Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những cung đường hoa từ làng ra phố: Làng Đăm - Tây Tựu

Phóng viên - 15/02/2021 | 8:44 (GTM + 7)

Nhiều người dân sống ở khu vực phố Trần Xuân Soạn đã quen thuộc với hình ảnh gánh hàng hoa nằm gần chùa Đức Viên từ nhiều năm nay. Hãy cùng với VOVGT đến thăm Làng Đăm - Tây Tựu, làng hoa chuyên canh lớn nhất của Hà Nội có lịch sử hơn 100 năm nằm ở cửa ng

làng hoa Tây Tựu
Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 20km về phía Tây, làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nổi tiếng với nghề trồng hoa, là nơi cung cấp hoa chủ lực cho Thủ đô và các vùng lân cận (Ảnh: Vietnambiz)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Gắn bó với nghề bán hoa từ khi còn đôi mươi, dù nay đã 40 tuổi, nhưng sáng nào, chị Nguyễn Thị Luyến đã có mặt ở góc phố này từ 5h30 sáng, bất kể trời nắng hay mưa, mùa đông hay mùa hè.

Gánh hàng hoa của chị rất đa dạng, mùa hè có hoa loa kèn, mùa thu có hoa cúc vàng, cúc họa mi, ngày tuần là những bông hoa hồng lộc với những bó ly rực rỡ đủ màu sắc. Hoa ly của chị Luyến rất đặc biệt, cánh hoa dày, cành hoa xanh mướt, bó hoa nặng trình trịch và rất tươi. 

PV: Chị ơi, hoa này bao nhiêu 1 chục?

Nguyễn Thị Luyến: 170.000/chục

PV: Hoa ly, hoa cúc này được trồng ở đâu vậy chị?

Nguyễn Thị Luyến: Đây là hoa của làng Tây Tựu. Mùa này là mùa ly vườn rất là đẹp. Hoa ly cắm bền, lâu . Có rất nhiều màu.

PV: Hoa ở làng hoa Tây Tựu có điểm gì khác biệt so với những làng hoa khác?

Nguyễn Thị Luyến: Hoa ở làng hoa Tây Tựu làm cái bán ngay, rất là đẹp. Người ta trồng lâu năm rồi nên tay nghề rất là cao.

Chị Luyến kể, nghề trồng hoa của dân làng Đăm, nay gọi là làng Tây Tựu có từ rất lâu, nhưng ít người trồng, người dân chủ yếu trồng cà chua, dưa chuột. Mãi những năm 1990, dân làng mới chuyển sang chuyên canh trồng hoa.

Đất của làng Đăm rất hợp với trồng hoa, cộng với kỹ thuật trồng được đúc kết nhiều năm nên hoa làng Đăm tươi lâu, bền màu,  được người dân ưa chuộng. 

Theo chân chị Luyến sau một buổi bán hàng, VOVGT đến thăm làng hoa Tây Tựu vào một chiều cuối năm. Từ Trung tâm thành phố Hà Nội, chúng tôi chạy xe ra quốc lộ 32, đến ngã tư Nhổn rẽ phải, là con đường nhỏ với hai hàng cây xanh rợp bóng mát, những mảnh vườn trồng hoa nằm rải rác 2 bên đường.

Đi vào khoảng 1km, sẽ thấy lối rẽ vào làng Đăm, thuộc địa bàn phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. tình cờ gặp một khách hàng đang đi vào tận vườn để ngắm và lựa chọn hoa:

"Hoa Tây Tựu cơ bản là đẹp. Trước kia có loại hồng pháp (hồng Đà Lạt), giờ đây do điều kiện kinh tế, người dân cũng ít trồng, bây giờ họ trồng hồng gai (hồng ta) thôi. Nếu mà Ly thì cứ đến đây vào dịp giáp Tết, thì bạt ngàn, nhìn đẹp lắm. Nếu mà đẹp nhất thì ở đây vẫn là Cúc. Cúc đa dạng Cúc và bông rất to".

làng hoa Tây Tựu
Công việc trồng hoa đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ trong tất cả các khâu, từ việc chọn giống, đến việc tưới nước, bón phân và thu hoạch đúng thời điểm (Ảnh: Vietnambiz)

Vào buổi chiều, những con đường làng trở nên vắng vẻ, đa phần người dân đều đang ngoài vườn hoa. Rất may mắn, tôi kịp gặp anh Chu Hữu Hùng khi anh đang dắt xe chuẩn bị ra vườn.

Trên quãng đường khoảng 3km, xe đi qua những ruộng cúc vàng óng ả, vườn hồng khoe sắc đỏ rực rỡ, xen kẽ với những luống đồng tiền sặc sỡ đủ màu. Một vài người nông dân đang lúi húi nhặt cỏ bên vạt cúc họa mi còn sót lại trắng tinh tươm. 

Vườn nhà anh Hùng nằm trên địa bàn huyện Đan Phượng, ngay sát phường Tây Tựu, nhiều năm qua chủ yếu vẫn là trồng hoa ly. Anh Hùng kể, mấy năm trước, do thời tiết, vườn ly nhà anh nở muộn vào mấy ngày sau Tết, lỗ mất hơn 2 tỷ đồng.

Rút kinh nghiệm, năm nay gia đình anh chỉ trồng ly đỏ và chia vườn thành nhiều khu vực, trồng gối nhau để giảm bớt rủi ro. Trồng hoa ly phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó khâu quan trọng là chọn củ giống:

"Hoa Ly chúng tôi phải nhập khẩu, mua lại qua các công ty nhập khẩu từ Hà Lan về sau đó mới đưa ra sản xuất Việt Nam. Việt Nam chưa sản xuất được giống hoa ly. Có những lúc tôi phải mua trên 20 nghìn đồng/củ này, đó là lúc bán khoảng 40 nghìn đồng/cành hoa ly".

PV:  Mình phải để trong kho này là mất bao nhiêu lâu thì mình mới đưa ra ngoài vườn?

Chu Hữu Hùng: Khi  đưa ra khỏi kho lạnh ban đầu là nó sẽ nảy mầm. Chúng tôi sẽ phải mang xếp vào những cái sọt này, sau đó tưới nước đưa vào kho lạnh nuôi và chế độ nhiệt độ từ thấp lên cao dần dần. Thời gian nuôi trong kho mất từ 10 đến 15 ngày sau đó mới mang ra bên ngoài.

PV: Hoa ly phải trồng bao nhiêu lâu mới ra hoa được?

Chu Hữu Hùng: Cây hoa ly trung bình đối với loại dài ngày  từ 100-110 ngày, loại ngắn ngày từ 70-80 ngày?

PV: Thu hoạch hoa ly này được thực hiện như thế nào?

Chu Hữu Hùng: Giai đoạn thu hoạch tốt nhất là giai đoạn chuẩn bị nở. Để cắt thì tốt nhất là vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát. Đây là cái chất lượng cành hoa là nó đảm bảo nhất. Nếu trời nắng thì nó không đảm bảo bằng cái thời tiết mát sáng sớm hoặc buổi chiều.

Công việc trồng hoa đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ trong tất cả các khâu, từ việc chọn giống, đến việc tưới nước, bón phân và thu hoạch đúng thời điểm. Không chỉ trồng hoa ly, người dân làng Đăm còn trồng hoa loa kèn vào mùa hè, lay ơn, hoa thược dược, violet vào dịp giáp Tết và quanh năm thì trồng hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa hồng. 

Cùng là cúc, nhưng cúc trồng ở làng Đăm, bông to hơn, nhiều cánh, đượm sắc vàng. Vừa nhặt cỏ, vừa xới đất từng gốc hoa, một người trồng hoa lâu năm chia sẻ:

"Đây là vàng tàu còn loại Vàng đông. Vàng đông cánh nó mỏng mỏng và mặt nó bé hơn cái này . Cái này bông to, trông thích thật nhưng mà làm vất vả. Cái này vứt nhiều lắm, nấm và nhện chữa khổ lắm. hoặc bị xuống lá, mất lá gốc, là đi bán chán lắm. Nó phải chăm được cả cái lá và cháy ít thôi".

Cắm bóng điện thì nó mới lên được. Nếu không cắm cái này không lên được, ngắn như thế này đã lên nụ rồi nó có hoa. Phải dong điện hàng tháng thì nó mới trẻ, nó mới lên được và vừa kích cái này.

Trồng hoa cúc phải đầu tư nhiều và chăm sóc kĩ nhưng lợi nhuận không cao. Nếu bán được giá từ 100 nghìn đến 150 nghìn / bó 50 bông thì người dân mới có lãi, còn không chỉ hòa vốn, thậm chí là bị lỗ nếu bị chủ hàng ép giá.

Trong khi đó, mỗi năm bà con nông dân chỉ trồng được 2 mùa cúc, sau đó phải để đất nghỉ, lấy lại dưỡng chất. Vì vậy, hiện nay diện tích đất trồng cúc ở Tây Tựu cũng không còn nhiều, đa số những người trồng cúc là những người lớn tuổi vẫn mong muốn giữ nghề truyền thống. 

Trời sẩm tối, cả cánh đồng hoa trở nên rực rỡ, huyền ảo, dưới hàng nghìn bóng điện lung linh. Đứng giữa cánh đồng, tôi tranh thủ hít hà một mùi hương vô cùng dễ chịu, hòa quyện giữa hương thơm nồng nàn của hoa ly, hăng hắc của hoa cúc, ngọt ngọt của hoa hồng xen lẫn mùi thanh thanh của cỏ ướt, trước khi  theo anh Hùng về làng. 

17 giờ chiều trở đi là thời điểm công việc buôn bán, giao hoa tại các đầu mối hoa trong làng trở nên nhộn nhịp, cửa hàng nào cũng tấp nập người mua kẻ bán. Nhưng đông nhất là vào những  ngày 14 và 30 hàng tháng, hay những ngày lễ đặc biệt.

Mỗi cửa hàng, có tới hàng trăm tới hàng nghìn bó hoa đủ loại được cắm chật ních trong các thùng nhựa lớn. Thoăn thoắt gói hoa, trả tiền cho khách, chị Thanh Chúc chia sẻ vội vàng: 

"Từ 11h đến 1h chiều là người dân vận chuyển hoa đến đây. Còn bán ra thì bán ra từ chiều đến đêm. Có những hôm nhập hàng nghìn mớ, có hôm từ 300-500 mớ, dân cắt nhiều thì mua nhiều. Chị bán buôn cho mọi người xuất đi các tỉnh và bán lẻ cho khách mang ra Hà Nội bán".

Trồng hoa ly phải trải qua nhiều công đoạn, trong đó khâu quan trọng là chọn củ giống (Ảnh: Vietnambiz)

Cả phường Tây Tựu hiện có khoảng 3.200 hộ trồng và kinh doanh, buôn bán hoa, chiếm 60% số hộ trên địa bàn phường. Những năm gần đây, Tây Tựu không chỉ là làng trồng hoa chuyên canh lớn nhất cho Thủ đô, mà còn trở thành đầu mối cung cấp hoa lớn cho nhiều địa phương lân cận, vào những dịp lễ đặc biệt. Hoa Tây Tựu còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 

Từ 12h đến 1-2 giờ sáng là thời điểm chợ hoa Tây Tựu họp.  Hoa của dân làng và hoa từ Đà Lạt sẽ được mang đến chợ để giao dịch. Từ đây, hoa được các đầu mối chở bằng xe tải nhỏ phân phối đến các chợ hoa lớn khắp thành phố như chợ hoa Quảng Bá, chợ hoa Hà Đông,…và tiếp tục được chuyển đi tới các cửa hàng khắp thành phố . 

Quá trình đô thị hóa khiến diện tích trồng hoa của làng Tây Tựu ngày càng bị thu hẹp, năm 2020 chỉ còn khoảng 290 héc- ta. Trong khi một số người dân tìm cách chuyển đổi nghề, thì những hộ gia đình có điều kiện về vốn lại đi thuê đất ở những địa phương khác, mở rộng diện tích đất trồng hoa.

Năm 2020, diện tích đất trồng hoa ngoài làng Tây Tựu  vào khoảng 500 héc ta và dự kiến sẽ tăng thêm 50 héc-ta vào năm tới. Nhiều người nông dân trăn trở, trong khi người dân Tây Tựu không có đất để trồng hoa, thì nhiều diện tích đất nông nghiệp ở các địa phương lân cận  lại bị bỏ không, muốn thuê cũng không dễ dàng. 

Chia sẻ  về định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới, ông Đặng Trần Phi - Chủ tịch phường Tây Tựu cho biết, sẽ vẫn duy trì làng nghề truyền thống kết hợp với phát triển du lịch.

Ông Phi tin tưởng, với những kinh nghiệm trồng hoa lâu năm , dù hoa được trồng ở đất của địa phương khác vẫn đảm bảo chất lượng hoa: 

"Tây Tựu đã phát triển làng hoa rất lâu. Từ kinh nghiệm của bà con đã chăm sóc và sản xuất cây hoa đa, hiện nay thị trường cung cấp cho các địa phương đảm bảo chất lượng và nếu để xuất khẩu thì cần đầu tư một cách khoa học hơn nữa. Theo định hướng của quận Bắc Từ Liêm sẽ phát triển tuyến du lịch tâm linh gồm có Chèm, đình Cát và phường Tây Tựu. Chúng tôi cũng sẽ thành lập Hội sản xuất hoa truyền thống Tây Tựu và sau đó có kế hoạch dài hơn để duy trì và phát triển làng hoa truyền thống".

Nếu có dịp đến thăm làng hoa Tây Tựu,  bạn nhớ dành thời gian đến thăm đình Đăm hay còn gọi là Đình Tây Tựu, công trình kiến trúc cổ kính được xây dựng từ thời Lê. Đình thờ tướng Đào Trường tức thánh Bạch Hạc Tam Giang, là người có tài kinh bang võ nghệ cao cường, được tiến cử làm thổ lệnh trường, cai quản quận Sơn Nam.

Nếu đi vào dịp 10/3 Âm lịch, quý vị và các bạn có thể được chứng kiến lễ hội Bơi Đăm truyền thống được tổ chức 5 năm một lần. 

“Làng Đăm có hội bơi thuyền

Có lò đánh vật lưu truyền từ lâu ”…

Tags:
Ý kiến của bạn
Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.

Hàng loạt xe bắt khách dọc đường sa lưới CSGT

Hàng loạt xe bắt khách dọc đường sa lưới CSGT

Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.

Khi yêu thương được sẻ chia

Khi yêu thương được sẻ chia

Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sẽ khởi công Dự án đường nối KĐT Đồng Tàu đến đường Giải Phóng đầu tháng 12/2024

Sẽ khởi công Dự án đường nối KĐT Đồng Tàu đến đường Giải Phóng đầu tháng 12/2024

Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.

// //