Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Nhảy dù vào điện cao thế và bài học cần lưu ý

PV: Thứ sáu 22/11/2024, 19:59 (GMT+7)

Những ngày gần đây liên tiếp xảy ra những vụ người chơi dù lượn vướng vào đường dây diện, gây nguy hiểm cho chính người chơi dù lượn cũng như lưới điện khu vực.

Trước tình trạng trên, mỗi người chơi dù lượn cần lưu ý khi tham gia bộ môn này, đồng thời cơ quan chức năng cũng cần có chế tài mạnh mẽ hơn để xử phạt những đối tượng vi phạm.

Ngày 11/11, Xí nghiệp Lưới điện cao thế Hòa Bình đã đề nghị cơ quan công an xử lý nghiêm vụ việc vi phạm của Đội Dù lượn thành phố Hà Nội và cá nhân vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.

Cụ thể, vào lúc 15h05 ngày 9/11, Xí nghiệp Lưới điện cao thế Hòa Bình nhận được tin báo có người nhảy dù lượn vướng vào đường dây 110kV lộ 172 E10.9 Xuân Mai – 172 E19.5 tại khoảng cột số 54 đến 55.

Vụ việc này đã làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc cấp điện và an toàn vận hành lưới điện, làm mất trật tự an ninh trên địa bàn.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhảy dù lượn vướng phải đường dây điện. Trước đó, khoảng 12h15 ngày 20/10, trên địa bàn xóm Quyết Tiến, xã Quang Tiến (Hòa Bình) xảy ra vụ việc một vận động viên nhảy dù trong quá trình tiếp đất đã bị mắc vào đường dây điện 35kV. Người này bị treo lơ lửng trên không trung trong nhiều giờ. Để đảm bảo an toàn cho công tác giải cứu, lực lượng chức năng đã phải tiến hành cắt điện trên địa bàn toàn xã Quang Tiến.

Tổng công ty Điện lực miền Bắc khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm các quy định về hành lang an toàn lưới điện, quy định sử dụng điện an toàn, tiết kiệm… Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Ngành điện mong muốn có sự chung tay của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền cho người dân biết về những nguy hiểm của hành vi này, đồng thời mong mỗi người dân sẽ tự nâng cao ý thức về vấn đề này.

Việc dù lượn vướng vào đường dây đã vi phạm Mục 3 Điều 4 Nghị định số 14/2014 ngày 26.2.2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Điện lực về an toàn điện. Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm theo điều 4, Nghị định 14/2014/NĐ-CP bao gồm:

1. Trộm cắp hoặc tháo dỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.

2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.

3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.

Dù lượn là một môn thể thao mang rất nhiều yếu tố mạo hiểm, đòi hỏi người chơi phải nắm vững những lưu ý an toàn để đối phó với những bất ngờ xảy đến trên bầu trời.

1. Kiểm tra kỹ thiết bị trước khi cất cánh

Trước khi bay, bạn nên cùng huấn luyện viên hoặc những người có chuyên môn kiểm tra toàn bộ các thiết bị có liên quan để chắc chắn rằng những thiết bị ấy sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình bay. Chỉ một chiếc quai mũ bảo hiểm bị lỏng, một dây dù bị sờn… đều có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp phải những tai nạn đáng tiếc.

2. Quan tâm đặc biệt đến yếu tố thời tiết

Tốc độ gió và thời tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và an toàn của buổi bay. Hầu hết vòm dù được thiết kế có tốc độ cao nhất là 40 km/h, nên nếu tốc độ gió đạt khoảng 30 km/h, bạn nên thu dù đợi đến ngày khác thời tiết thuận lợi hơn. Ở địa hình đồi núi, tốc độ gió còn ảnh hưởng đến độ an toàn hơn gấp nhiều lần và bạn phải đối mặt với những bất trắc, rủi ro cao hơn.

3. Hiểu rõ điểm bay

Ở dưới mặt đất, bạn có thể hỏi đường, thăm dò và lựa chọn đường đi, nhưng khi đã ở trên bầu trời, bạn chỉ có một mình để phán đoán. Vì vậy, nếu bay ở điểm mà bạn chưa từng bay qua, hãy nghiên cứu kỹ trên internet để tìm mọi thông tin và nắm chắc về điểm bay này. Đồng thời, cần trao đổi với những người am hiểu tường tận địa hình ở đây, những người đã có kinh nghiệm bay trước đó để nắm rõ những mối nguy tiềm tàng và những gì cần phải để mắt tới. Điều nên làm là hãy nói cho họ biết trình độ bay và kinh nghiệm của bản thân để có những thông tin và lời khuyên quý giá.

4. Rõ ràng, dứt khoát trong mọi quyết định

Nếu còn lăn tăn bất kỳ điều gì về sự an toàn, câu trả lời đưa ra luôn là “không”. “Có thể”, “có lẽ” và những từ ngữ tương tự hoàn toàn không có trong khái niệm dành cho phi công dù lượn.

5. Biết rõ sức mình tới đâu

Nắm rõ điểm mạnh điểm yếu, lường trước những rủi ro có thể xảy ra với bản thân và biết tự lượng sức mình là vô cùng quan trọng. Vì trình độ bay của mỗi người là không giống nhau nên bạn không nên cố gắng thực hiện các động tác cơ động phức tạp chỉ vì nhìn thấy người khác làm được một cách dễ dàng, trừ khi bạn đã được huấn luyện thành thục và tự tin vào khả năng của mình.

6. Bảo quản và chăm sóc trang thiết bị

Dây dù cần được kiểm tra về tình trạng hao mòn, chùng hay giãn. Đối với vòm dù, thông thường khoảng sau 2 năm, phải đem vòm dù đi kiểm tra mức độ thẩm thấu khí của vải dù, đo độ sờn của các dây dù... Tuổi thọ của vòm dù phụ thuộc vào số giờ bay. Thông thường sau khoảng 250 - 300 giờ phơi nắng, vải dù sẽ nhũn và để không khí lọt qua nhiều hơn, nên khó cất cánh hơn và kém an toàn hơn. Sau thời gian này người chơi nên nghĩ đến việc thay dù mới cho an toàn.

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Chạy nước rút hoàn thành Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa bàn quận 7 (TP.HCM) là một trong những dự án được lãnh đạo Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để hoàn thành, đưa vào thông xe nhánh hầm còn lại trong năm nay.

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Cho thuê vỉa hè và mở rộng trông xe dưới lòng đường: Hà Nội đang hướng tới điều gì?

Hà Nội đang thực sự hướng tới điều gì; có mâu thuẫn gì giữa cách làm hiện tại với mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế ùn tắc đặt ra lâu nay?

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

10 sự kiện giao thông nổi bật 2024

Trong một năm 2024 có nhiều biến động, lĩnh vực giao thông cũng có nhiều xáo trộn, đổi thay mạnh mẽ. Có những điểm chấm phá, cũng có những đột phá, mở đường, song cũng có những tồn tại, những sụt giảm về tính hiệu quả… trong dòng chảy sự kiện của ngành GTVT. Hãy cùng VOVGT điểm lại những sự kiện này.

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Nghỉ việc nhà nước vì “muốn có thời gian cho gia đình, không muốn nghèo ổn định”

Mới ra trường, chị Ngân cũng đi làm ở khối tư nhân. Nhưng vì nhiều việc và quá bận rộn, lại đến tuổi kết hôn, sinh nở, chị tìm việc hành chính trong nhà nước để… nhàn hơn, có thêm thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, sau 14 năm, chị thấy công việc nhà nước không còn phù hợp nữa.

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Phố đêm lấp lánh, phố ngày rác lộ thiên

Được xây dựng với kinh phí 200 tỷ đồng, Hồ Bún Xáng ở TP. Cần Thơ được kỳ vọng là công trình giúp tăng lưu lượng dự trữ nước, chống ngập và làm khu ẩm thực-giải trí sầm uất về đêm.

Cổng thông tin hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử

Cổng thông tin hỗ trợ người nộp thuế trên các sàn thương mại điện tử

Mới đây, Tổng cục Thuế đã công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng kí, kê khai, nộp thuế.

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

An toàn tiêu dùng dịp cuối năm: Câu chuyện chưa bao giờ cũ

Cuối năm, thời điểm Tết Nguyên Đán cận kề, hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc lại “thừa cơ” tung hoành, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.