạn chế tối đa rủi ro.

Thống đốc thành phố Lagos Akinwunmi Ambode đặt mục tiêu, nếu thành công, kế hoạch này có thể chuyển hướng ít nhất 2 triệu người đang di chuyển trên bộ xuống đường thuỷ mỗi ngày từ đó giao thông sẽ giảm tắc nghẽn.

Chiến lược phát triển vận tải công cộng đường thuỷ để giảm tải cho đường bộ nghe khá quen thuộc. Bởi từ năm 2017, thành phố Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng tuyến buýt đường sông số 1. Tuy nhiên, sau 1 thời gian hoạt động, tuyến buýt này hiện chỉ phục vụ tham quan, du lịch chứ chưa thể hiện chức năng vận tải công cộng do giá vé còn cao; ít tàu và tuyến nên gây bất tiện cho người sử dụng. 

Chị Lê Mỹ Thùy, ở tại Thủ Đức, đi làm tận Quận 7 cho biết hằng ngày chị đi tuyến buýt sông số 1 đến bến Bạch Đằng rồi đón xe ôm đi tiếp. Thế nhưng, buổi tối chị hay phải đi buýt đường bộ. Chị Thuỳ chia sẻ:
 

"Thấy phương tiện cũng thoáng, thoải mái. Không chen chúc, tốc độ đi ổn định, không kẹt xe. Nhưng năng suất cũng hơi thấp nên giảm tải cho giao thông đường bộ chắc là chưa. Nhưng mà để du lịch thì rất tốt, có rất nhiều người chọn buýt thủy để tham quan, du lịch, nhìn thành phố từ view sông"

Với hơn 110 tuyến sông, kênh rạch, 1000km đường sông bao quanh, chắc chắn giao thông thủy TP.HCM sẽ giảm tải hiệu quả cho giao thông đường bộ nếu phát triển đúng mức. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ thực tế vận hành tuyến buýt số  1; các nhà quản lý và các nhà đầu tư cần phải có một chính sách hỗ trợ, kế hoạch phát triển và kết nối với các loại hình vận tải công cộng đường bộ khác.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //