Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những bể bơi 'ngủ hè' triền miên

Phóng viên - 24/07/2021 | 16:15 (GTM + 7)

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang khiến các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, trong đó có bơi lội. Hàng loạt bể bơi ở đô thị phải đóng cửa. Với trẻ em, không những mất đi một trong những thú vui lớn nhất mùa hè

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mọi năm, sau khi tổng kết năm học thì bố mẹ cháu hay đăng ký cho cháu đi bơi để hoạt động thể thao vào mùa hè, nhưng năm nay và năm trước thì dịch bệnh kéo dài quá, các bể bơi bị đóng cửa, phải ở nhà nhiều cháu thấy rất khó chịu.

"Bơi thì mình thích bơi từ lâu rồi, đã quyết tâm hè này".

Với thời tiết nắng nóng của mùa hè, được thỏa sức ngâm mình, vẫy vùng trong làn nước mát lạnh của bể bơi là ao ước của mọi người, nhất là trẻ nhỏ. Nhưng đã hai mùa hè gần đây, khi làn sóng COVID-19 trở đi trở lại, ao ước đó đã không thể thành hiện thực. Trong khi đó, khu vui chơi, công viên, bãi biển hầu hết đều phải đóng cửa. Trẻ em gần như chỉ ở trong nhà.

Tình trạng “ngủ hè” triền miên khiến hàng chục bể bơi tại Hà Nội thiệt hại rất lớn, đặc biệt là các bể bơi bốn mùa. Theo tính toán, 70% doanh thu của các bể bơi đến từ 3 tháng hè – thời điểm nhu cầu bơi và học bơi của người dân cao nhất trong năm.

Bể bơi không đón khách, đương nhiên, các giáo viên dạy bơi như chị Vũ Thị Minh Thư và anh Vi Văn Lẫm, ở Q. Hai Bà Trưng Hà Nội, cũng thất nghiệp:

“Giáo viên bên mình không có thu nhập từ dậy bơi nên đã phải đi bán hàng, chạy Grab, ship hàng. Mình đã theo nghề này từ nhỏ, sau khi làm VĐV thì mình đi dậy. Thực sự là nếu cứ kéo dài như thế này thì không biết mình còn có thể gắn bó với nghề được không".

"Phải nghỉ như này thì bọn mình ai cũng nhớ nghề. Được xuống nước dậy các bé bơi là thấy thích rồi. Hè này chỉ có ăn vói ngủ ở nhà thì chán, thấy cuồng chân rồi. Giờ mà nghỉ dài dài thế này thì rất buồn".

Ông Phạm Ngọc Trung (Phải) cho biết, dịch bệnh khiến nhiều gia đình phải gác lại kế hoạch cho con đi học bơi, vốn thuận lợi nhất trong kỳ nghỉ hè. Vì vào năm học, các con lại tất bật đèn sách

Không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu thư giãn, rèn luyện sức khỏe của người dân, mà việc dạy bơi phòng chống đuối nước cho trẻ em bị gián đoạn.

Theo ông Phạm Ngọc Trung, Giám đốc Dự án Phổ cập bơi, Công ty CP Thể thao và giải trí Bằng Linh, dịch bệnh khiến nhiều gia đình phải gác lại kế hoạch cho con đi học bơi, vốn thuận lợi nhất trong kỳ nghỉ hè. Vì vào năm học, các con lại tất bật đèn sách:

“Cũng giống như đến tuổi trẻ đi học lớp 1, mỗi năm có 1 lứa trẻ em cần phải học bơi. Nhưng dịch bệnh thế này đành phải chờ đến sang năm. Mà sang năm thì có thể đã qua lứa tuổi lý tưởng để các em học bơi thì sẽ khó khăn hơn. Thứ hai cũng có thể do kinh tế. Sang năm nếu dịch bệnh có lắng xuống thì kinh tế bị ảnh hưởng, thì các bố mẹ cũng sẽ cân nhắc, cắt giảm nhu cầu học bơi thì các em cũng lại thiệt thòi, thiếu đi kỹ năng phòng chống đuối nước".

Tuy nhiên theo ông Trung, các phụ huynh cũng không nên quá lo ngại nếu không thể cho trẻ học bơi trong mùa hè này. Dịch bệnh lắng xuống, bố mẹ có thể cho con học bơi mùa đông ở các bể nước ấm.

Còn trong giai đoạn hiện tại, dù thiệt thòi và khó khăn, điều cần nhất là sự hợp tác, tuân thủ quy định phòng dịch của các quản lý bể bơi và phụ huynh, để bảo vệ an toàn cho mình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh.

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Những người trẻ tiếp nước, “giải khát” cho miền Tây hạn mặn

Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt xâm nhập mặn vào sâu nội đồng cùng các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, hệ thống sông Tiền, sông Hậu.

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Đi tìm lời giải “An toàn giao thông trên cao tốc”

Sau 20 năm xây dựng, với hơn 2.000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, hệ thống giao thông nước ta đã tạo được bước đột phá chiến lược, vươn tới và khai phá những không gian phát triển mới, tạo động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Gia tăng TNGT trên cao tốc đến từ nhiều nguyên nhân

Năm 2024 được xem là năm bùng nổ của hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam, với hàng nghìn km đường cao tốc được đưa vào sử dụng. Bên cạnh hiệu quả và lợi ích của việc phát triển hệ thống đường cao tốc, thì rất nhiều thách thức mới cũng xuất hiện trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mở đường Láng rộng gấp đôi, cần phải làm gì?

Mới đây Sở GTVT Hà Nội có báo cáo UBND thành phố việc triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đường Láng), với tổng đầu tư trên 21.000 tỷ đồng.

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Garage tư nhân “mọc” trên vỉa hè

Những ngày hè tháng Năm này, hoa bằng lăng tím trổ bông dọc theo dòng Kim Ngưu khiến các cung đường phía Nam Hà Nội như duyên dáng hơn. Tuy nhiên, chút chất thơ đó không khỏa lấp được những bất cập trên vỉa hè khu vực này, khi người đi bộ thực sự bối rối với những chướng ngại vật không ngờ tới.

Quà chiều trên phố

Quà chiều trên phố

Cao điểm chiều, đó là thời điểm nhộn nhịp nhất của phố xá, khi dân công sở tan làm, học sinh sinh viên tan học, dòng người ngược xuôi trên phố trong sự sốt ruột, mau chóng để sớm trở về nhà sau một ngày lao động.

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Giao thông thông minh, cách tiếp cận để thúc đẩy giao thông bền vững

Để giải quyết những thách thức trong sự gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hoá thạch, giao thông công cộng chậm phát triển, các thành phố đứng trước cơ hội rất lớn trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề hướng tới giao thông bền vững và bảo vệ môi trường.

// //