Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Hạn chế tốc độ trong đô thị: Kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Hải Hà: Thứ bảy 23/11/2024, 06:10 (GMT+7)

Chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, gia tăng nguy cơ tử vong và chấn thương tai nạn giao thông.

Nhiều đô thị trên thế giới đã thực hiện quy định hạn chế tốc độ tối đa trong đô thị và khu vực qua cổng trường học để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn cho người tham gia giao thông. 

PV VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện với bà Claudia Adriazola-Steil - Phó Giám đốc Di chuyển Đô thị Toàn cầu và Giám đốc, Sức khỏe & An toàn Đường bộ, Trung tâm WRI Ross vì các Thành phố Bền vững về những kinh nghiệm hạn chế tốc độ của thành phố New York, Mỹ.

PV: Xin bà chia sẻ kinh nghiệm của các đô thị trên thế giới trong việc kiểm soát tốc độ trong đô thị?

Bà Claudia Adriazola-Steil: Hiện nay, nhiều đô thị đang có quy định hạn chế tốc độ. Thực tế, tại thành phố New York, Mỹ, tốc độ hạn chế là 20 dặm/giờ, tương đương khoảng 35km/h. Ở các thành phố lớn như Sao Paulo, Bogota, và Accra cũng đang áp dụng quy định hạn chế tốc độ. Việc quy định tốc độ giới hạn đó dựa vào số lượng phương tiện trong thành phố.

Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng quy định tốc độ 30 km/h là khả thi và nếu làm được thì sẽ khiến các thành phố trở nên đáng sống và an toàn hơn. Chúng tôi thấy rằng thành phố Paris hiện tại giới hạn tốc độ là 30 km/ giờ và chúng tôi có nhiều thành phố ở Anh và Bỉ đang thực hiện giảm tốc độ. Vì vậy tôi nghĩ, các nước đang phát triển cũng có thể làm được.

Ảnh: Lê Tùng

Ảnh: Lê Tùng

PV: Vậy, thành phố New York đã sử dụng những công cụ gì để có thể triển khai hiệu quả quy định hạn chế tốc độ?

Bà Claudia Adriazola-Steil: Với quy định giảm tốc độ trong đô thị xuống còn 20 dặm/giờ, cả thành phố sẽ phải di chuyển với cùng một tốc độ, điều này rất quan trọng. Để thực hiện quy định này, thành phố New York chuẩn bị một chương trình đầy đủ với hệ thống camera tốc độ để phát hiện các trường hợp chạy quá tốc độ. Đây là yếu tố rất quan trọng để giám sát quá trình thực thi của người tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, thành phố có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và đầy đủ thông tin. Ở đó có những biển báo, báo hiệu cho người sử dụng phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, xe đạp...) nhận biết được các khu vực cần phải giảm tốc độ. Trong quy hoạch không gian, thành phố phải bố trí, sắp xếp giảm không gian của ô tô, để nhường không gian cho người đi bộ và người đi xe đạp. 

New York cũng thiết kế những lối sang đường ngắn cho người đi bộ để họ cảm thấy an toàn hơn khi băng qua đường. Thành phố có hẳn một chương trình đầy đủ về “rẽ trái”, vì khi bạn rẽ trái, bạn sẽ nhìn thấy trong thành phố có rất nhiều người tử vong do rẽ nhanh và ẩu.

Vì thế họ sẽ có ý thức rẽ chậm hơn để quan sát xem có ai đang đi sang đường không. Ngay như chính tại tòa nhà này, bạn cũng có thể quan sát được những điểm giao, những sự can thiệp, thiết kế có chủ đích trong hệ thống giao thông đường bộ.

Ảnh: Lê Tùng

Ảnh: Lê Tùng

PV: Bà có khuyến nghị nào cho các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng trong kiểm soát tốc độ trong đô thị?

Bà Claudia Adriazola-Steil: Ở Việt Nam có nhiều tuyến đường trục chính, có bề mặt đường rộng, nhiều làn đường nên tỷ lệ tai nạn giao thông và số người tử vong, bị thương cũng rất cao. Tôi khuyến nghị, Việt Nam nên xem xét, nghiên cứu thiết kế lại những tuyến đường trục chính theo hướng phục vụ cho mọi đối tượng cả người đi xe đạp, đi bộ, chứ không nên chỉ phục vụ các phương tiện cơ giới. Các bạn có thể cân nhắc đến việc cứ 200m, lại thiết kế lối sang đường dành riêng cho người đi bộ.

Chúng ta đang ở thời đại công nghệ, có hệ thống đèn giao thông rất tốt, giúp các phương tiện không phải chờ đợi lâu mà người đi bộ cũng có thời gian để có thể băng qua đường an toàn. Tôi nghĩ việc quy định tốc độ trong đó bao trùm mọi đối tượng, từ người điều khiển phương tiện giao thông cho tới người đi bộ, đi xe đạp, những người dễ bị tổn thương là rất quan trọng.

Tốc độ rất quan trọng. Chạy quá tốc độ cướp đi mạng sống của con người. Nếu phương tiện chạy với tốc độ 30 km/h, chỉ có 10% nạn nhân là người đi bộ/ đi xe đạp có nguy cơ tử vong, nhưng nếu tăng tốc độ lên 50 km/h, nguy cơ tử vong tăng lên 80%. Do vậy, yếu tố tốc độ phương tiện cần phải được quan tâm hơn cả. Mặc dù đây là một thách thức không nhỏ do nhiều người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy không hợp tác nhưng đây là việc cần phải làm.

Chúng ta có thể bắt đầu quy định tốc độ trong đô thị ở mức 50km/h và 30km/h ở khu vực trường học, bệnh viện, khu vực có mật độ dân cư lớn hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao.

Để có thêm nhiều hơn vạch qua đường cho người đi bộ, chúng ta phải có sự phối kết hợp giữa các bên lực lượng cảnh sát, các đơn vị tài chính liên quan vì cần phải có tài chính mới triển khai được; tiếp đến là đơn vị hạ tầng, môi trường.... Tôi nghĩ sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan là rất quan trọng, có vai trò quyết định trong việc thực hiện các giải pháp.

PV: Xin cảm ơn bà!

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.

Chính sách đầu tư cho hạ tầng của Donald Trump sẽ thay đổi ra sao sau khi nhậm chức?

Chính sách đầu tư cho hạ tầng của Donald Trump sẽ thay đổi ra sao sau khi nhậm chức?

Với việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống, trước ngày nhậm chức 20/1/2025, chính quyền Biden được cho là đang có những bước "chạy nước rút" để phân bổ hàng tỷ USD tiền đã được cấp.

Cổ phục xuống phố

Cổ phục xuống phố

Dù đã gần một tuần trôi qua nhưng những hình ảnh của Ngày hội cổ phục Việt Nam diễn ra ngày 17/11 vừa qua tại phố đi bộ Hồ Gươm vẫn gây sốt trên nhiều diễn đàn mạng xã hội.

Đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025

Theo Bộ Tài chính, mục đích của việc giảm thuế giá trị gia tăng trong nửa đầu năm 2025 là để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp.

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.